Quy trình quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 29)

- Quản lý nhân lực: Quản lý nhân lực là việc phối hợp và hướng dẫn những

nỗ lực của mọi cá nhân tham gia dự án để hoàn thành mục tiêu của dự án. Nhằm sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả.

tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành phần trong dự án và với các cấp quản lý khác nhau.

- Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là quá trình nhận biết, phân tích đánh giá các

nhân tố rủi ro. Trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong suốt chu kỳ dự án.

- Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Quản lý hợp đồng và hoạt động

mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành công tác mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án.

1.4.2. Quản lý dự án theo chu kỳ dự án

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Từ ý tưởng về dự án, xác định nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án là những công việc cần triển khai và quản lý để chuẩn bị đầu tư. Quyết định chọn lựa dự án là những quyết định chiến lược dựa trên nhu cầu và các mục tiêu lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận, dự tính chi phí, độ rủi ro và ước tính các nguồn lực cần thiết là những nội dung cần được xét đến.

Tiếp đến phải chi tiết xem dự án cần được thực hiện như thế nào và nội dung chủ yếu của nó tập trung vào cơng tác thiết kế và lập kế hoạch. Các công việc được triển khai:

- Thành lập nhóm dự án, thiết lập cấu trúc tổ chức dự án - Lập kế hoạch tổng quan

- Phân tách công việc của dự án - Lập kế hoạch tiến độ thời gian - Lập kế hoạch ngân sách

- Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất - Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết

- Lập kế hoạch chi phí và dự báo dịng tiền thu - Xin phê chuẩn thực hiện

Kết thúc giai đoạn này, tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu. Thành công của dự án phụ thuộc khá lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai đoạn này.

Giai đoạn thực hiện đầu tư

Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất. Những yêu cầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh đánh giá lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua thiết bị chính là những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này. Mục tiêu của giai đoạn này là toàn bộ những nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch được hoàn thành, các hệ thống được hoàn thành, kiểm định để đi vào vận hành.

Giai đoạn vận hành, khai thác

Tiến hành các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo dự án được đưa vào vận hành thường xuyên và phát huy hiệu quả tối đa.

Nhận xét:

- Khi dự án mới bắt đầu, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, và sau đó giảm nhanh chóng khi bước vào giai đoạn kết thúc dự án.

- Khi mới bắt đầu, xác suất hoàn thành dự án thấp nhất, độ rủi ro cao nhất. Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước qua các pha sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CƠNG TY VIỄN THƠNG

MOBIFONE

2.1. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone

2.1.1. Thơng tin chung

- Tên tiếng Việt: TỔNG CƠNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE - Tên tiếng Anh: MOBIFONE CORPORATION

- Tên viết tắt: MOBIFONE

- Địa chỉ hội sở: Tịa nhà MobiFone, Lơ VP1, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. - Website: http://www.mobifone.vn/

- Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng. - Vốn pháp định: 500.000.000.000 đồng.

- Giấy CNĐKKD: Số 0100686209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/9/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 01/10/2015.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

MobiFone được thành lập ngày 16/04/1993, ban đầu là Công ty Thông tin Di động (VMS). Ngày 01/12/2014 được nâng cấp thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

MobiFone là một trong ba mạng di động lớn nhất tại Việt Nam với hơn 30% thị phần, là nhà cung cấp mạng thông tin di động duy nhất tại Việt Nam được bình chọn là thương hiệu được khách hàng yêu thích trong 6 năm liền.

MobiFone có gần 50 triệu thuê bao với gần 25.000 trạm 2G, 28.000 trạm 3G và trên 10.000 trạm 4G. Tổng doanh thu năm 2017 của MobiFone đạt xấp xỉ 2 tỷ đô la Mỹ.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ theo Quyết định 1524/QĐ-BTTTT ngày 14/09/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của

Tổng công ty Viễn thông MobiFone, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh chính của MobiFone bao gồm:

- Đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, truyền thơng đa phương tiện;

- Sản xuất, lắp ráp và xuất nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;

- Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin;

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone có 20 Phịng, Ban chức năng và 20 đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc bao gồm:

- Mảng kinh doanh: 9 Công ty Dịch vụ MobiFone tại 9 khu vực, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng MobiFone, Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone.

- Mảng kỹ thuật: Trung tâm Quản lý và điều hành mạng (NOC), Trung tâm Mạng lưới MobiFone miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone, Trung tâm Viễn thông quốc tế MobiFone, Trung tâm Cơng nghệ thơng tin MobiFone, Trung tâm Tính cước và Thanh khoản.

- Các mảng khác: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Tư vấn thiết kế MobiFone.

Ngồi ra, MobiFone có ba cơng ty con bao gồm Cơng ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật MobiFone, Công ty cổ phần Công nghệ MobiFone tồn cầu và Cơng ty cổ phần Dịch vụ gia tăng MobiFone.

Sơ đồ 1.4: Tổ chức của Tổng Cơng ty Viễn thơng MobiFone

2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.4.1. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

Theo chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, MobiFone xác định hoạt động kinh doanh trong 4 lĩnh vực chính:

- Viễn thơng - Cơng nghệ thơng tin. - Phân phối - bán lẻ.

- Truyền hình (hiện nay MobiFone đang được xem xét và định hướng lại). - Đa phương tiện.

thông, bao gồm: dịch vụ thoại trong nước, quốc tế; dịch vụ gửi tin nhắn SMS; dịch vụ truy cập Internet trên di động và trên thiết bị truy cập dữ liệu chuyên dụng; dịch vụ giá trị gia tăng. MobiFone đưa ra các gói cước để cung cấp dịch vụ trên được cung cấp cho khách hàng. Hiện tại MobiFone đã và đang đa dạng hóa các nhóm gói cước tới nhiều lớp đối tượng khách hàng (học sinh sinh viên, cơng nhân, doanh nhân, nhân viên văn phịng, doanh nghiệp…). MobiFone liên tục được đổi mới, đa dạng hóa nhằm thích nghi với xu hướng sử dụng dữ liệu và các dịch vụ thay thế cho dịch vụ truyền thống (thoại, tin nhắn) trong thời kỳ hiện nay.

2.1.4.2. Kết quả kinh doanh

Sau khi tách ra khỏi Tập đồn Bưu chính Viễn thơng VNPT, MobiFone đã được Chính phủ phê duyệt cho phép nâng cấp trở thành Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. Cùng với 2 nhà mạng là Viettel và Vinaphone (thuộc VNPT), đã tạo nên thế chân vạc MobiFone - Vinaphone - Viettel chiếm đến trên 90% thị phần dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. Vốn điều lệ của Tổng công ty đã được tăng lên là 15.000 tỉ đồng vào cuối năm 2015.

Trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020), tính đến thời điểm kết thúc năm 2017, MobiFone đạt được các kết quả như sau:

- Lợi nhuận trước thuế đạt 5.589 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nhà mạng này cũng đạt xấp xỉ 7,4%.

- Phát triển mới 19 triệu thuê bao, tăng trưởng 11% so với năm 2015. - Doanh thu tồn Tổng Cơng ty: 44.205 tỷ đồng

- Doanh thu Công ty mẹ: 39.669 tỷ đồng. - Lợi nhuận trước thuế Công ty mẹ: 5.589 tỷ đồng - Lợi nhuận sau thuế Cơng ty mẹ: 4.471 tỷ đồng.

- Hồn thành 100,01% kế hoạch.

Trong năm 2017, Tổng Công ty đẩy mạnh phát triển mạng lưới thông qua đầu tư các thiết bị vô tuyến 3G-4G để không ngừng mở rộng vùng phủ đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu đang gia tăng mạnh mẽ của khách hàng, góp phần nâng cao thương hiệu và hình ảnh của MobiFone. Dự kiến trong năm 2018, bên cạnh 47 dự

án nhóm B chuyển tiếp, MobiFone sẽ triển khai 9 dự án nhóm B mới. Kế hoạch vốn năm 2018 dự kiến khoảng 10.200 tỷ đồng.

2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

Việc đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Quá trình đầu tư - xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngồi ra doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành kinh doanh có quy định riêng về đầu tư, xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định theo chuyên ngành, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đối với Tổng công ty viễn thông MobiFone nguồn vốn đầu tư là vốn nhà nước ngồi ngân sách nên quy trình quản lý đầu tư tuân theo các quy định của nhà nước, cụ thể như sau:

2.2.1. Xây dựng chủ trương, kế hoạch đầu tư

2.2.1.1. Quy định chung

- Đối với dự án nhóm A, B mới: HĐTV phê duyệt chủ trương đầu tư nhóm A, B hàng năm cho Tổng cơng ty Viễn thơng MobiFone để trình Bộ TTTT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B mới.

- Đối với dự án nhóm A, B chuyển tiếp: Trình HĐTV xem xét danh mục dự án nhóm A, B để trình Bộ TTTT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B chuyển tiếp; - Bộ TTTT phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B thực hiện hàng năm cho Tổng cơng ty Viễn thông MobiFone.

- Dựa trên căn cứ Quyết định phê duyệt danh mục dự án nhóm A, B của Bộ Thông tin và Truyền thông, HĐTV phê duyệt kế hoạch đầu tư nhóm A, B hàng năm, Người có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư nhóm A, B cho các đơn vị thực hiện dự án.

- Đối với dự án nhóm C: HĐTV phê duyệt kế hoạch đầu tư nhóm C hàng năm, Người có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư nhóm C hàng năm cho các đơn vị thực hiện dự án.

a. Trình tự và nội dung xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm

Bước 1: Xác định hạn mức vốn đầu tư hàng năm

- Ban TC chủ trì xác định hạn mức đầu tư trong năm kế hoạch trình Tổng giám đốc, có làm rõ cơ cấu vốn vay, vốn tái đầu tư và các vốn khác, và đề xuất các phương án huy động vốn khả thi.

Các đơn vị phối hợp:

- Ban KHCL cung cấp kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch tới và kế hoạch đầu tư trong năm, 5 năm được Bộ TTTT phê duyệt (nếu có).

- Ban KT cung cấp Báo cáo tài chính trong năm hiện tại, dự báo kết quả Tài chính cuối năm hiện tại.

- Ban KT rà soát hiện trạng tài sản của Tổng cơng ty lập báo cáo trình Tổng giám đốc.

- Ban ĐT chủ trì đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện đầu tư của Tổng công ty theo các chương trình đầu tư so với kế hoạch đầu tư được giao trình Tổng giám đốc.

Các đơn vị phối hợp:

- Các đơn vị thực hiện dự án, các đơn vị được giao quản lý, vận hành và khai thác báo cáo đánh giá thực hiện đầu tư trong năm cho Ban KHCL, Ban ĐT, Ban TC, Ban KT.

- Ban KHCL cung cấp số liệu giao kế hoạch đầu tư trong năm hiện tại.

- Dựa trên báo cáo hạn mức đầu tư trong năm kế hoạch, báo cáo rà soát hiện trạng tài sản của Ban KT, báo cáo thực hiện đầu tư của Ban ĐT. Ban TC chủ trì trình người có thẩm quyền xem xét phương án tổng thể đầu tư trong năm kế hoạch bao gồm hiện trạng đầu tư của Tổng công ty và dự kiến hạn mức đầu tư trong năm kế hoạch, cơ cấu nguồn vốn và kế hoạch vay, trả nợ vay. HĐTV Tổng công ty xem xét và ra quyết định ban hành hạn mức vốn cho hoạt động đầu tư trong năm kế hoạch.

Trong năm kế hoạch, nếu có chiến lược trọng điểm mới trong năm cần bổ sung hạn mức đầu tư thì Ban TC chủ trì phối hợp với các Ban liên quan trình người có thẩm quyền và HĐTV phê duyệt bổ sung hạn mức vốn đầu tư trọng điểm phục

vụ mục tiêu trọng điểm năm kế hoạch, đảm bảo tổng hạn mức đầu tư thường xuyên, mở rộng và hạn mức đầu tư trọng điểm không vượt quá tổng hạn mức đầu tư tối đa.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đầu tư

- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch

Dựa trên hạn mức đầu tư trong năm kế hoạch theo Quyết định của HĐTV, kế hoạch phát triển 5 năm đã được Bộ TTTT phê duyệt và chỉ đạo của người có thẩm quyền về các mục tiêu đầu tư trong năm kế hoạch, Ban KHCL chủ trì phối hợp với các Ban khác ban hành văn bản xây dựng hướng dẫn đăng ký kế hoạch đầu tư cho năm kế hoạch.

- Đăng ký kế hoạch đầu tư

Căn cứ văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư chi tiết của Ban KHCL, các đơn vị chủ trì thực hiện dự án rà soát, tập hợp nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực mà mình phụ trách lập thành bản đăng ký kế hoạch đầu tư chi tiết kèm theo báo cáo đề xuất đầu tư của từng dự án trong kế hoạch (nội dung phải đáp ứng các yêu cầu trong văn bản hướng dẫn đăng ký kế hoạch đầu tư chi tiết của Ban KHCL) gửi về Tổng công ty (Ban KHCL) đồng thời nhập liệu vào hệ thống xây dựng và quản lý kế hoạch đầu tư của Tổng công ty.

- Đánh giá kế hoạch đầu tư đăng ký của các đơn vị.

Ban KHCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá các chỉ tiêu đầu tư của dự án đối với các hồ sơ đăng kí dự án của các đơn vị. Hồ sơ đã đủ yêu cầu theo hướng dẫn đăng ký kế hoạch đầu tư sẽ được đánh giá chi tiết nội dung như quy mô, suất đầu tư, sự cần thiết đầu tư, hiệu quả đầu tư, phân loại thứ tự ưu tiên đầu tư. Trong q trình đánh giá có thể trao đổi trực tiếp với đơn vị đăng ký dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)