Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 103)

Với vai trò là người quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của đất nước thì chính phủ và các bộ ban ngành liên quan cũng cần quan tâm đến việc hoàn

thiện công tác thẩm định dự án của các NHTM, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Chính phủ cần có giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm xếp hạng tín dụng và định giá doanh nghiệp, nhất là phần định giá thương hiệu.

Điều này vô cùng cần thiết ở nước ta, vì hiện nay hầu như chưa có tổ chức nào đủ uy tín cũng như kinh nghiệm để có thể đưa ra bảng xếp hạng doanh nghiệp cũng như định giá thương hiệu doanh nghiệp. Phần lớn việc định giá doanh nghiệp nói chung, định giá thương hiệu doanh nghiệp nói riêng đều được tiến hành bởi các tổ chức nước ngoài với chi phí rất cao. Nếu do một tổ chức trong nước đánh giá thì thường không đảm bảo tính khách quan, khoa học và chính xác. Phần đánh giá này thường rất khó đối với các ngân hàng vì nó mang tính định tính, phụ thuộc và kinh nghiệm của nhân viên. Việc có một tổ chức chuyên nghiệp được hình thành trong nước sẽ góp phần làm giảm rủi ro đạo đức của khách hàng mà ngân hàng sẽ cấp tín dụng, giảm chi phí và thời gian để xác định, đánh giá. Từ đó, góp phần hoàn thiện công tác thẩm định đối với KHDN tại các NHTM hiện nay.

Thứ hai: Chính phủ cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ, về định hướng hay các nhóm giải pháp kích cung hay kích cầu trong từng giai đoạn.

Việc này sẽ giúp các ngân hàng có được cơ sở lập kế hoạch tín dụng trong trung và dài hạn, từ đó đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như tránh được rủi ro do đầu tư sai hướng của ngân hàng, đây cũng sẽ là căn cứ cho các CBTĐ tiến hành thẩm định tính hợp lý của hồ sơ vay vốn.

Thứ ba: Chính phủ cần xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin.

Thông tin tin cậy về doanh nghiệp và tình hình kinh doanh là nhân tố quan trọng trong hoàn thiện công tác thẩm định. Theo đà phát triển của nền

kinh tế, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, tư vấn, đánh giá, mua bán thông tin doanh nghiệp...tổ chức này có thể thành lập dưới dạng một cơ quan Nhà nước hay do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc có thể là một công ty kinh doanh chuyên thu thập và bán các sản phẩm thông tin về doanh nghiệp của ngành kinh tế.

Bên cạnh đó cần có những quy định rõ ràng trong việc mua bán thông tin giữa Cơ quan tư vấn và Cơ quan thông tin này đối với ngân hàng.

Hiện nay, việc thu thập thông tin từ cơ quan Nhà nước là rất khó khăn. Vì vậy, Chính phủ cũng như các Bộ, ngành cần đưa ra quy chế phối hợp hoạt động giữa ngân hàng và cơ quan Nhà nước cũng như cơ quan chủ quản của khách hàng.

Thứ tư: T ăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tín dụng.

Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của đất nước. Nếu hoạt động Ngân hàng có hiệu quả sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và ngược lại. Do đó cần thiết Nhà nước phải tăng cường quản lý đối với hoạt động Ngân hàng trong đó chú trọng đến hoạt động tín dụng phải đảm bảo sự phát triển lành mạnh và hiệu quả. Để làm được điều này Nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và ổn định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng và công tác đánh giá khách hàng. Đi đôi với việc đó là tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của ngân hàng.

Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp quốc doanh độc lập tự chủ trong kinh doanh và có những chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp ngoài quốc doanh cùng phát triển. Đồng thời kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quốc

doanh, loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh.

Tuy nhiên, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động tín dụng của ngân hàng, phải để các ngân hàng được tự chủ trong vấn đề phát triển nghiệp vụ, nâng cao chất lượng kinh doanh. Mỗi quyết định đầu tư của ngân hàng phải dựa trên sự đánh giá của chính họ chứ không phải vì một sức ép phi kinh tế nào đó. Ngoài ra phải tách biệt giữa các khoản tín dụng chỉ định, ủy thác đầu tư do Nhà nước yêu cầu với các khoản tín dụng kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w