Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh chương dương (Trang 27)

Chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM thành hai loại: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ phía NHTM, nằm trong sự kiểm soát của NHTM và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan bao gồm:

- Chính sách cho vay của ngân hàng

Hoạt động cho vay của mỗi NHTM đều căn cứ từ chính sách cho vay của chính ngân hàng đó. Chính sách cho vay có thể coi như cương lĩnh tài trợ của NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động cho vay của NHTM. Nội dung cơ bản của chính sách cho vay bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời hạn cho vay và kì hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn đề. Chính sách cho vay tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín dụng. Do đó, một chính sách cho vay nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của NHTM sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay nói chung và chất lượng dịch vụ cho vay doanh nghiệp nói riêng.

- Quy trình cho vay của NHTM

Quy trình cho vay là tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng. Việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện quy trình cho vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của NHTM. Về mặt quản trị, quy trình cho vay một mặt làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận liên quan và chỉ rõ mối liên hệ giữa các bộ phận liên quan đó trong hoạt động

cho vay, mặt khác để làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. Do đó, một quy trình cho vay hợp lý, chặt chẽ và gần với thông lệ quốc tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay nói chung và chất lượng dịch vụ cho vay doanh nghiệp nói riêng.

- Chất lượng thẩm định cho vay của NHTM

Thẩm định cho vay là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vay của NHTM. Mục đích của thẩm định cho vay là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Do vậy, chất lượng thẩm định cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Một NHTM có chất lượng thẩm định cho vay tốt sẽ đưa ra được những quyết định cho vay chính xác và tạo tiền đề cho một khoản vay có chất lượng tốt.

- Trình độ, năng lực cán bộ tín dụng

Trình độ và năng lực cán bộ tín dụng được coi là một nhân tố cực kì quan trọng , có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM do cán bộ tín dụng tham gia vào tất cả các khâu của quy trình cho vay từ khâu hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, phân tích trước khi cho vay đến khâu quyết định cho vay, giải ngân và giám sát sau giải ngân. Vì vậy, nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ đưa ra được quyết định cho vay hoặc dừng cho vay chính xác, tạo tiền đề cho các khoản cho vay có chất lượng tốt, giảm thiểu các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Hệ thống thông tin tín dụng

Trong hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng, để đưa ra quyết định cho vay chính xác, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp mà còn cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin khác liên quan đến khách hàng và khoản vay từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan, đa chiều trong đánh giá thẩm định khách hàng và khoản vay. Vì vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng có hiệu quả tức là NHTM có được các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến khách hàng, về dự án/phương án vay vốn

của khách hàng càng nhanh, càng chính xác và kịp thời bao nhiêu thì chất lượng cho vay sẽ càng được nâng cao bấy nhiêu.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài sự quản lý của NHTM nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cho vay của NHTM. Những nhân tố này xuất phát từ môi trường kinh doanh của NHTM và từ phía khách hàng - các doanh nghiệp.

- Môi trường kinh doanh của NHTM

Môi trường kinh doanh của NHTM chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố: môi trường cạnh tranh giữa các NHTM và giữa NHTM với các định chế tài chính khác; sự thay đổi của luật pháp và những quy định áp dụng cho NHTM; các chính sách của Nhà nước tác động đến nền kinh tế và hệ thống tài chính; môi trường kinh tế và tài chính quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và hoạt động của ngân hàng; và những thay đổi về công nghệ liên quan đến các dịch vụ tài chính. Sự thay đổi và xu thế của các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội hoặc gây nên thách thức đối với hoạt động của NHTM. Theo đó, nếu các yếu tố này thay đổi theo chiều hướng thuận lợi (môi trường cạnh tranh lành mạnh; luật pháp và các quy định áp dụng cho NHTM được thay đổi trở nên đồng bộ, đầy đủ, thống nhất, ổn định; các chính sách của Nhà nước tác động kích thích nền kinh tế và hệ thống tài chính phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước làm ăn có hiệu quả...) sẽ tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phát triển ổn định và vì thế chất lượng cho vay doanh nghiệp cũng được nâng cao. Ngược lại, khi các yếu tố này thay đổi theo chiều hướng xấu (môi trường cạnh tranh trở lên khốc liệt; luật pháp và các quy định áp dụng cho NHTM thường xuyên thay đổi, thiếu đồng bộ, nhiều kẽ hở; các chính sách của Nhà nước tác động làm kìm hãm sự phát triển của của nền kinh tế và hệ thống tài chính khiến cho các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả...) sẽ khiến hoạt động ngân hàng trở nên khó khăn trên tất cả các lĩnh vực, kéo theo chất lượng cho vay doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

- Từ phía doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có uy tín sẽ luôn cố gắng tìm mọi cách để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn ngay cả khi họ gặp khó khăn; do đó, nếu phần lớn khách hàng của NHTM là những doanh nghiệp có uy tín thì mức độ an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM sẽ luôn được đảm bảo, và vì thế chất lượng cho vay doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, những doanh nghiệp chủ định lừa đảo NHTM hoặc cố tình không trả nợ NHTM với hi vọng có thể quỵt nợ hay sử dụng vốn vay lâu dài sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho NHTM và tác động xấu đến chất lượng cho vay của NHTM. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bạn hàng, với cơ quan nhà nước, với người lao động, quan hệ thanh toán tín dụng với các tổ chức tín dụng khác nếu có.

+ Năng lực tài chính và năng lực hoạt động của doanh nghiệp

Năng lực tài chính và năng lực hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của NHTM. Theo đó, nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính và năng lực hoạt động tốt thì khả năng thu hồi nợ của NHTM là rất cao dẫn đến chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM được đảm bảo; ngược lại, nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính và năng lực hoạt động yếu kém thì khả năng thu hồi nợ của NHTM trở nên mong manh dẫn tới chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM cũng bị suy giảm. Do đó, trước khi ra quyết định cho vay, NHTM phải thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp một cách cẩn thận và kĩ lưỡng trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu tài chính như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá được năng lực tài chính và năng lực hoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

+ Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của doanh nghiệp

Phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của doanh nghiệp là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM vì: tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh hoặc dự án đầu tư ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai; dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai lại ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu hồi vốn của NHTM cũng như chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM. Như vậy,

một phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư có tính khả thi cao sẽ tạo ra dòng tiền tốt cho doanh nghiệp trong tương lai, đảm bảo được khả năng trả nợ của doanh nghiệp và do đó tác động tích cực đến chất lượng cho vay doanh nghiệp của NHTM.

1.3. Quản lý chất lượng cho vay và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam và một số nước trong khu vực

1.3.1. Quản lý chất lượng cho vay tại NHTM của một số nước trong khu vực

1.3.1.1. Thái Lan

Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như sau:

Thứ nhất, Thái Lan đóng cửa 52 chi nhánh NHTM và công ty tài chính, tiến hành tổ chức sắp xếp lại NHTM.

Thứ hai, các NHTM Thái Lan đã cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quy định phân loại và lựa chọn khách hàng; hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có; các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn; các NHTM không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phần, giấy chứng nhận nợ của một công ty; bên cạnh đó NHTM thực hiện 100% dự phòng đối với những tài sản có xếp loại đáng nghi ngờ.

Thứ ba, Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệm quản lý nợ khó đòi, tiến hành xử lý thu nợ.

Với những kiên quyết trong cải cách Ngân hàng, đồng thời với sự trợ giúp của IMF đã giúp Thái Lan phục hồi sau khủng hoảng.

Kết luận: Việt Nam có thể nghiên cứu chi tiết các biện pháp đã được áp dụng tại Thái Lan nhằm rút kinh nghiệm thêm cho các biện pháp cải cách của mình, ví dụ như việc sáp nhập và cho đóng cửa các NHTM, các công ty tài chính yếu kém, ràng buộc và hạn chế các khoản vay kém chất lượng, chiếm tỷ trọng quá lớn, thành lập công ty quản lý tài sản như Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

1.3.1.2. Trung Quốc

Năm 1998, Trung Quốc tiến hành cơ cấu lại hệ thống NHTM và DNNN trong thời gian 3 năm, nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, cụ thể như sau:

- Bán hàng loạt các Doanh nghiệp yếu kém, tách khoản nợ của DNNN ra khỏi bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.

- Xóa bỏ các chi nhánh thua lỗ của các NHTM quốc doanh, thành lập các NHTM Cổ phần địa phương ở 300 thành phố.

- Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NHTM và đã mạnh dạn chuyển giao toàn bộ nợ khó đòi lên đến 29,9 tỷ USD tương đương với 20% GDP cho các công ty xử lý nợ của 4 NHTM lớn nhất ( Ngân hàng xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc).

Với những nỗ lực trên Trung Quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tại yếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàng, nhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Kết luận: Trung Quốc cũng đã thực hiện các biện pháp tái cơ cấu hệ thống mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm như giảm thiểu tỷ lệ các Ngân hàng có vốn đầu tư Nhà nước, thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

1.3.1.3. Singapore

Được trao trả năm 1971, đến nay Singapore trở thành trung tâm buôn bán, dịch vụ mậu dịch, tạo nên thu nhập chính của đất nước này (chiếm 84% GDP) vào những năm 60, đồng thời ngày nay trở thành trung tâm tài chính ngân hàng và thị trường tài chính quốc tế phát triển rất mạnh mẽ.

Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá trình công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối thập niên

80 ở Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch vụ thương mại (merchant bank) với vốn tự có lên đến 200 - 300 tỷ USD . Đến giữa thập niên 90, Singapore đã có trên 140 NHTM sau giai đoạn cải cách sắp xếp lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị trường tài chính vững mạnh.

Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ. Ủy ban tiền tệ Singapore chịu trách nhiệm đối với tất cả các chức năng ngân hàng trung ương. Các định chế tài chính còn lại hoạt động đẩy mạnh việc lôi cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài, để phát triển NHTM theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường.

So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất, năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm 1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Kết luận: Chặng đường phát triển của hệ thống ngân hàng tại Singapore khá thành công với các quyết sách hợp lý của Nhà nước cũng như của Ủy ban tiền tệ, Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh chương dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)