1.3.1. Quan điểm phát triển cho vay DNNVV của ngân hàng thƣơng mại
Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: phát triển là nói về sự vận động theo một xu hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ đã lỗi thời, nhưng không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc cái cũ.
Nếu như tăng trưởng chỉ là sự tăng lên về lượng thì phát triển là sự tăng lên cả về chất và lượng. Phát triển bao hàm trong nó cả sự tăng trưởng, là quá tr nh tăng tiến về mọi mặt của một vấn đề trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy, có thể hiểu, phát triển cho vay đối với DNNVV của ngân hàng thương mại là một khái niệm bao gồm cả sự mở rộng về quy mô cũng như sự thay đổi cơ cấu theo hướng hợp lý hơn, đồng thời nâng cao chất lượng các khoản cho vay DNNVV của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó:
+ Sự mở rộng quy mô cho vay DNNVV là sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp vay vốn, sự tăng lên về doanh số cho vay, dư nợ tín dụng trong cho vay DNNVV của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.
+ Sự thay đổi cơ cấu cho vay NNVV theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷ trọng cho vay DNNVV trong ngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn, hay sự thay đổi của tỷ trọng trong cho vay có tài sản trong tổng dư nợ… theo hướng ngày càng phù hợp hơn với xu thế phát triển của nền kinh tế.
+ Nâng cao chất lượng các khoản cho vay NNVV được thể hiện thông qua việc ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và thông qua các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ quá hạn thấp, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ nhỏ, các dự án được cấp tín dụng có tính khả thi cao, các khoản tín dụng được sử dụng đúng với mục đích khi cấp tín dụng…
1.3.2. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng thƣơng mại thƣơng mại
Trong xu hướng toàn cầu hóa chung của thế giới, các nước đang dần phá bỏ những hàng rào thuế quan, giảm dần sự bảo hộ cho thị trường nội địa trong nước. Chính vì vậy, để tăng năng lực và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì việc phát triển hoạt động cho vay đối với các NNVV là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp cũng như đối với bản thân các ngân hàng và cả nền kinh tế.
a, Giúp ngân hàng thương mại phân tán rủi ro
Nghiệp vụ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng luôn là hoạt động cơ bản, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại. Nó vừa là cơ sở, vừa là động lực cho công tác huy động vốn. Đối với mỗi một ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cao th cho vay cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân
hàng. Vì vậy, để giảm thiếu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải thực hiện đa dạng hóa đối tượng khách hàng. o đó, việc phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng là DNNVV là vô cùng cần thiết với ngân hàng vì rõ ràng, việc cho nhiều khách hàng vay với những món vay nhỏ sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro hơn việc cho một số khách hàng vay với dư nợ lớn.
b, Tăng doanh thu cho ngân hàng
Tại các quốc gia, bộ phận DNNVV luôn chiến số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp đáng kể cào cơ cấu GDP của cả nước và vẫn đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của quốc gia. o đó, bộ phận doanh nghiệp này đang trở thành nhóm khách hàng tiềm năng cho các ngân hàng thương mại tập trung hướng tới. Việc phát triển hoạt động cho vay với các NNVV, có các chính sách ưu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó làm tăng thu nhập cho ngân hàng
c, Giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh và tăng tính cạnh tranh trên thị trường
o có đặc điểm quy mô vốn không lớn nên các DNNVV hoạt động trên cùng một địa bàn thường có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, đôi khi còn cùng hợp tác để đầu tư cho sản xuất. Chính vì vậy, nếu như ngân hàng có quan hệ làm ăn với một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc ngân hàng có cơ hội để tiếp xúc và thiết lập quan hệ với nhiều doanh nghiệp khác. Đây là một cách có hiệu quả để quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng với các doanh nghiệp, từ đó giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, việc tạo lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều doanh nghiệp sẽ tạo ra cho ngân hàng một chỗ đứng tốt, xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống, nhờ đó khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao.
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay đối với các DNNVV
Xuất phát từ quan điểm phát triển cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại đã nêu ra tại mục 1.3.1, Tác giả sẽ đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV của các ngân hàng thương mại dựa trên 02 nhóm chỉ tiêu gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng quy mô cho vay, nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng
lên về mặt chất lượng. Riêng đối với việc đánh giá sự phát triển thông qua “sự thay đổi cơ cấu cho vay NNVV theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷ trọng cho vay DNNVV trong ngắn hạn so với cho vay trung dài hạn và sự thay đổi của tỷ trọng cho vay có tài sản trong tổng dư nợ theo hướng ngày càng phù hợp hơn” như đã nêu tại mục 1.3.1, tác giả đề xuất đưa vào mục nhóm chỉ tiêu về quy mô nhằm tạo sự liên kết trong việc phân tích số liệu.
1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phán ánh sự mở rộng về quy mô
a, Số lượng DNNVV được cho vay
Đây là một chỉ tiêu đơn giản, dễ thống kê, cho biết số lượng DNNVV thực tế đang được ngân hàng cho vay trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Mức tăng/giảm số lượng khách hàng là DNNVV: Mức tăng/giảm số lượng khách hàng DNNVV = Số lượng khách hàng DNNVV năm (t) - Số lượng khách hàng DNNVV năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay DNNVV của năm (t) so với năm trước đã tăng lên hay giảm đi bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này lớn hơn 0 có nghĩa hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng trong năm (t) đã được mở rộng. Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm thể hiện tốc độ mở rộng quy mô DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng lớn.
Tỷ trọng khách hàng là DNNVV: Tỷ trọng khách hàng DNNVV = Số khách hàng DNNVV x100% Số khách hàng doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết số khách hàng là DNNVV chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trên tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong một thời kỳ. Chỉ tiêu này tăng lên cho thấy số lượng DNNVV được ngân hàng cho vay tăng nhanh hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
b, Doanh số cho vay DNNVV
Doanh số cho vay DNNVV trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng thương mại đã cho các DNNVV vay thực tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Mức tăng doanh số cho vay DNNVV
Mức tăng/giảm doanh
số cho vay DNNVV =
Doanh số cho vay
DNNVV năm (t) -
Doanh số cho vay DNNVV năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi quy mô cho vay đối với NNVV năm (t) so với năm (t-1) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu. Chỉ tiêu này lớn hơn 0 cho thấy số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho NNVV vay trong năm t nhiều hơn năm (t-1).
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay DNNVV
Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay
DNNVV năm (t)
=
Mức tăng/giảm doanh số cho vay DNNVV năm (t)
x100% Tổng doanh số cho vay DNNVV
năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay DNNVV của năm (t) so với năm trước là bao nhiêu. Nếu chỉ tiêu này tăng lên so với năm trước, chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng cho vay DNNVV. Nếu chỉ tiêu này giảm đi so với năm trước, chứng tỏ ngân hàng vẫn đã hạn chế tín dụng đối với DNNVV.
Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV
Tỷ trọng doanh số
cho vay DNNVV =
Doanh số cho vay DNNVV
x100 Tổng doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong kỳ. Chỉ tiêu này tăng lên qua các năm cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng đã được dịch chuyển sang khối DNNVV.
c, Dư nợ cho vay DNNVV
ư nợ cho vay DNNVV là số tiền ngân hàng đã cho DNNVV vay tại một thời điểm nhất định nào đó. Ngân hàng tính lãi dựa trên dư nợ của khách hàng tại thời điểm tính lãi. Như vậy, lợi nhuận của ngân hàng trong kỳ phụ thuộc vào dư nợ cho vay chứ không phải doanh số cho vay.
Dư nợ cho vay
năm (t) =
Dư nợ cho vay
năm (t-1) + Doanh số cho vay năm (t) - Doanh số thu nợ năm (t-1) download by : skknchat@gmail.com
Như vậy, nếu doanh số cho vay trong kỳ không tăng lên nhưng doanh số thu nợ lại giảm thì kết quả dư nợ kỳ này vẫn lớn hơn kỳ trước, và như vậy vẫn có sự mở rộng về quy mô cho vay. o đó, dư nợ cho vay DNNVV là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất sự mở rộng về quy mô cho vay DNNVV.
d) Cơ cấu cho vay:
Cơ cấu cho vay theo thời hạn:
Cơ cấu cho vay theo thời hạn thể hiện qua tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay theo thời hạn cần thay đổi theo hướng hợp lý với cơ cấu nguồn vốn và chính sách tín dụng trong từng thời kỳ.
Cơ cấu cho vay theo tài sản bảo đảm:
Cơ cấu cho vay theo tài sản bảo đảm thể hiện qua tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ.
Các ngân hàng thương mại luôn muốn tăng tỷ trong cho vay có tài sản để hạn chế rủi ro trong việc khách hàng không trả được nợ vay. Như vậy, tỷ trọng cho vay có tài sản trong tổng dư nợ là sự tăng lên cho thấy sự phát triển của quy mô theo hướng bền vững (dư nợ tăng và mức độ bảo đảm cùng tăng). Ngược lại, nếu quy mô dư nợ cho vay tăng nhưng tỷ trong cho vay có tài sản giảm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng.
1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng (đứng từ góc độ Ngân hàng)
Để đánh giá được sự phát triển trong hoạt động cho vay DNNVV của một ngân hàng thương mại không thể chỉ quan tâm đến doanh số cho vay hay dư nợ tín dụng, v đó chỉ là những chỉ tiêu định tính nên dù những chỉ tiêu này có cao th chưa chắc chất lượng tín dụng đã tốt. Hoạt động cho vay chỉ phát triển khi nó đồng thời có sự mở rộng về quy mô và sự tăng lên về mặt chất lượng. Chất lượng hoạt động cho vay NNVV được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau:
a) Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay DNNVV
Tại Việt Nam, định nghĩa về nợ quá hạn hiện được quy định trong Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay NNVV được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ quá hạn
cho vay DNNVV =
Nợ quá hạn cho vay
DNNVV x100%
Dư nợ cho vay DNNVV
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của các khoản cho vay NNVV đã bị quá hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong tổng dư nợ, qua đó phản ánh một cách trực quan về chất lượng cho vay DNNVV. Tỷ lệ này càng lớn, chất lượng cho vay DNNVV càng kém, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc phân bố nguồn vốn và đối mặt với việc mất khả năng thanh toán. Ngược lại, tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay DNNVV của ngân hàng càng tốt, hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng có độ an toàn cao, ít rủi ro.
b) Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV
Định nghĩa về nợ xấu cũng đang được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định về phân loại nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Theo thông lệ quốc tế, mức an toàn cho phép của tỷ lệ nợ xấu là 5%.
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn của ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu cho vay
DNNVV =
Nợ xấu cho vay DNNVV
x100% Dư nợ cho vay DNNVV
Nếu tỷ lệ nợ xấu trong cho vay NNVV cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của ngân hàng thể hiện chất lượng các khoản cho vay DNNVV tại ngân hàng kém hơn chất lượng cho vay chung tại ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng hoạt động cho vay DNNVV càng kém.
c, Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV
Đối với các ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất và phản ánh chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay
DNNVV
=
Thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV
x100 Tổng thu nhập của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động cho vay DNNVV mang lại nguồn thu nhập càng cao cho ngân hàng.
Mức tăng/giảm lợi nhuận cho vay DNNVV
Mức tăng/giảm lợi
nhuận cho vay DNNVV =
Lợi nhuận cho vay
DNNVV năm (t) -
Lợi nhuận cho vay DNNVV năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng/giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng trong năm nay so với năm trước đó. Nếu quy mô cho vay tăng lên nhưng lợi nhuận thu được lại giảm đi, điều đó phản ánh chất lượng của hoạt động