Các hình thức cho vay đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh phúc,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 29)

1.2.3.1. Căn cứ vào phương thức cho vay

16

thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. Hình thức cho vay này phù hợp với các khách hàng không có nhu cầu vay thuờng xuyên, không đủ điều kiện để cấp hạn mức, nhằm hỗ trợ cho sự thiếu hụt tài chính tạm thời.

Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây luu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận du nợ gốc của chu kỳ truớc tiếp tục đuợc sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhung không vuợt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức du nợ cho vay tối đa đuợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem x t xác định mức du nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức du nợ này.

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhung không quá 01 năm.

Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp

thuận cho khách hàng chi vuợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một

mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu

chi tối đa đuợc duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 tháng, khách hàng đuợc sử dụng du nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh truớc cho chu kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo nhung thời hạn cho vay không quá 03 tháng.

Cho vay tuần hoàn: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

- Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ du nợ gốc của

khoản vay;

- Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh;

- Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;

- Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận [17].

Ngoài các, còn có thể có các phương thức cho vay khác là sự kết hợp của các phương thức cho vay trên sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.

1.2.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: Là những khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. Đây thường là khoản tài trợ nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động và các mục đích chi tiêu trong ngắn hạn khác của khách hàng.

Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm. Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu là trang thiết bị máy móc, đầu tư cải tiến công nghệ và sản phẩm cho doanh nghiệp.

Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm. Đây thường là các khoản vay để doanh nghiệp phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản mới hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại.. .có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài [16].

1.2.3.3. Căn cứ vào ngành nghề kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế được chia thành nhiều ngành nghề khác nhau như: nông - lâm - ngư nghiệp, khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản. Mỗi ngành nghề kinh doanh lại có những đặc điểm, hình thức tổ chức khác nhau. Hiện nay, các ngân hàng thương mại phận loại ngành nghề theo các ngành nghề kinh tế chính như: nông - lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Ngân hàng thương mại thường căn cứ vào

18

ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, phân thành những nhóm khách hàng để thuận tiện cho việc quản lý, hoạch định chiến luợc kinh doanh [28].

1.2.3.5. Phân theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Cho vay có tài sản đảm bảo: Hình thức cho vay có tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng. Gồm có cho vay cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn, cho vay bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tuơng lai.

Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là khoản cho vay mà NHTM không nắm giữ tài sản của nguời đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng

buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng. Thông thuờng chỉ có những khách hàng có quan

hệ lâu năm với NHTM hoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà NHTM có tham gia góp vốn vào thì mới đuợc cho vay không có đảm bảo [27]

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh phúc,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w