Thứ nhất, các hiệp hội cần xác định rõ mục tiêu cũng như phương hướng hoạt
động của hội m nh, đồng thời nâng cao vai trò hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là hội viên.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp có uy tín trong hội nhưng không đủ điều kiện để
vay vốn ngân hàng, hiệp hội sẽ cùng với các ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn và đứng ra bảo lãnh cho khoản vay này của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng hơn.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasmea) cần phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò của mình trong hoạt động cung cấp thông tin, làm cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp và liên kết doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, nhận thấy vai trò quan trọng của thành phần kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả đất nước, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ và phát huy đến mức cao nhất hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này. Bám sát chủ trương, đường lối của Nhà nước và xu hướng phát triển của thị trường, trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân đã có nhiều nỗ lực trong việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, thực hiện chính sách ưu đãi và ra sức tăng cường khai thác bộ phận khách hàng này. Điều đó được thể hiện qua sự mở rộng số lượng khách hàng vay, tăng trưởng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Tuy nhiên, những tồn tại và hạn chế lại là nhân tố cản trở việc phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân ” đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề về doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại, phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại ( nghiên cứu các vấn đề về quan điểm, sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại).
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Thanh Xuân trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng. Trên cơ sở đó chỉ rõ những kết quả đã đạt được như: quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng mở rộng (cả về số lượng doanh nghiệp, doanh số cho vay và dư nợ cho vay), chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được nâng cao (nợ xấu thấp, lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng qua các năm); chỉ rõ những hạn chế như: dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong
tổng dư nợ của Chi nhánh, nợ quá hạn ở mức cao so với cho vay các đối tượng khác… Đồng thời, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế trên, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan đến từ nội tại của Chi nhánh lẫn những nguyên nhân khách quan bên ngoài như nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách, văn bản pháp lý chưa đầy đủ…
Thứ ba, trên cơ sở định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Thanh Xuân trong thời gian tới và những nguyên nhân dẫn tới các hạn chế còn tồn tại, luận văn có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Một số giải pháp mang tính cấp thiết như: xây dựng chính sách tín dụng phù hợp có sự ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao tr nh độ đội ngũ nhân sự, tăng cường các hoạt động marketing…
Hy vọng trong thời gian tới, BIDV Thanh Xuân sẽ có những bước chuyển biến mới trong việc phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng để có được sự thích ứng ngày càng cao đối với xu hướng phát triển của nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “ í quyết” phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn từ Nhật Bản , Báo vneconomy, http://vneconomy.vn/doanh-nhan/bi-quyet-phat-trien-doanh- nghiep-vua-va-nho-nhin-tu-nhat-ban-20170303125549774.htm
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Tăng sức mạnh "bó đũa", áo Vietnam+, http://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-nho-va-vua-viet-nam- tang-suc-manh-bo-dua/260411.vnp
5. Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa, VIETNAM OPEN EDUCATIONAL RESOURCES, https://voer.edu.vn/m/khai-quat-chung-ve- doanh-nghiep-vua-va-nho/e72bb3b4
6. Bá, Hào,Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Văn bản số 4060/NHNN-TTGSNH ngày 29/5/2017.
12. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân (2012,/2013/2014/2015/2016) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro.
13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân (2012,/2013/2014/2015/2016) Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Khối KHDN
14. Hà (2006), Giáo tr nh Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
15. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2014), Báo cáo Tình hình và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
16. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp.
17. Small and medium sized enterprises , en.wikipedia.org http://en.wikipedia.org/wiki/Small_and_medium-sized_enterprises
18.Tạp chí chứng khoán Việt Nam (2006), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam – Những khó khăn cần tháo gỡ.
19. Tiếp sức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa , Báo nhân dân, http://www.nhandan.com.vn/bandoc/bancanbiet/item/23764802-tiep-suc- cho-doanh-nghiep-nho-va-vua.html
20. Tổng cục Thống kê (2010), Doanh nghiệp Việt Nam 9 năm đầu thế kỷ XXI, NXB Thống kê.
21. Thông tin t nh h nh đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp,
http://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/CategoryID/25/la nguage/vi-VN/Default.aspx
22.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định ngày 07/9/2012 về Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015.