nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
1.3.4.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng
- Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: Yếu tố này có vai trò khá quan trọng. Thực tế chứng minh, nhiều NHTM tuy có đuợc những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ cạnh tranh không có nhu trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều khách hàng, vốn tự có lớn, thu nhận đuợc nhiều cán bộ giỏi. Song do cán bộ điều hành lãnh đạo không sắc sảo, nhậy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động ngân hàng theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhân viên đúng sở trường,... dẫn đến lãng phí nguồn lực ngân hàng mình có, giảm hiệu quả chi phí, tất
26
nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của ngân hàng. Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó thể hiện ở các mặt sau:
- Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiều khi đối với cả đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng phân tích và dự đoán: dự đoán chính xác những thay đối trong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Nó còn gồm các kỹ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏng đoán, quyết đoán trong công việc.
- Chính sách cho vay: Là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay hạn chế cho vay, đảm bảo mục tiêu kinh doanh của NHTM. Nếu có được chính sách cho vay đúng đắn và linh hoạt sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc ra các quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay hiệu quả, có thể đạt được nhiều mục tiêu đồng thời tránh được những sai làm trong hoạt động cho vay góp phần cải thiện mở rộng cho vay DNNVV.
- Khả năng huy động vốn:
Muốn mở rộng cho vay DNNVV thì NHTM cần thỏa mãn tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bởi vì khi nhu cầu vay vốn được thỏa mãn là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục, tái đầu tư mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng. Mà hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn thì nguồn vốn của ngân hàng phải lớn mạnh, khi nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng được mở rộng và mở rộng. Còn nếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho khách
hàng vay, ngân hàng sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tu, lợi nhuận của ngân hàng sẽ không cao và việc mở rộng hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Nhung nếu vốn quá nhiều, ngân hàng cho vay ít so với luợng vốn huy động (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiện tuợng tồn đọng vốn, luợng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của ngân hàng là quan trọng khi muốn mở rộng hoạt động cho vay.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Cho nên với những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn của mình nhân viên ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ cho ngân hàng. Nhân lực đuợc đào tạo bài bản, cùng với những kiến thức kinh nghiệm thực tế tích lũy đuợc sẽ có đủ khả năng đánh giá đuợc thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, phân tích đuợc dòng tiền của các dự án để từ đó có thể đua ra đuợc các quyết định chính xác khi đầu tu vốn cho các doanh nghiệp. Những nhân viên mới đuợc tiếp nhận vào ngân hàng cần phải tìm hiểu kỹ về môi truờng kinh doanh, về các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn để có thể tiếp cận và phân tích rõ đuợc trạng thái hoạt động của các doanh nghiệp truớc khi tiến hành đầu tu vốn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cở sở vật chất kỹ thuật cũng bị ảnh huởng đến mở rộng hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng đuợc thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho ngân hàng tụt hậu, kém phát triển không thu hút đuợc nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Nguợc lại việc trang bị đầy đủ các kỹ thuật phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí mà cả hai bên điều có thể chấp nhận đuợc sẽ giúp ngân hàng mở rộng khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay.
- Hoạt động Marketing của ngân hàng: Marketing là hệ thống các chiến luợc, biện pháp, chuơng trình hoạt động tác động toàn bộ đến quá trình tổ chức, cung ứng dịch vụ của ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Qua hoạt động marketing, khách hàng dễ dàng nắm bắt đuợc các thông tin, đặc điểm về sản
28
phẩm, từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một buớc giúp nguồn vốn vay ngân hàng đến gần hơn với các doanh nghiệp. Hoạt động marketing thực hiện tốt giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay, hỗ trợ nâng cao chất luợng các khoản vay.
1.3.4.2. Nhân tố ngoài ngân hàng
a. Nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp: Điều truớc tiên và mang tính quyết định đến quy mô vốn tín dụng của NHTM là nhu cầu vay vốn của DNNVV. NHTM sẽ không phát triển đuợc cho vay DNNVV nếu doanh nghiệp không có nhu cầu vay. Đối với một số DNNVV khả năng tài chính còn hạn chế, vốn cho vay hoạt động kinh doanh thuờng xuyên thiếu hụt về nhu cầu vay ngân hàng luôn tồn tại khách quan cùng với quá trình hoạt độn kinh doanh của ngân hàng.
Tính minh bạch về tài chính và trình độ quản lý của DNNVV: Khi tiến hành xem xét hồ sơ xin vay của DNNVV, việc NHTM quan tâm nhất là thẩm định tài chính doanh nghiệp và tính khả thi của dự án đầu tu. Với việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận với nguồn vốn của NHTM. Nguợc lại, nếu DNNVV không chứng minh đuợc tính minh bạch về tài chính cũng nhu đáp ứng đuợc các yêu cầu về hệ thống sổ sách kế toán, thì NHTM sẽ nghi ngờ khả năng trả nợ của DNNVV. Bên cạnh đó, trình độ của đội ngũ quản lý DNNVV cũng rất quan trọng, cho biết DNNVV đó có đang đuợc dẫn dắt bởi một bộ máy quản lí có năng lực và có tầm nhìn hay không. Đây là yếu tố thẩm định dựa trên lòng tin nhung có vai trò rất quan trọng trong quyết định cho vay của NHTM.
Khả năng xây dựng dự án đầu tư của DNNVV: Trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp, việc NHTM quan tâm hàng đầu là xem xét tính khả thi của dự án đầu tu mà DNNVV đua ra. Dự án đầu tu thể hiện kế hoạch doanh nghiệp dự định sử dụng vốn vay của NHMT, là căn cứ để sau này NHTM xem xét việc DNNVV thực hiện vốn vay đúng mục đích hay không, là cơ sở quan trọng hàng đầu trong việc NHTM quyết định cho DNNVV vay trung dài hạn. Vì thế, xây dựng một dự án đầu tu tốt sẽ tăng thêm niềm tin của NHTM đối với DNNVV. Nguợc lại, nếu
DNNVV thiết lập phương án sản xuất kinh doanh sơ sài, không có sự nghiên cứu trước về một số khả năng có thể xảy ra sẽ gia tăng rủi ro cho khoản vay, dẫn đến việc NHTM có tâm lí e ngại khi cho vay đối với DNNVV.
Hiểu biết của DNNVV về thủ tục và quy chế cho vay của NHTM: Trước khi lập hồ sơ vay vốn, DNNVV phải tìm hiểu về các thủ tục mà NHTM quy định. Từ đó DNNVV mới lập được bộ hồ sơ đúng theo tiêu chuẩn NHTM yêu cầu. Việc này giúp cả DNNVV lẫn NHTM đều tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tạo ra ấn tượng tốt cho NHTM về tác phong làm việc chuyên nghiệp của DNNVV, ảnh hưởng tích cực tới quyết định cho vay của NHTM.
Đạo đức của người đứng đầu doanh nghiệp vay vốn: Đạo đức của người đứng đầu doanh nghiệp là một yếu tố then chốt quyết định cho việc ngân hàng có thiếp tục cho vay hay không cho vay đối với khách hàng vay.
b. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ổn định được thể hiện ở chỗ: an ninh quốc phòng được giữ vững, không có các đảng phái chống đối lẫn nhau bằng bạo lực, không có các cuộc xung đột sắc tộc, người dân tuân thủ pháp luật... Do vậy, một môi trường chính trị ổn định sẽ kích thích đầu tư, các DNNVV sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và có khả năng tăng tường mở rộng sản xuất, từ đó, nhu cầu vay vốn cũng tăng lên.
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý là một trong những nhân tố cơ bản tác động đến việc phát triển cho vay DNNVV của các ngân hàng thương mại. Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành sẽ tác động trực tiếp tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNNVV. Bên cạnh đó, các khung pháp lý về cho vay DNNVV được nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp với mục tiêu của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng tới việc mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay DNNVV của các ngân hàng.
Môi trường kinh tế: NHTM và các doanh nghiệp đều cùng tồn tại trong một môi trường kinh tế với tư cách là các chủ thể của nền kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay. Ngoài ra, kinh tế ổn định còn giúp hoạt
30
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố biến động kinh tế bất lợi, doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết tín dụng, do đó việc mở rộng quy mô tín dụng cũng thuận lợi hơn.
Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng đối với DNNVV. Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của nền kinh tế giảm dẫn đến nhu cầu hàng hóa giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bị thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản. Điều này kéo theo hoạt động cho vay gặp khó khăn về tất cả các mặt: chất lượng cho vay không đảm bảo, vốn sử dụng không hiệu quả hoặc chậm trễ trả. Trong giai đoạn này, việc mở rộng quy mô cho vay rất khó thực hiện.
Các yếu tố kinh tế như lãi suất, lạm phát, tỷ giá cũng ảnh hưởn tới hoạt động tín dụng. Khi lãi suất, làm phát, tỷ giá tăng làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, DNNVV có thể sẽ thu hẹp sản xuất, hạn chế các khoản vay, từ đó ngân hàng không thể thực hiện được mục tiêu tăng trưởng dư nợ của mình.
Môi trường văn hóa - xã hội: bao gồm các tầng lớp dân cư, được đặc trưng bởi phong tục tập quán, trình độ dân trí và nhận thức của từng nhóm người. Nhận thức của các DNNVV ảnh hưởng đến trách nhiệm sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng hạn. Qua đó, nó ảnh hưởng đến tăng trưởng hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng.
Trmh độ phát triển và cơ sở hạ tầng của địa phương: Với chiến lược mở rộng quy mô, phát triển mạng lưới chi nhánh, gia tăng các điểm giao dịch, các ngân hàng thương mại luôn tới hướng tới việc khai thác tối ưu tiềm năng ở nhiều địa phương tại những khu vực khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, mỗi địa phương lại có những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội, đặc trưng về ngành nghề cũng như cơ sở hạ tầng khác nhau, tạo ra đặc điểm riêng chỉ có ở nơi đây. Chính vì vậy, với mỗi địa phương khác nhau, ngân hàng cần có chiến lược xây dựng phương hướng kinh doanh phù hợp, tiến hành khảo sát, phân loại khách hàng, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần hướng tới. Đối với hoạt động cho vay DNNVV, ngân hàng cần tìm hiểu kỹ đặc điểm về ngành nghề, điều kiện cơ sở hạ tầng của địa phương cũng như số lượng, vai
trò của các DNNVV trong cơ cấu kinh tế tại địa phương đó, từ đó phân tích khả năng phát triển cho vay DNNVV tại nơi đây.
Như vậy, hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố đều thể hiện những tác động khác nhau tới hoạt động cho vay. Do đó, các ngân hàng cần quan tâm và nhìn nhận một cách đúng đắn, đầy đủ tầm ảnh hưởng của các nhân tố này cũng như xu hướng biến đổi của chúng để đề ra những biện pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động cho vay đối với các DNNVV.