Kiến nghị với Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đãi ngộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vân đồn (Trang 95 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Kiến nghị với Vietinbank

Để Vietinbank Vân Đồn có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của Vietinbank. Những kiến nghị đó là:

- Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật các thông tin, quy định, các văn bản Pháp luật về chính sách đãi ngộ nhân sự để thực hiện đúng và hiệu quả, đó là các quy định về tiền lương tối thiểu, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ngày nghỉ lễ theo Nhà nước.

- Xây dựng định mức phù hợp đối với từng chế độ đãi ngộ đối với CBNV theo các quy định của Nhà nước.

nghiệp trong và ngoài nước có hệ thống quản trị chuyên nghiệp để đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ đãi ngộ đối với VBNV đảm bảo công bằng nội bộ và cạnh tranh với thị trường lao động, tạo động lực nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả công việc, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao trên thị trường và giữ chân người lao động có trình độ, năng lực và gắn bó lâu dài với NHCT. - Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên (KPI) cụ thể cho từng vị trí với những tiêu chuẩn và thang điểm rõ ràng để đánh giá đúng năng lực làm việc của từng cá nhân, từ đó có cơ chế lương thưởng phù hợp, cũng như xác định được những nhân viên có năng lực để có chính sách đãi ngộ thích hợp. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để có thể dễ dàng tính toán một cách chính xác và tự động các chỉ tiêu KPI để hỗ trợ chi nhánh trong công tác đánh giá KPI, giảm thời gian tác nghiệp trên phần mềm KPI, đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá, ghi nhận kết quả thực hiện công việc của cán bộ

- Xây dựng chính sách nâng lương theo kết quả đánh giá xếp loại theo quy định của NHCT, không trao quyền chủ động cho chi nhánh, đảm bảo tất cả người lao động đủ điều kiện đều được tăng lương, tạo động lực cho người lao động trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao.

- Xây dựng hệ thống cấp bậc công việc đối với các vị trí công việc, giao đơn vị được điều chỉnh để phù hợp với đặc thù từng đơn vị, đảm bảo mức lương được xếp phù hợp với từng vị trí công việc tại đơn vị.

KẾT LUẬN

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình, các ngân hàng cần phải quan tâm đến công tác đãi ngộ nhận sự. Một chương trình đãi ngộ toàn diện đảm bảo đầy đủ các thành phần sau: lương- thưởng, các khoản trợ cấp - phúc lợi, đãi ngộ thông qua môi trường làm việc và bản thân công việc. Điều quan trọng và khó khăn hơn cả là thông qua chương trình đãi ngộ, doanh nghiệp thể hiện như thế nào về sự công bằng, sự thỏa mãn nhu cầu của nguồn nhân lực; sự cân bằng, hợp lý giữa chính sách đãi ngộ tài chính và chính sách đãi ngộ phi tài chính trong từng giai đoạn biến đổi về thể chất và tâm lý của người lao động. Nguồn nhân lực được đáp ứng nhu cầu sẽ trở thành vũ khí cạnh tranh “bền nhất” cho doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, sử dụng công cụ đãi ngộ lao động là việc doanh nghiệp cần làm.

Trên cơ sở những nội dung cơ bản của công tác đãi ngộ, tôi đã nghiên cứu thực trạng công tác đãi ngộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn: Các chính sách, chế độ về lương thưởng, trợ cấp, phúc lợi và các chế độ khác, đánh giá những thực trạng hiện tại từ đó thấy được những thành công, hạn chế và đưa ra những giải pháp đối với Vietinbank Vân Đồn cũng như những kiến nghị, đề xuất hệ thống Vietibank, và Nhà nước để góp phần hoàn thiện công tác đãi ngộ.

Công tác đãi ngộ là một đề phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, hơn nữa thông tin và dữ liệu thu thập được cũng chưa toàn diện nên đề tài chưa được hoàn thiện. Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, các bạn bè đang quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Thùy Dương, Hoàng Văn Hải, Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học Thương Mại, Hà Nội, năm 2006.

2. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2007.

3. Ths. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, năm 2007.

4. PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Giáo trình Hành vi tổ chức,NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2003.

5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vân Đồn, Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Vân Đồn năm 2018.

6. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank năm 2018.

7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 355/2018/QĐ-TGĐ-NHCT1.1 V/v Ban hành quy định chế độ phúc lợi - đãi ngộ tổng thể đối với CBNV trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2018.

8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 356/2018/QĐ-TGĐ-NHCT1.1 V/v Ban hành quy định chi trả tiền lương trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2018.

9. http://text.123.doc.org,

10. http://www.sbv.com.vn,

11. https://www.vietinbank.vn/

12. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đãi ngộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vân đồn (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)