Tổng quan về BIDV Thanh Xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 94)

2.1.1. Lịch sử hình thành BIDV Thanh Xuân

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 880/QĐ – HĐQT ngày 02/10/2008 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chính thức khai trương, đi vào hoạt động từ ngày 01/12/2008. Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở Phòng Giao dịch Địa Ốc ( chi nhánh Hà Thành ) , điểm Giao dịch Số 3 ( Chi nhánh Hà Nội ) và Phòng Giao dịch Số 3 (Chi nhánh Đông Đô). Trụ sở chi nhánh đặt tại số 198 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội. Tháng 11 năm 2012, Chi nhánh đã chuyển trụ sở mới tại tòa nhà HAPULICO COMPLEX - Số 1 Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội.

Xuất phát điểm của chi nhánh khá khiêm tốn : 65 tỷ Huy động vốn và 40 tỷ dư nợ tín dụng. Nền khách hàng quá mỏng, dư nợ chuyển từ Chi nhánh gốc sang không nhiều dẫn đến việc phát triển khách hàng mất rất nhiều thời gian. Trong hơn 8 năm hoạt động, bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bằng sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của an Giám đốc cùng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, Chi nhánh Thanh Xuân đã có sự tăng trưởng vượt bậc về cả quy mô cũng như hiệu quả. Chi nhánh là đơn vị đi đầu trong hệ thống BIDV về không gian giao dịch thân thiện, cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại. Đầu năm 2016, BIDV Thanh Xuân vinh dự là một trong 5 chi nhánh Đặc biệt của hệ thống.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thanh Xuân

Hiện nay, I V Thanh Xuân có đội ngũ nhân viên gồm 149 người được bố trí vào các phòng ban, đứng đầu là an Giám đốc gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. Các phòng chức năng được tổ chức thành 5 khối, bao gồm: Khối tác nghiệp,

Khối quản lý khách hàng, Khối quản lý rủi ro, Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc

Mô hình tổ chức của BIDV Thanh Xuân là mô hình chuẩn theo tiêu chuẩn TA2 của BIDV, có sự phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban trong Chi nhánh và là mô hình tổ chức của ngân hàng hiện đại. Về cơ bản, bộ máy tổ chức của I V Thanh Xuân được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức hành chính của BIDV Thanh Xuân

Ban Giám đốc Khối Quản lý khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc Các Phòng KHDN Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ Các Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch Tài chính Các Phòng Giao dịch Phòng KHCN Phòng Kinh

Số lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh lúc thành lập là chưa đến 70 người, hiện nay là 149 người. Điều này phản ánh sự lớn mạnh, mở rộng phạm vi kinh doanh, chuyên môn hóa lao động theo thời gian của Chi nhánh. Tr nh độ cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu, làm nền tảng phát triển bền vững của Chi nhánh. Có 53 người có tr nh độ trên Đại học, chiếm 35,57%, đây hầu hết là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ nguồn của Chi nhánh. Tr nh độ Đại học chiếm 62,42% với 93 người. Tr nh độ Cao đẳng, Trung cấp là 03 người, tỷ lệ 2,01%. Các cán bộ, công nhân viên không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức hàn lâm để nâng cao tr nh độ, bắt kịp với sự thay đổi của công việc, công nghệ.

2.1.3. Kết quả hoạt động của BIDV Thanh Xuân trong những năm gần đây

BIDV Thanh Xuân có trụ sở chính đặt tại Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội - một trong những khu vực trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh tập trung nhiều các doanh nghiệp lớn, nhỏ cả trong và ngoài nước cũng như nhiều các cơ quan hành chính sự nghiệp, các khu trung tâm thương mại đông dân cư, có thu nhập cao, nhiều cao ốc, văn phòng... Điều này là một thuận lợi cho sự phát triển của Chi nhánh, tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn, thách thức khi quanh khu vực này có rất nhiều các tổ chức tài chính khác đòi hỏi Chi nhánh phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.

BIDV Thanh Xuân thành lập cuối năm 2008 là thời gian cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư nước ta. Với quy mô tổng tài sản khi thành lập chưa tới 70 tỷ đồng, trải qua chặng đường 8 năm phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn 2012-2016, BIDV Thanh Xuân đã trở thành một trong 5 chi nhánh đặc biệt của hệ thống BIDV với quy mô tổng tài sản hơn 17.000 tỷ đồng. Tất cả các mảng hoạt động của chi nhánh đều đạt được những kết quả khả quan, cụ thể như sau:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn luôn là một trong những hoạt động quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Hoạt động này là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng như các hoạt động khác.

Chính v vậy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh luôn được an Giám đốc chú trọng và chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao và tuân thủ theo đúng chỉ đạo và định hướng của Hội sở chính. Toàn thể cán bộ của Chi nhánh luôn nỗ lực để thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. Gần đây nhất là năm 2016 Chi nhánh được công nhận là Chi nhánh điển h nh của hệ thống về hoạt động huy động vốn.

Biểu đồ 2.1. Huy động vốn của Chi nhánh 2008-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2015 và 2016. Cuối năm 2016, huy động vốn đạt 16,804 tỷ đồng tăng 23% so năm 2015 cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh và cao hơn tốc độ tăng trưởng b nh quân của I V là 19% và của địa bàn là 18%, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2016. Huy động vốn b nh quân hai năm 2015 và 2016 còn gấp đôi 6 năm trước đó.

+ Theo đối tượng khách hàng: Năm 2016, huy động vốn bán lẻ đạt 5,444 tỷ đồng tăng 543 tỷ đồng (tương ứng tăng 11% so với năm 2015) chiếm tỷ trọng 32.4%/tổng huy động vốn. Huy động vốn KH N đạt 5,107 tỷ đồng tăng 784 tỷ đồng (tương ứng tăng 18% so với năm 2015) chiếm tỷ trọng 30.4%/tổng huy động vốn. Huy động vốn ĐCTC đạt 6,253 tỷ đồng tăng 1,834 tỷ đồng (tương ứng tăng

42%) so với năm 2015 chiếm 37.2%/tổng huy động vốn .

- Về cơ cấu huy động vốn:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn cuối kỳ theo khách hàng 2008 - 2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

Tỷ trọng huy động vốn theo khách hàng của Chi nhánh tương đối đồng đều, tuy nhiên huy động vốn định chế tài chính luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là nhóm khách hàng có chi phí huy động cao và việc gia tăng huy động vốn nhóm khách hàng này đã làm sụt giảm NIM huy động vốn của Chi nhánh.

+ Về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn và loại tiền:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2013-2016

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2013-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

Huy động vốn không kỳ hạn và huy động vốn ngoại tệ là các mảng huy động vốn mang lại hiệu quả cao cho Chi nhánh. Huy động vốn không kỳ hạn tăng đều qua các năm trong khi huy động vốn ngoại tệ có dự sụt giảm trong năm 2016 do chính sách lãi suất 0%/năm đối với tiền gửi USD.

- Mức độ tập trung khách hàng

Tỷ trọng top 10 khách hàng lớn nhất chiếm 53.5% tổng huy động vốn của Chi nhánh. Như vậy có thể thấy mức độ tập trung vào một số khách hàng huy động vốn lớn đang tăng lên và làm tăng mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào một số khách hàng lớn.

- Về vị trí huy động vốn của Chi nhánh: Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh năm 2016 đứng thứ 6 hệ thống và đứng thứ 5 trên địa bàn Hà Nội, gia tăng 01 bậc

so với năm 2015. Huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh đứng thứ 15 hệ thống giảm 1 bậc so với năm 2015 và đứng thứ 11 tại địa bàn Hà Nội – giữ nguyên vị trí so với năm 2015. So với các đối thủ cạnh tranh cùng địa bàn, huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đang đứng vị trí thứ 2, sau Vietinbank Thanh Xuân.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động trọng tâm, quyết định sự tồn tại và phát triển của một download by : skknchat@gmail.com

ngân hàng thương mại. Đây cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, trong 8 năm qua, BIDV Thanh Xuân luôn không ngừng nâng cao dư nợ cũng như chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển theo đúng chỉ đạo của Hội sở chính với dư nợ tín dụng cuối kỳ của chi nhánh đạt 12,855 tỷ đồng, nằm trong giới hạn tín dụng được Hội sở chính giao và tăng 1,637 tỷ đồng (↑15%) so với năm 2015. ư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng thấp hơn so với hệ thống cũng như địa bàn.

Biểu đồ 2.5. Mức độ tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh 2008-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

- Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng 2013-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

ư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng qua các năm với dư nợ cuối kỳ năm 2016 đạt 11,501 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 89.5%/TDN, dư nợ bán lẻ cuối kỳ đạt 925 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7.2%/T N, dư nợ khách hàng định chế tài chính cuối kỳ đạt 429 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3.3%/TDN.

Tỷ trọng dư nợ bán lẻ tăng mạnh lên 11% TDN, tuy nhiên giảm trong năm 2015 còn mức 10%/TDN và xuống còn 7.2%/TDN năm 2016. Tuy nhiên dư nợ bán lẻ đã đi vào thực chất hơn với tỷ trọng dư nợ từ các sản phẩm cho vay bán lẻ thông thường (không gồm cầm cố giấy tờ có giá) chiếm 83%/TDN bán lẻ cao hơn so với tỷ lệ năm 2015 là 42%/T N bán lẻ.

- Cơ cấu tín dụng

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo loại tiền giai đoạn 2013-2016

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2013-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

Cho vay ngoại tệ tăng từ mức 9 tỷ đồng chiếm 0,25% năm 2013 lên 1984 tỷ đồng năm 2014 tương ứng tỷ trọng 27,69% , năm 2016 đạt 2,177 tỷ đồng giảm 106 tỷ đồng (tương ứng tăng 5%), so với năm 2015 chiếm 17%/ tổng dư nợ của Chi nhánh. Nhìn chung cho vay ngoại tăng mạnh trong những năm gần đây do việc đẩy mạnh cho vay xuất nhập khẩu của các khách hàng doanh nghiệp lớn.

Cho vay thấu chi là một phần đặc thù của cho vay ngắn hạn, hình thức cho vay này chủ yếu là áp dụng đối với khách hàng tổ chức có số dư tiền gửi lớn, sử dụng hợp đồng tiền gửi để bảo đảm cho hạn mức thấu chi hoặc các khoản vay tín chấp đối với cán bộ BIDV nên NIM cho vay thấp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh. Cùng với mức tăng của huy động vốn tổ chức, dư nợ cho vay thấu chi cũng có chiều hướng tăng qua các năm, từ mức 198 tỷ năm 2013 lên 2064 tỷ năm 2015 và giảm xuống một chút ở mức 2002 năm 2016. ư nợ ngắn hạn tăng từ 2122 tỷ năm 2013 lên 5220 tỷ năm 2016, tuy nhiên tỷ trọng cho vay ngắn hạn lại có xu hướng giảm trong tổng dư nợ từ mức 59,3% năm 2013 xuống còn 40,6% năm 2016. Ngược lại, dư nợ trung dài hạn tăng từ mức 1256 tỷ tương ứng 35,2% năm 2013 lên mức 5633 tỷ tương ứng 43,8% năm 2016. Việc dư nợ cho vay trung dà hạn tăng cả về giá trị và tỷ trọng là do trong các năm 2015,2016 chi nhánh cho vay một số dự án bất động sản trên dưới 300 tỷ và dự án thủy điện có quy mô vốn vay trên 1000 tỷ.

- Mức độ tập trung tín dụng + Theo ngành nghề kinh doanh:

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh 2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016 của BIDV Thanh Xuân )

Các ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh gồm có: ư nợ nhóm ngành khác là 2,787 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22%/T N, dư nợ ngành kinh doanh thương mại đạt 2,578 tỷ đổng chiếm 20%/T N, dư nợ bất động sản đạt 1,952 tỷ đồng chiếm 15%/T N, dư nợ ngành xây dựng đạt 1,602 tỷ đồng chiếm 12.5%/T N, dư nợ ngành giáo dục và đào tạo đạt 1,403 tỷ đồng chiếm 11%/TDN.

+ Top 10 khách hàng tín dụng của Chi nhánh chiếm 51%/TDN của Chi nhánh tăng 6% so với năm 2015 (tỷ trọng 10 khách hàng tín dụng lớn nhất của Chi nhánh

năm 2015 là 45%), dư nợ tăng ròng của Top 10 khách hàng tín dụng lớn nhất chiếm

92% tổng dư nợ tín dụng tăng ròng của Chi nhánh. Như vậy có thể thấy mức độ tập trung khách hàng tín dụng của chi nhánh năm 2016 đã gia tăng hơn so với các năm trước.

+ Tính đến cuối năm 2016, Khách hàng tổ chức là 3,131 khách hàng trong đó số lượng khách hàng DNNVV là 2,962 khách hàng (chiếm 95% số lượng khách

hàng tổ chức) tốc độ tăng trưởng bình quân của khách hàng DNNVV giai đoạn

2012-2016 là 67,3%/năm. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2016 Chi nhánh là 1 download by : skknchat@gmail.com

trong 5 chi nhánh tăng trưởng số lượng khách hàng DNNVV cao nhất hệ thống. Cùng với đó, số lượng khách hàng DNNVV tăng thì khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng cũng gia tăng với mức tăng trưởng bình quân 72,2%%/năm và dư nợ cho vay tăng b nh quân tăng 59,15%/năm. Tuy nhiên cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng DNNVV trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp lại giảm do tốc độ tăng dư nợ cho vay DNNVV thấp hơn so với cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Như vậy, dư nợ cho vay NNVV tăng chưa tương xứng với mức tăng của khách hàng NNVV, cơ cấu dư nợ vẫn chuyển dịch sang phía các doanh nghiệp lớn.

- So sánh vị thế hoạt động tín dụng của Chi nhánh: Tín dụng cuối kỳ 2016 đứng thứ 8 trên hệ thống và đứng thứ 4 địa bàn. Cho vay bán lẻ (không gồm cầm cố giấy tờ có giá) của Chi nhánh đứng thứ 107 hệ thống và đứng thứ 16 địa bàn. So với các đối thủ cạnh tranh cùng địa bàn, dư nợ tín dụng của Chi nhánh tiếp tục duy trì vị trí số 1. 2.1.3.3. Về chất lượng tín dụng - Về chất lượng tín dụng: Bảng 2.1. Dƣ nợ tín dụng phân theo nhóm nợ Đơn vị: tỷ đồng, % Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhóm 1 2.720 98,26% 3.497 97,79% 7.053 98,43% 11.108 99,02% 12.635 98,29% Nhóm 2 34,5 1,25% 58,1 1,62% 89 1,24% 82,3 0,73% 76 0,59% Nhóm 3,4,5 13,6 0,49% 21 0,59% 23,6 0,33% 28 0,25% 144 1,12% Tổng dƣ nợ tín dụng 2.768 100% 3.576 100% 7.166 100% 11.218 100% 12.855 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2016 của BIDV Thanh Xuân )

Trong giai đoạn 2012-2015, dư nợ xấu của Chi nhánh có diễn biến theo chiều hướng tăng từ mức 13,6 tỷ năm 2012 lên 28 tỷ năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)