Vai trò và tầm quan trọng của thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 30)

Thẩm định doanh nghiệp là thẩm định khả năng hiện tại và tiềm tàng của doanh nghiệp về sử dụng vốn cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Mục tiêu của thẩm định là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó. Có thể thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định doanh nghiệp thể hiện ở các điểm sau:

Thẩm định là cơ sở để lựa chọn khách hàng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động cho vay. Điều đó có nghĩa là ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng như khách hàng có, nó có thể dẫn tới lựa chọn sai khách hàng (rủi ro lựa chọn đối nghịch), những khách hàng có khả

năng trả nợ tốt lại bị từ chối, còn những khách hàng có khả năng trả nợ kém hơn lại được lựa chọn. Điều này có thể bị loại bỏ nếu như ngân hàng làm tốt việc thẩm định tín dụng. Thông qua việc phân tích đầy đủ về khách hàng trên tất cả các phương diện: tư cách pháp lý, uy tín, năng lực tài chính, quản trị điều hành... ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng chính xác.

Thẩm định giúp cho ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Khi tiến hành thẩm định doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp đạt được những tiêu chuẩn mà ngân hàng đặt ra thì ngân hàng sẽ quyết định tài trợ. Tuy nhiên, trong số những doanh nghiệp được cấp tín dụng thì khả năng hoàn trả của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, mức độ rủi ro là khác nhau. Đây chính là cơ sở để ngân hàng đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, yêu cầu hình thức bảo đảm tín dụng, mức độ giám sát khoản vay, trích lập dự phòng. điều đó sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Thẩm định giúp định giá khoản vay.

Không phải khoản vay nào cũng áp dụng một mức lãi suất như nhau. Việc áp dụng mức lãi suất như thế nào đối với từng khoản vay phụ thuộc vào phương pháp định giá khoản vay cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay như chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động tín dụng, thời hạn cho vay và mức độ rủi ro trong từng khoản vay, lợi nhuận ngân hàng đặt ra. Khoản vay nào có mức rủi ro cao hơn thì lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn. Thông qua thẩm định tín dụng giúp cho ngân hàng xác định được mức độ rủi ro của từng khoản vay để đưa ra mức lãi suất hợp lý. Việc đưa ra lãi suất hợp lý giúp cho ngân hàng thực hiện chính sách lãi suất công bằng với mọi khách hàng và là cơ sở để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và khách hàng.

Thẩm định giúp ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Cán bộ tín dụng sẽ biết được nhu cầu của doanh nghiệp, mục đích vay vốn, chu kỳ ngân quỹ, thu nhập hàng kỳ.thông qua quá trình thẩm định doanh nghiệp. Điều này làm cơ sở cho việc quyết định áp dụng kỹ thuật tín dụng nào, quy mô bao nhiêu, phương thức hoàn trả, kỳ hạn hoàn trả.

Thông qua thẩm định, ngân hàng sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, vì vậy ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng.

Giúp cho khách hàng thấy được vị thế của mình trên thị trường, khả năng cạnh tranh, thấy được tiềm lực của mình để trên cơ sở đó đưa ra biện pháp nhằm duy trì thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng thời cơ giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

Việc thẩm định khách hàng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp còn cho thấy những lợi ích mà ngân hàng và doanh nghiệp có thể có được sau khi thiết lập mối quan hệ giữa hai bên.

Chủ yếu lợi ích của hai bên đạt được là những lợi ích về tài chính và uy tín. Về phía ngân hàng, lợi ích mà ngân hàng có thể có là: gia tăng thu nhập từ đó tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng, thu hút được khách hàng. Còn về phía doanh nghiệp, những lợi ích mà doanh nghiệp có được khi vay vốn ngân hàng đó là doanh nghiệp không bị lỡ mất cơ hội kinh doanh, hoạt động hiệu quả hơn, gia tăng lợi nhuận.

Tóm lại, có thể thấy hoạt động thẩm định tín dụng giữ một vai trò quan trọng và hết sức cần thiết trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng. Nó chính là cơ sở để ra quyết định: cấp tín dụng hay không, thời hạn tín dụng, quy mô tín dụng, lãi suất. Đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

1.2.3 Chất lượng thẩm định trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Khái niệm

Chất lượng thẩm định tài chính là sự đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của ngân hàng trong hoạt động cho vay: nâng cao chất lượng các khoản cho vay, hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay với phương châm sinh lợi và an toàn của ngân hàng. Đặc biệt với khía cạnh tài chính là khía cạnh phức tạp và có ảnh hưởng lớn nhất trong việc ra quyết định của ngân hàng thì chất lượng của hoạt động thẩm định tài chính càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định tài chính , các cán bộ phải xem xét, đánh giá một cách khách quan những vấn đề có liên quan đến khía cạnh tài chính của một dự án đầu tư, để từ đó làm cơ sở cho lãnh đạo ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, giảm được xác suất sai lầm trong hai quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt

1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá

Thẩm định tài chính là một công cụ quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay, bên cạnh đó thẩm định tài chính đối với dự án còn là cơ sở để xác định số tiền cho vay, mức thu nợ, thời hạn hợp lý, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Với tính chất quan trọng của khâu thẩm định tài chính, cần phải có một hệ thống chỉ tiêu cụ thể, thống nhất trong hệ thống ngân hàng phản ánh chất lượng của công tác thẩm định. Dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đó, lãnh đạo các ngân hàng có thể đưa ra những quyết định cho vay chính xác, vừa bảo đảm tính an toàn của nguồn vốn cho vay, vừa đảm bảo khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một số chỉ tiêu cụ thể đánh giá chất lượng của công tác thẩm định tài chính

- Sự đầy đủ của các chỉ tiêu thẩm định

- Có phương pháp thẩm định thích hợp với từng dự án cụ thể

- Có hệ thống thông tin về khách hàng và về dự án được thu thập đầy đủ và chính xác

- Có đội ngũ cán bộ thẩm định làm việc trung thực, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng dự báo tốt các xu hướng , các rủi ro trong quá trình đầu tư dự án để có biện pháp phòng ngừa

- Thời gian thẩm định ngắn, chi phí thẩm định thấp

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 30)

w