5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Yếu tố chủ quan
Môi trường của công ty
Chính sách của công ty: Công ty muốn thu hút nhân tài thường có chính sách đãi ngộ tài chính cao hơn, đầy đủ hơn, nhiều chế độ dành cho người lao động hơn các doanh nghiệp khác. Một số doanh nghiệp khác lại duy trì đãi ngộ tài chính ở mức trung bình, vì họ cho rằng như vậy vừa thu hút nhân tài, vừa đảm bảo vị trí cạnh tranh, không gây tốn kém chi phí. Một số doanh nghiệp còn lại cho rằng đãi ngộ tài chính là không cần thiết, gây tốn kém chi phí, vì vậy họ chỉ thực hiện những chính sách mà pháp luật bắt buộc, thậm chí còn cắt giảm những khoản đãi ngộ tối thiểu theo quy định của pháp luật: cắt giảm thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc, thời gian nghỉ các ngày lễ tết.
Văn hoá của công ty: Môi trường công ty tốt sẽ là tiền đề tốt cho hoạt động đãi ngộ tài chính. Tại các công ty có bề dày truyền thống văn hoá thì cán bộ công nhân viên thực sự được quan tâm, các chế độ đãi ngộ công bằng, thoả đáng và hợp lý. Ngược lại công ty mới thành lập, chưa có nhiều lịch sử truyền thống văn hoá thì đãi ngộ tài chính ít được chú trọng
Hiệu quả kinh doanh của công ty: Công ty có nguồn lực lớn, tình hình kinh doanh tốt sẽ có điều kiện thực hiện tốt công tác đãi ngộ tài chính. Doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện tốt đãi ngộ tài chính khi mà không có nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính. Công ty kinh doanh thành công thường chú trọng đến chính sách đãi ngộ tài chính hơn, trả lương, thưởng...cao hơn mức lương trung bình trong xã hội.
Cơ cấu tổ chức của công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty cũng ảnh hưởng đến cơ cấu tiền lương. Công ty lớn có nhiều cấp quản trị thì nhà quản trị cấp cao thường quyết định cơ cấu lương bổng, gây bất lợi cho nhân viên vì cấp cao ít đi sâu, đi sát nhân viên. Ngược lại công ty nhỏ, có ít cấp quản trị thì nhà quản trị trực tuyến thường quyết định cơ cấu lương, công nhân sẽ được hưởng mức lương hợp lý hơn cấp quản trị đi sâu, đi sát nhân viên hơn.
Bản thân nhân viên
Trình độ năng lực và thành tích của người lao động: Nhân viên có trình độ năng lực cao sẽ được hưởng đãi ngộ cao hơn người có trình độ năng lực thấp. Người có thành tích làm việc tốt sẽ được hưởng đãi ngộ cao hơn người có thành tích làm việc bình thường, hay không có thành tích gì trong công việc.
Kinh nghiệm và thâm niên công tác: Trước đây thâm niên là mấu chốt của mọi vấn đề lương bổng, đãi ngộ, thăng chức...Hiện nay quan điểm này đang dần thay đổi, thâm niên chỉ là một trong những yếu tố để xét đề bạt, tặng thưởng...Kinh nghiệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lương bổng đãi ngộ. Hầu hết các công ty đều dựa vào yếu tố này để tuyển chọn nhân viên và xét lương bổng, đãi ngộ. Người có kinh nghiệm, thâm niên công tác lâu năm được hưởng đãi ngộ cao hơn người có ít hoặc không có kinh nghiệm và thâm niên công tác. Người công tác lâu năm ngoài việc có bậc lương cao hơn họ còn được hưởng khoản phụ cấp thâm niên, trợ cấp nhà ở.
Lòng trung thành: Những nhân viên trung thành, làm việc lâu năm tại công ty được hưởng đãi ngộ cao hơn người khác, chủ yếu là dưới hình thức phúc lợi. Thời gian nghỉ được hưởng lương của họ sẽ dài hơn những người khác.
Tiềm năng của nhân viên: Những sinh viên trẻ tuổi mới tốt nghiệp ra trường tuy không có kinh nghiệm công tác nhưng họ lại vẫn được trả mức lương cao bởi họ có tiềm năng trở thành những người tài trong tương lai. Nhà quản trị giỏi là người nhìn thấy tiềm năng của người khác và biết cách sử dụng, phát huy tiềm năng đó phục vụ cho mục đích chung của công ty.
Bản thân công việc
Điều kiện làm việc: Người lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng đãi ngộ cao hơn người làm việc trong điều kiện bình thường. Người lao động làm việc tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, thiếu thốn phương tiện trang thiết bị kỹ thuật... thì được hưởng mức đãi ngộ cao hơn mức bình quân chung. Ngoài mức lương cao họ còn được hưởng những khoản phụ cấp khu
vực, phụ cấp thu hút...
Tính chất công việc: Với người lao động thì công việc là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức giao cho và phải hoàn thành. Tính chất của công việc khác nhau đòi hỏi những mức độ đãi ngộ tài chính cũng khác nhau. Công việc có tính chất quan trọng thì được hưởng những đãi ngộ cao hơn những công việc khác. Công việc có tính chất nguy hiểm, độc hại: cảnh sát, làm việc trong hầm mỏ, làm việc trong các nhà máy hoá chất gây độc...thì sẽ có đãi ngộ cao hơn những công việc không gây nguy hiểm, độc hại khác. Công việc có tính chất quốc gia, độc quyền: nhà bác học, ngành hàng không, bưu điện...sẽ có đãi ngộ cao hơn những công việc bình thường.
Yếu tố kỹ năng, trình độ và trách nhiệm mà công việc yêu cầu: Mỗi công việc đòi hỏi một mức độ kỹ năng, trình độ chuyên môn và trách nhiệm khác nhau. Vì vậy mà cũng có những mức đãi ngộ khác nhau. Công việc, đòi hỏi kỹ năng khéo léo, trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm đối với công việc cao thì được hưởng những đãi ngộ cao hơn những công việc yêu cầu trình độ thấp, không cần kỹ năng khéo léo cũng có thể làm được. Công việc quản lý yêu cầu kỹ năng, trình độ, trách nhiệm cao hơn công việc lao động tay chân, vì vậy nhà quản lý được hưởng đãi ngộ tài chính cao hơn công nhân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ TẠI VIETINBANK VÂN ĐỒN 2.1. Khái quát chung về huyện Vân Đồn và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn
2.1.1. Khái quát chung về Huyện Vân Đồn
Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng 50 km, cách Cửa Ông 7 km (theo đường tỉnh lộ 334 qua cầu Vân Đồn và bến phà Tài Xá). Huyện có diện tích tự nhiên là 551,3 km², trong tổng số 600 hòn đảo thuộc huyện thì có hơn 20 đảo có người ở và lớn nhất là đảo Cái Bầu. Dân số toàn huyện là trên 44.800 người, trong đó cư dân nông thôn chiếm trên 80%. Nền kinh tế của Vân Ðồn chủ yếu là kinh tế biển và khai thác khoáng sản bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch vụ du lịch biển, khai thác đá vôi, cát trắng. Thương nghiệp và Nông nghiệp trồng trọt thì nhỏ bé. Kinh tế lâm nghiệp suy giảm do khai thác cạn kiệt, tốc độ trồng lại rừng không theo kịp tốc độ khai thác.
Tuy nhiên, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn vừa được Thủ tưởng chính phủ phê duyệt, đến năm 2030 Khu kinh tế Vân Đồn trở thành đô thị Biển Đảo xanh, hiện đại, thông minh. Đồng thời là trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực với trọng tâm phát triển là ngành dịch vụ và các ngành nghề mới. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm qua Quảng Ninh đã và đang tập trung chuẩn bị cơ sở hạ tầng thiết yếu cho Khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai. Hàng loạt dự án, công trình trọng điểm như: Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long - Mông Dương; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn... đã được triển khai và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, các tuyến cao tốc kết nối Vân Đồn với các địa phương khác cũng có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng như: Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn dài 53,6km, tổng mức đầu tư 13.988 tỷ đồng đã đưa vào từ 1/2/2019; dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 80,2km với tổng mức đầu tư 12.650 tỷ đồng cũng sẽ triển khai
trong năm 2019.
Thực tế tại địa bàn huyện Vân Đồn hiện nay có khoảng 200 doanh nghiệp thực sự có hoạt động (trên tổng số trên 300 doanh nghiệp có thực hiện đăng ký kinh doanh) song phần lớn hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, manh mún trong một số lĩnh vực như thương nghiệp, dịch vụ lưu trú ăn uống, thu mua hải sản, trồng rừng và khai thác chế biến một số sản phẩm từ gỗ, và hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mới thành lập. Nhiều doanh nghiệp chủ yếu hoạt động dưới giác độ cá nhân của chủ doanh nghiệp và khoảng 2300 hộ gia đình với thu nhập trung bình 4 triệu đồng/tháng, trình độ dân trí phổ biến là tốt nghiệp Phổ thông trung học với khoảng 500 cửa hàng cửa hiệu, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là bán ngư cụ hậu cần nghề cá, buôn bán điện thoại, máy tính, nhà hàng ăn uống, buôn bán thủy hải sản, kinh doanh tại chợ Cái Rồng
2.1.2. Khái quát chung về VietinBank Vân Đồn
a. Khái quát chung về VietinBank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Căn cứ vào Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 14/11/1990 Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chính thức được thành lập vào ngày 03/07/2009 theo Giấy phép Thành lập và Hoạt động số 142/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103038874 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. VietinBank được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, NHTM Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 09 năm 1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty Nhà nước.
VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 155 chi nhánh (150 chi nhánh hỗn hợp và 05 chi nhánh Bán lẻ) trải dài trên 63
tỉnh, thành phố trên cả nước và trên 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. VietinBank có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào, 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, 07 Công ty hạch toán độc lập (Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn) và 3 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực).
VietinBank có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ JCB, VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh.
Với sứ mệnh lịch sử là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, VietinBank từng bước phát triển vượt bậc và vươn lên vị trí dẫn đầu NHTM tại Việt Nam với tổng tài sản đạt 503,5 nghìn tỷ đồng. VietinBank tự hào được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương độc lập hạng nhất nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập.
Mô hình tổ chức:
Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức của VietinBank
Hệ thống các phòng/ban chức năng tại Trụ sở chính và mạng lưới các chi nhánh Ban Điều hành
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
Các Ủy ban (UB):
1. UB Nhân sự, Tiền lương 2. UB ALCO 3. UB Quản lý Rủi ro 4. UB Chính sách 1. Hội đồng Tín dụng 2. Hội đồng Định chế tài chính 2
Ủy ban thanh toán Ban Thư ký HĐQT Phòng Kiểm toán nội bộ
Ban Kiểm soát
Khối Quản lý
rủi ro Khối Kinh doanh
vốn và Thị trường Các Phòng/Ban khác Khối Công nghệ Thông tin Khối nhân sự Chi nhánh Công ty con Khối Khách hàng Doannh nghiệp Khối Bán lẻ Khối Vận hành
b. Khái quát chung về VietinBank Vân Đồn
VietinBank Vân Đồn được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/03/2014, trụ sở tại số 251, tổ 1, khu 4, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện cơ cấu tổ chức gồm 8 phòng, ban chức năng (Ban Giám đốc, Phòng KHDN, Phòng Bán lẻ, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng dịch dịch Hạ Long) và 36 CBNV.
Với thị trường hoạt động chủ yếu ở Thị trấn Cái Rồng - khu hành chính của Huyện, đối tượng khách hàng VietinBank hướng tới là các doanh nghiệp và trên 8000 dân cư trú, sinh sống trong phạm vi 2-3km trung tâm của thị trấn (dọc theo hai tuyến giao thông chính là đường 334, đường Lý Anh Tông) và tại 11 xã lân cận.
Chức năng nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Chi nhánh
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của VietinBank Vân Đồn
- VietinBank Vân Đồn là chi nhánh thứ 6 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và là chi nhánh thứ 152 của hệ thống VietinBank. Với nhiệm vụ trọng tâm: tập trung vốn cho các dự án trọng điểm thuộc diện khuyến khích đầu tư tại Đặc khu kinh tế Vân Đồn như cơ sở hạ tầng, sân bay, cầu đường, nuôi trồng xuất khẩu thủy hải sản, cảng biển, điện nước, viễn thông theo chủ trương định hướng của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh; đẩy mạnh công tác huy động vốn; cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, kinh tế; nâng cao chất lượng
Giám đốc Phó giám đốc Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Bán lẻ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Hỗ trợ Tín dụng Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Tổng hợp Phòng giao dịch
dịch vụ, quản lý và kiểm soát tốt rủi ro, tạo điều kiện và phát huy tối đa sức sáng tạo, cống hiến của cán bộ người lao động… Sự ra đời của VietinBank Vân Đồn nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phát triển kinh doanh; phục vụ và đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh nói chung, Huyện Vân Đồn nói riêng thực hiện xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn theo chủ trương định hướng của Chính phủ. Đồng thời cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược của VietinBank với tương lai của huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh.
Là một chi nhánh của VietinBank nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn, VietinBank Vân Đồn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như :
+ Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn dành cho cá nhân, tổ chức với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn linh hoạt.
+ Hỗ trợ tài chính qua các hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, L/C…với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp.
+ Cung cấp các sản phẩm dịch vụ, phương tiện thanh toán : Thẻ ATM, Thẻ tín dụng, POS, ….tiện dụng, hiện đại.
+ Dịch vụ thanh toán: Nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền, nhận tiền kiều hối, các sản phẩm Ngân hàng điện tử,…với chi phí thấp.
+ Các dịch vụ khác như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu,