thƣơng mại
Trong xu hướng toàn cầu hóa chung của thế giới, các nước đang dần phá bỏ những hàng rào thuế quan, giảm dần sự bảo hộ cho thị trường nội địa trong nước. Chính vì vậy, để tăng năng lực và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì việc phát triển hoạt động cho vay đối với các NNVV là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp cũng như đối với bản thân các ngân hàng và cả nền kinh tế.
a, Giúp ngân hàng thương mại phân tán rủi ro
Nghiệp vụ tín dụng nói chung và cho vay nói riêng luôn là hoạt động cơ bản, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại. Nó vừa là cơ sở, vừa là động lực cho công tác huy động vốn. Đối với mỗi một ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cao th cho vay cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân
hàng. Vì vậy, để giảm thiếu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận, đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải thực hiện đa dạng hóa đối tượng khách hàng. o đó, việc phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng là DNNVV là vô cùng cần thiết với ngân hàng vì rõ ràng, việc cho nhiều khách hàng vay với những món vay nhỏ sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro hơn việc cho một số khách hàng vay với dư nợ lớn.
b, Tăng doanh thu cho ngân hàng
Tại các quốc gia, bộ phận DNNVV luôn chiến số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp đáng kể cào cơ cấu GDP của cả nước và vẫn đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của quốc gia. o đó, bộ phận doanh nghiệp này đang trở thành nhóm khách hàng tiềm năng cho các ngân hàng thương mại tập trung hướng tới. Việc phát triển hoạt động cho vay với các NNVV, có các chính sách ưu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, từ đó làm tăng thu nhập cho ngân hàng
c, Giúp ngân hàng quảng bá hình ảnh và tăng tính cạnh tranh trên thị trường
o có đặc điểm quy mô vốn không lớn nên các DNNVV hoạt động trên cùng một địa bàn thường có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, đôi khi còn cùng hợp tác để đầu tư cho sản xuất. Chính vì vậy, nếu như ngân hàng có quan hệ làm ăn với một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc ngân hàng có cơ hội để tiếp xúc và thiết lập quan hệ với nhiều doanh nghiệp khác. Đây là một cách có hiệu quả để quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng với các doanh nghiệp, từ đó giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, việc tạo lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều doanh nghiệp sẽ tạo ra cho ngân hàng một chỗ đứng tốt, xây dựng hệ thống khách hàng truyền thống, nhờ đó khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao.