1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư
1.4.2. Quản lý dự án theo chu kỳ dự án
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Từ ý tưởng về dự án, xác định nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án là những công việc cần triển khai và quản lý để chuẩn bị đầu tư. Quyết định chọn lựa dự án là những quyết định chiến lược dựa trên nhu cầu và các mục tiêu lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu của dự án, tính khả thi, lợi nhuận, dự tính chi phí, độ rủi ro và ước tính các nguồn lực cần thiết là những nội dung cần được xét đến.
Tiếp đến phải chi tiết xem dự án cần được thực hiện như thế nào và nội dung chủ yếu của nó tập trung vào cơng tác thiết kế và lập kế hoạch. Các cơng việc được triển khai:
- Thành lập nhóm dự án, thiết lập cấu trúc tổ chức dự án - Lập kế hoạch tổng quan
- Phân tách công việc của dự án - Lập kế hoạch tiến độ thời gian - Lập kế hoạch ngân sách
- Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất - Lập kế hoạch nguồn lực cần thiết
- Lập kế hoạch chi phí và dự báo dịng tiền thu - Xin phê chuẩn thực hiện
Kết thúc giai đoạn này, tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu. Thành công của dự án phụ thuộc khá lớn vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các kế hoạch trong giai đoạn này.
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất. Những yêu cầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh đánh giá lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua thiết bị chính là những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này. Mục tiêu của giai đoạn này là toàn bộ những nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch được hoàn thành, các hệ thống được hoàn thành, kiểm định để đi vào vận hành.
Giai đoạn vận hành, khai thác
Tiến hành các hoạt động kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo dự án được đưa vào vận hành thường xuyên và phát huy hiệu quả tối đa.
Nhận xét:
- Khi dự án mới bắt đầu, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, và sau đó giảm nhanh chóng khi bước vào giai đoạn kết thúc dự án.
- Khi mới bắt đầu, xác suất hoàn thành dự án thấp nhất, độ rủi ro cao nhất. Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án bước qua các pha sau.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG
MOBIFONE
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Viễn thông MobiFone
2.1.1. Thông tin chung
- Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE - Tên tiếng Anh: MOBIFONE CORPORATION
- Tên viết tắt: MOBIFONE
- Địa chỉ hội sở: Tịa nhà MobiFone, Lơ VP1, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. - Website: http://www.mobifone.vn/
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000.000 đồng. - Vốn pháp định: 500.000.000.000 đồng.
- Giấy CNĐKKD: Số 0100686209 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/9/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 01/10/2015.