Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại của việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh chương dương (Trang 66 - 71)

cho vay đối với KHDN tại Vietinbank Chương Dương

2.3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Thứ nhất, hạn chế do môi trường kinh tế đem lại

Giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà ổn định và phát triển: Thu ngân sách vượt kế hoạch, đầu tư phát triển được đẩy mạnh, giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những yếu tố bất lợi ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng. Xung đột thương mại giữa các nước lớn, tiêu biểu là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt khi nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh như vậy, chất lượng tín dụng ngân hàng chịu tác động tiêu cực đáng kể. Mặt khác, vì phải huy động nguồn vốn với lãi suất cao do gặp

phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các NHTM khác nên khó có thể đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng với mức lãi suất phù hợp.

- Thứ hai, hạn chế về cơ sở pháp lý

Trong những năm gần đây, với sức ép mạnh mẽ của nền kinh tế trong và ngoài nước, môi trường pháp lý ở nước ta đã và đang ngày được hoàn thiện, tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Cụ thể là một loạt các văn bản luật như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đất đai năm 2013, Bộ luật dân sự 2015…. Tất cả những cố gắng đó của Cơ quan quản lý nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp phát triển, trong đó các NHTM là đối tượng vừa trực tiếp vừa gián tiếp có cơ hội tranh thủ những thuận lợi đó. Luật tín dụng mới và kèm theo đó là một loạt các quyết định và thông tư đã cho phép các NHTM được tự chủ hơn (được tự quyết nhiều hơn) trong hoạt động tín dụng, nhờ đó hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng được phát triển lên một bước, chất lượng tín dụng được cải thiện.

Mặc dù, Nhà nước đã có cố gắng nhất định trong việc soạn và sửa đổi một số văn bản luật, nhưng nhìn chung hệ thống văn pháp luật của nước ta hiện vẫn chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi, thủ tục hành chính còn phức tạp… từ đó gây khó khăn cho NHTM khi ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, vấn đề phát mại tài sản thế chấp: thời gian và thủ tục phát mại tài sản thường kéo dài, chi phí cao gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của NHTM.

- Thứ ba, hạn chế do nguyên nhân từ phía khách hàng

Hiện nay, khi mà số lượng doanh nghiệp quốc doanh đang giảm dần do chỉ đạo thoái vốn từ phía Nhà nước, đồng thời mỗi một doanh nghiệp Nhà nước cũng nhận được sự phục vụ của rất nhiều NHTM, thậm chí các doanh nghiệp này lại không có nhu cầu vay do nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, thì chính sự nở rộ về số lượng của các doanh nghiệp tư nhân cùng với nhu cầu vay vốn cho hoạt động kinh doanh ngày một lớn đã tạo điều kiện cho các NHTM nói chung và Vietinbank Chương Dương nói riêng có cơ hội lựa chọn khách hàng để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay.

+ Thứ nhất: Các chủ doanh nghiệp tư nhân hầu hết có trình độ quản lý và kinh doanh chưa cao, hoạt động kinh doanh còn manh mún, mang tính chụp giật do đó các dự án đầu tư không có tính “dài hơi”, đôi khi có xu hướng chạy theo phong trào, vì vậy thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao cho ngân hàng tài trợ.

+ Thứ hai: Mức độ chấp hành luật của các doanh nghiệp tư nhân chưa cao, các

văn bản, số liệu báo cáo gửi ngân hàng thường thiếu chính xác, trong khi đó ngân hàng lại không được cung cấp hệ thống thông tin để kiểm tra, đối chiếu, từ đó tạo ra rủi ro tín dụng lớn cho ngân hàng khi cấp tín dụng.

+ Thứ ba: Tiềm lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta

còn rất hạn chế, khả năng độc lập tài chính thấp, do đó việc ngân hàng cho vay với tỷ lệ cao cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Từ những hạn chế đó của khách hàng dẫn đến chất lượng hồ sơ vay vốn không cao, gây khó khăn cho ngân hàng trong khâu thẩm định, giám sát khoản vay, chi phí thẩm định, giám sát cao.

2.3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Với bề dày kinh nghiệm, thành lập khá lâu và là chi nhánh của một trong những ngân hàng lớn ở Việt Nam, với các dịch vụ tương đối tốt do đó Chi nhánh đã có nhiều khách hàng truyền thống như Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Máy và phụ tùng, Tổng Công ty Đức Giang, Công ty 76 Bộ Quốc Phòng, Công ty Cổ phần vật liệu bưu điện, Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà,... và gần đây Chi nhánh đã mở rộng quan hệ tín dụng với một số khách hàng lớn, có uy tín, có tiềm lực về tài chính như Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu Khí, Công ty thăm dò khai thác dầu khí ...

Bên cạnh đó, Vietinbank là một trong những ngân hàng Quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam, vì vậy Vietinbank đã xác lập được cho mình một hình ảnh và vị trí nhất định trên thương trường. Đây cũng có thể coi là một thuận lợi không nhỏ của Vietinbank cho việc phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

cho vay của Chi nhánh như:

- Thứ nhất, dù chính sách, quy trình tín dụng của Vietinbank đã được thay đổi để phù hợp hơn với khách hàng và điều kiện hoạt động của các chi nhánh trong tình hình hiện tại. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định về điều kiện cấp tín dụng mà khách hàng khó đáp ứng được: quy trình chấm điểm còn chặt chẽ so với các Ngân hàng khác nên điểm chấm cho khách hàng thường thấp hơn khi chấm điểm xếp hạng tại các Ngân hàng khác,... Bên cạnh đó, quy trình quản lý rủi ro chưa thực sự phát huy hết tác dụng trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Ngoài ra, do quy định của Vietinbank về quyền hạn và trách nhiệm của vị trí cán bộ QHKH trên toàn hệ thống nên tại Vietinbank Chương Dương, một cán bộ QHKH thực hiện kiêm nhiệm nhiều công việc: tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ,... nên họ thường không có điều kiện tìm kiếm, tiếp cận khách hàng để phát triển thêm nhiều khách hàng mới, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.

- Thứ hai, việc phát triển mạng lưới nhanh và rộng của Chi nhánh trong những

năm gần đây đã góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận gần hơn với khách hàng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cán bộ đặc biệt là vị trí cán bộ QHKH. Do nhu cầu của Chi nhánh trong những năm gần đây tăng lên khá nhanh nên đội ngũ cán bộ QHKH nói riêng có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, trong khi việc phân tích và thẩm định khách hàng đòi hỏi cán bộ QHKH phải kiến thức khá sâu rộng, am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau. Ngoài ra, vị trí QHKH cần các kĩ năng mềm đặc thù để tiếp xúc với khách hàng nhằm tạo quan hệ cũng như khai thác thông tin, yếu tố này lại là phần mà các cán bộ trẻ còn thiếu và yếu. Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng có khả năng tạo ra những rủi ro tín dụng cao cho Chi nhánh.

- Thứ ba, việc tìm kiếm thông tin tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế: Thông tin tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ngân hàng ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Điều đó đòi hỏi thông tin thu thập được phải chính xác và kịp thời thì mới có thể tránh được những sai lầm hoặc rủi ro xảy ra. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng thì việc thu thập thông tin tín

dụng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác, không kịp thời dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định cho vay. Thêm vào đó, việc trao đổi thông tin giữa các chi nhánh Vietinbank cũng tồn tại nhiều hạn chế, có một số khách hàng quan hệ tiền gửi ở chi nhánh này lại muốn xây dựng quan hệ tín dụng với chi nhánh khác, do yếu tố sợ mất khách cũng như mất chỉ tiêu, một số chi nhánh sẽ không có sự hợp tác trong việc cung cấp hồ sơ của khách hàng cho chi nhánh khác.

- Thứ tư, chính sách cho vay với KHDN cần được cải thiện: do hoạt động tín

dụng đem lại phần lớn lợi nhuận cho Vietinbank nên hệ thống các chính sách liên quan đến hoạt động cho vay rất đồ sộ, nhiều văn bản chồng chéo, một số văn bản chỉ hết hiệu lực một phần, lại được dẫn chiếu sang nhiều văn bản bổ sung khác nhau, dễ gây nhầm lẫn và khó theo dõi. Ngoài ra, một số chính sách ưu đãi lãi suất, phí, trình ngoại lệ... tuy vẫn còn hiệu lực nhưng lại thiếu cập nhật tình hình hiện tại, dẫn tới việc chính sách thiếu tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, các chính sách quy định về đảm bảo tiền vay đối với KHDN đang được Chi nhánh áp dụng mang nhiều tính chủ quan, phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của Chi nhánh, do quy trình nhận bảo đảm đầy đủ bằng tài sản phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với quy trình nhận đảm bảo một phần hay không nhận bảo đảm nên có những khoản vay dù hoàn toàn có cơ sở để áp dụng biện pháp bảo đảm đầy đủ bẳng tài sản nhưng Chi nhánh vẫn áp dụng biện pháp bảo đảm một phần hoặc không bảo đảm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh chương dương (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)