Kiến nghị đối với các khách hàng doanhnghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh phúc,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 109)

Để cho vay giữa NHTM và các DNNVV thì không chỉ NHTM cần có những sự thay đổi mà bản thân khách hàng DNNVV cũng phải tự hoàn thiện và chủ động hơn để đáp ứng được những yêu cầu cho vay của NHTM.

Một là, DNNVV cần tăng cường tính lành mạnh và minh bạch về tài chính

Để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính của mình, DNNVV có thể áp dụng rộng rãi một chế độ kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành. Điều này sẽ tạo điều kiện cho NHTM tiếp cận các báo cáo tài chính của DNNVV một cách dễ dàng hơn, từ đó tạo

được niềm tin đối với NHTM. Bên cạnh đó, minh bạch tài chính chỉ có giá trị khi được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín. Vì vậy, DNNVV có thể mời các công ty kiểm toán độc lập định kì thực hiện kiểm tra tình hình tài chính và để hoạt động này trở thành một hoạt động thường niên của doanh nghiệp. Chi phí của việc thuê công ty kiểm toán độc lập là khá cao và không nhiều DNNVV hiện nay sẵn sàng chi trả cho khoản phí này. Tuy nhiên, khi làm được điều này, hình ảnh và uy tín của DNNVV đối với NHTM nói riêng và đối với các nhà đầu tư nói chung sẽ được cải thiện đáng kể. Một vấn đề quan trọng nữa trong việc minh bạch tài chính, đó là phải thay đổi quan niệm và ý thức của lãnh đạo cũng như nhân viên DNNVV. Bản thân DNNVV phải coi việc công khai minh bạch tài chính là quyền lợi để tạo các mối quan hệ hợp tác, là điều kiện để tiếp cận rộng rãi với thị trường dịch vụ tài chính. Có như vậy, DNNVV mới có thể hoạt động một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững.

Hai là, chủ động tiếp cận và nghiên cứu cơ chế chính sách của ngân hàng

- DNNVV cần chủ động trong việc tìm hiểu cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, các DNNVV hiện nay còn chưa thực sự chủ động tiếp cận nguồn vốn vay của NHTM. Rất nhiều trường hợp, DNNVV chỉ tìm đến vay NHTM khi không thể huy động được vốn từ nguồn nào khác. Nguyên nhân một phần do tâm lý ngại công khai minh bạch thông tin, nhưng cũng còn do DNNVV lo ngại thủ tục phiền phức và thời gian nhận được vốn vay lâu. Vì vậy, bản thân DNNVV phải thay đổi những định hướng sai lệch này và cần chuẩn bị cho mình những điều kiện đầy đủ, chủ động tìm đến với ngân hàng. DNNVV có thể xây dựng mối quan hệ với NHTM trước khi xin vay thông qua việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NHTM như quản lý ngân quỹ, trả lương cho công nhân viên qua tài khoản tại NHTM... Khi đã có được mối quan hệ với NHTM, DNNVV sẽ có thể trình bày những nhu cầu về vốn, khả năng của DNNVV và cũng như dự án đầu tư.

Mặt khác, DNNVV cũng cần tìm hiểu về các dịch vụ NHTM, nâng cao hiểu biết về chính sách và thủ tục cho vay của NHTM để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ,

88

giấy tờ của NHTM một cách sớm nhất, giảm bớt thời gian xem xét quyết định cho vay, nhờ đó, DNNVV cũng sẽ nhanh chóng nhận được nguồn tài trợ từ NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ thực tế hoạt động của Agribank Vĩnh Phúc nói chung cũng như hoạt động cho vay DNNVV nói riêng, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay DNNVV. Nếu thực hiện và triển khai được tốt các giải pháp trên thì Agribank Vĩnh Phúc không những nâng cao vị thế cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, tăng thu nhập của chính Agribank mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

KẾT LUẬN

DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các doanh nghiệp ở Việt Nam và không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp trong nền kinh tế: tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Những năm qua, hoạt động của các DNNVV dù đã có bước tiến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh cũng như trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ cần sự hỗ trợ rất lớn từ nguồn vốn vay của ngân hàng.

Agribank Vĩnh Phúc thời gian qua đã định hướng DNNVV là đối tượng khách hàng tiềm năng cần phát triển. Việc cung ứng sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng này phát triển rất mạnh trong những nằm trở lại đây, đặc biệt là hoạt động cho vay. Khối khách hàng DNNVV đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của Agribank Vĩnh Phúc. Chính vì lẽ đó, Ban Lãnh đạo ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược khách hàng DNNVV với định hướng thu hút mạnh mẽ đối tượng khách hàng này.

Trong quá trình nghiên cứu hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Vĩnh Phúc, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và phân tích thực tế hoạt động cho vay DNNVV tại ngân hàng nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản với hy vọng sẽ góp phần giải quyết phần nào những khó khăn và hạn chế trong hoạt động cho vay DNNVV tại đây, từ đó phát triển hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV. Kết quả, luận văn đã:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về DNNVV, phạm trù mở rộng cho vay DNNVV, vai trò của hoạt động cho vay DNNVV đối với nền kinh tế nói chung và NHTM nói riêng, từ đó khẳng định sự cần thiết phải mở rộng hoạt động cho vay với DNNVV.

- Đánh giá và phân tích thực cho vay DNNVV, từ đó rút ra những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay DNNVV tại Agribank Vĩnh Phúc làm cơ sở đưa ra các giải pháp.

90

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng quy mô cho vay DNNVV đi đôi với nâng cao chất luợng cho vay, phù hợp với định huóng phát triển DNNVV của Nhà nuớc và định huớng chiến luợc DNNVV của Agribank Vĩnh Phúc.

Mở rộng hoạt động cho vay là phạm trù khá rộng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, cùng với sự phát triển của kinh tế và những biến động khó luờng, hơn nữa bản thân nhận thức của tác giả cũng có những giới hạn nhận định, vì vậy luận văn này khó tránh khỏi thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà quản lý, đồng nghiệp và nguời đọc quan tâm để tác giả tiếp tục đuợc hoàn thiện đề tài ở cấp độ cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Nghiêm Văn Bảy (2010), Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Hồng Nhung (2014), Giáo trình Kinh tế vi mô I,

NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dần, Phạm Quỳnh Mai (đồng chủ biên) (2016), Giáo trình Kinh tế vi mô II, NXB Tài chính, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dần, Đỗ Thị Thục (đồng chủ biên) (2014), Giáo trình Kinh tế Vĩ mô II, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Đinh Văn Hải, Lương Thu Thủy (2014), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Tài chính, Hà Nội.

9. Phạm Văn Hồng (2009), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

10. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Kiều chủ biên (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hoài Lê (2013), Giáo trình Đầu tư Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Ngô Thị Thu Mai (2014), Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh

92 tế, Đại Học Kinh Te Quốc Dân, Hà Nội

14. Nguyễn Trương Thuẫn Man (2012), Mở rộng và phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hải Vân, Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, Đại Học Đà Nằng.

15. Phan Duy Minh, Đinh Trọng Thịnh (đồng chủ biên) (2012), Giáo trình Tài chính quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (đồng chủ biên) (2011), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

18. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2017), Quyết định số 226/QĐ-HĐTV-TD về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

19. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2017), Quyết định số 838/QĐ-NHNo-KHL về Quy trình cho vay đối với khách hàng pháp nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2017), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016, Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2017, Vĩnh Phúc.

21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2018), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017, Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018, Vĩnh Phúc.

22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2019), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018, Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019, Vĩnh Phúc.

23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, Vĩnh Phúc.

24. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại 93

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

25. Bùi Hữu Phuớc (2009), Sách Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 26. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp.

27. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Mạnh Hùng (2017), Cẩm nang Quản trị Rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Huyền Trang (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, Luạn văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

30. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2015), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

Tiếng Anh

31. Hempell, G. H., Simenson, D.G. (1999), Bank Management, Jonh Wiley, New York.

32. Sinkey, J. F. (2002), Commercial Bank Financial Management, Pearson Education, Inc, New Jersey.

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh phúc,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w