Nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở cho công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 41)

Nguồn thông tin đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng. Nếu thông tin không chính xác, đầy đủ thì kết quả phân tích sẽ đánh giá không toàn diện, thiếu chính xác. Điều này sẽ dẫn tới quyết định tín dụng sai lầm. Vì vậy, việc lựa chọn thông tin nào để khai thác một cách nhanh chóng, chính xác với chi phí thấp là điều hết sức quan trọng. Ngân hàng có thể sử dụng thông tin từ các nguồn sau:

- Thông tin từ hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp.

Tùy theo từng đối tượng và kỹ thuật nghiệp vụ khác nhau mà số lượng giấy tờ hồ sơ ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp là khác nhau. Bộ hồ sơ khách hàng cung cấp thường bao gồm:

+ Những tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng như: quyết định thành lập, điều lệ hoạt động, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng...

+ Những tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn tín dụng và khả năng hoàn trả vốn tín dụng của khách hàng, bao gồm các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính tối thiểu trong 3 năm gần nhất và các giấy tờ phản ánh các PASXKD/DAĐT.

+ Những tài liệu liên quan đến bảo đảm tín dụng hoặc điều kiện cấp tín dụng đặc thù như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với tài sản đảm bảo, văn bản xác nhận bảo lãnh của bên thứ ba....

- Thông tin lưu trữ tại ngân hàng.

- Thông tin qua phỏng vấn ban lãnh đạo, người lao động tại doanh nghiệp và bạn hàng của doanh nghiệp.

- Thông tin từ các nguồn khác

1.3.2. Nội dung công tác thẩm định khách hàng

Thứ nhất: Thẩm định n ăng lực pháp lý của doanh nghiệp.

Đánh giá tư cách pháp lý của khách hàng doanh nghiệp là công việc không thể thiếu trong thẩm định tín dụng vì nó đảm bảo rằng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được pháp luật thừa nhận, là cơ sở để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ tín dụng. Năng lực pháp lý của khách hàng là khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghĩa vụ trả nợ cam kết.

Doanh nghiệp được coi là có đầy đủ tư cách pháp lý khi:

- Được thành lập hoặc công nhận thành lập bởi một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Có tài sản riêng thuộc quyền quản lý (đối với doanh nghiệp quốc doanh) hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp chịu trách nhiệm độc lập về tài sản đó.

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý, có tên riêng và được nhân danh tổ chức mình tham gia các giao dịch kinh tế, có trụ sở riêng và con dấu riêng...

Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là tư cách pháp lý của người đại diện theo pháp luật của các pháp nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân cũng như các thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Như vậy, nếu doanh nghiệp không có tư cách pháp lý thì những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện đều không được Nhà nước chấp nhận và các văn bản do doanh nghiệp ký kết sẽ không có hiệu lực. Trong trường hợp doanh nghiệp không chứng minh được tư cách pháp nhân của mình thì ngân hàng nên từ chối cấp tín dụng để đảm bảo lợi ích của bản thân ngân hàng.

Thứ hai: Thẩm định tư cách, uy tín của doanh nghiệp.

Thẩm định tư cách, uy tín cho phép đánh giá ý chí trả nợ của doanh nghiệp, uy tín của khách hàng trong quan h ệ vay mượn với ngân hàng không chỉ ở chổ khách hàng sẵn lòng trả các khoản tiền vay cho ngân hàng mà còn phản ánh ý chí muốn kiên quyết nhằm thực hiện tất các các giao ước trong hợp đồng đã ký kết như hoàn trả lãi, gốc đúng kỳ hạn.Uy tín của doanh nghiệp được xây dựng trong một thời gian dài trong quan hệ không chỉ với ngân hàng mà còn với các đối tác kinh doanh, với người tiêu dùng. Khi xem xét tư cách của doanh nghiệp ngân hàng thường đánh giá về các vấn đề sau:

- Tìm hiểu xem các thông tin mà doanh nghiệp trình bầy có gì không nhất quán với những thông tin trong bộ hồ sơ mà doanh nghiệp đã cung cấp? - Những thông tin trong quá khứ: các hoạt động trong quá khứ của

doanh nghiệp chính là các tài liệu quan trọng cho thấy cách thức kinh doanh, phẩm chất, đạo đức và văn hóa trong kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó phản ánh chính xác tư cách cũng như uy tín của doanh nghiệp.

- Những lý lẽ mà doanh nghiệp thuyết phục ngân hàng để vay vốn có quá cường điệu và quá phi lý không trong điều kiện hiện tại?

- Uy tín của doanh nghiệp còn thể hiện ở lòng tin của các chủ thể kinh tế có quan hệ với doanh nghiệp trong kinh doanh: các bạn hàng, các tổ chức tài chính và các cơ quan Nhà nước.

- Ngoài ra, với những doanh nghiệp lần đầu tiên quan hệ với ngân hàng thì điều ngân hàng cần hết sức chú ý là phải tìm hiểu rõ xem tại sao doanh nghiệp lại tìm đến ngân hàng mình. Liệu đây có phải là doanh nghiệp đã bị các ngân hàng khác từ chối vì thiếu tư cách, uy tín trong quan hệ kinh doanh không? - Thẩm định, đánh giá thương hiệu doanh nghiệp.

Thứ ba: Thẩm định n ăng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thẩm định tài chính là việc thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin kế toán và thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng biến động, khả năng, tiềm lực của doanh nghiệp. Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai. Đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng xem xét có cho vay hay không? Mức cho vay là bao nhiêu?

Các chỉ tiêu chính mà ngân hàng cần thẩm định là: - Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán, bao gồm:

+ Hệ số thanh toán chung = Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả + Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

+ Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ & ĐTNH - Hàng tồn kho)/Nợ NH + Hệ số thanh toán lãi vay = LN trước thuế và lãi vay/Lãi vay phải trả - Nhóm hệ số cơ cấu vốn, bao gồm:

+ Hệ số nợ/VCSH = Nợ phải trả/VCSH

+ Hệ số tự tài trợ = VCSH/Tổng nguồn vốn + Hệ số tự tài trợ TSCĐ = VCSH/TSCĐ&ĐTDH - Nhóm hệ số hoạt động, bao gồm:

+ Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân + Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân + Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân + Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân

- Nhóm hệ số phản ánh khả năng sinh lời:

+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = Lợi nhận ròng/Doanh thu thuần + Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng/TTS bình quân

+ Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) = Lợi nhuận ròng/VCSH bình quân

Ngoài ra, cần phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như:

- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: việc đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép cán bộ thẩm định nắm được các thông tin:

+ Xác định lượng tiền do hoạt động kinh doanh mang lại trong kỳ đồng thời dự đoán lượng tiền mang lại từ hoạt động kinh doanh trong tương lai. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết dòng tiền vào ra thực tế trong kỳ của doanh nghiệp có phù hợp với mức vay và thời gian xin vay không?

+ Đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và trả cổ tức bằng tiền. Qua việc phân tích, ngân hàng xác định xem việc kinh doanh của doanh nghiệp có tạo đủ tiền để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng hay không?

+ Chỉ ra mối quan hệ lãi (lỗ) ròng và luồng tiền tệ. Trong thực tế vẫn có trường hợp khách hàng kinh doanh có lãi nhưng không có khả năng thanh toán nợ vì lưu chuyển tiền tệ bị thâm hụt trong một thời gian nhất định.

- Phân tích điểm hòa vốn: Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định được mức sản lượng tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được để có lợi nhuận, đồng thời giúp doanh nghiệp quyết định đầu tư hay không đầu tư vào sản xuất sản phẩm mới hay mở rộng, hiện đại hóa sản xuất. Việc phân tích điểm hòa vốn giúp biết được mức doanh thu an toàn mà doanh nghiệp phải đạt được.

Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản khi thẩm định về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tùy từng doanh nghiệp mà việc tính toán các chỉ tiêu là khác nhau. Năng lực tài chính của doanh nghiệp là một nội dung rất quan trọng trong công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp, nó phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp để có thể đối phó với những biến động và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Việc đánh giá chính xác sẽ là cơ sở để ngân hàng có quyết định đúng đắn trong cấp tín dụng với doanh nghiệp.

Thứ tư: Thẩm định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt khi sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt, thị phần của doanh nghiệp lớn, mạng lưới phân phối hoạt động hiệu quả.

Đánh giá cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức không hợp lý thì hoạt động của nó sẽ bị vướng mắc, chồng chéo hay ngừng trệ, gây tốn kém không cần thiết cho doanh nghiệp từ những bộ phận dư thừa. Ngân hàng đánh giá một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý là một doanh nghiệp có các bộ phận đáp ứng đúng các nhiệm vụ cần thiết trong hoạt động doanh nghiệp, có mối liên hệ thống nhất chặt chẽ giữa các bộ phận và có số lượng lao động trong mỗi bộ phận phù hợp với yêu cầu công việc.

Đánh giá các nguồn lực của doanh nghiệp:

Việc đánh giá năng lực kinh doanh phải xác định được doanh nghiệp có những điều kiện, thế mạnh gì tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.

+ Nguồn nhân lực: đó là yếu tố con người như trình độ văn hóa, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm.. .Đây là yếu tố vô cùng quan trọng cùng với sự phát triển của doanh nghiệp thì trình độ của người lao động cũng đòi hỏi phải được nâng cao.

+ Nguồn lực vật chất, kỹ thuật: đó chính là tài sản của doanh nghiệp bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng.

+ Nguồn lực tài chính: là sự vững mạnh, ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực quản trị của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp:

- Quản trị chiến lược

Trình độ hoạch định chiến lược là yêu cầu phải có của người lãnh đạo cấp cao: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị. Đây là đội ngũ cán bộ quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Xem xét năng lực quản trị của nhà lãnh đạo thông qua việc hoạch định các chiến lược kinh doanh, khả năng thu hút và sử dụng các nguồn lực, khả năng dự đoán những thay đổi trong tương lai, những thay đổi về môi trường hoạt động, nhu cầu khách hàng và những thay đổi khác có liên quan.

- Quản trị tổ chức

Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với quy mô, loại hình doanh nghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận phải rõ ràng và giữa các bộ phận phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

- Quản trị nhân lực

Xem xét các kế hoạch và tình hình thực hiện của các chính sách nhân lực: tuyển dụng, đào tạo và phân công lao động để tận dụng tối đa khả năng

của người lao động. Đảm bảo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới của doanh nghiệp.

Việc phân tích các mặt trên giúp ngân hàng đánh giá một cách tương đối chính xác năng lực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn và sinh lời cho khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp.

Thứ n ăm: Thẩm định môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Điều kiện môi trường kinh doanh là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường kinh doanh giúp cho ngân hàng thấy được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghệp gặp phải và trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn với doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô:

- Môi trường kinh tế: Thực trạng kinh tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, các yếu tố mà ngân hàng cần xem xét đó là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát và chính sách tiền tệ.

- Môi trường chính trị, pháp luật: Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách cũng như sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật là cơ sở kinh doanh ổn định và công bằng. Ngân hàng cần đánh giá các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào với doanh nghiệp.

- Môi trường công nghệ: Ảnh hưởng khá rõ nét tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm, do đó, đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất tránh nguy cơ lạc hậu. - Môi trường văn hóa - xã hội: Cần xem xét các yếu tố: độ tuổi, văn

hóa, trình độ học vấn, thói quen tiêu dùng.vì các yếu tố này ảnh hưởng tới nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp.

Môi trường vi mô

Phân tích môi trường vi mô chính là phân tích ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Cần phân tích được xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng của ngành và mức độ cạnh tranh, các nhà cung cấp và đối tượng khách hàng.

Cần phải đánh giá được điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp về rào cản ra nhập ngành, các đối thủ cạnh tranh, các ưu thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Đánh giá điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp qua sự biến động của các ngành kinh doanh. Đó là sự biến động trong từng ngành và chuyển đổi trong cơ cấu giữa các ngành với nhau. Thêm vào đó tìm hiểu về mối quan hệ của doanh nghiệp với các nhà cung cấp (sự đa dạng của các nhà cung cấp, nguyên vật liệu, uy tín của doanh nghiệp đối với họ...), với các khách hàng của doanh nghiệp (đối tượng khách hàng, lòng tin, mức độ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp..).

Thông qua việc đánh giá môi trường kinh doanh giúp cho ngân hàng thấy được tổng quát điều kiện môi trường kinh doanh của khách hàng, từ đó đánh giá được tính hiệu quả của các chiến lược do khách hàng đề ra.

Thứ sáu: Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Phương án kinh doanh:

PASXKD là kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn. Việc đánh giá phương án kinh doanh đóng vai trò quan trọng vì dòng tiền tạo

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh chương dương,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 41)

w