Chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 42 - 48)

2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Viễn thông MobiFone

2.2.2. Chuẩn bị đầu tư

Tùy theo từng loại dự án mà công tác chuẩn bị đầu tư có thể bao gồm tồn bộ hoặc từng phần các công việc thực hiện sau đây:

2.2.2.1. Dự án đầu tư xây dựng cơng trình

Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/Báo cáo kinh tế kỹ thuật/ trên cơ sở quy mơ, tính chất, u cầu kỹ thuật của dự án tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng và các nghị định, thơng tư, văn bản hướng dẫn.

Các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư như: gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), gói thầu tư vấn khảo sát địa chất cơng trình (nếu cần), gói thầu tư vấn lập cam kết bảo vệ mơi trường... và các gói thầu khác (nếu cần theo yêu cầu của dự án) phải được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi thực hiện. Thẩm quyền phê duyệt là

người đứng đầu đơn vị làm chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án

a) Lập dự án đầu tư xây dựng gồm (BCNCTKH, BCNCKT, BCKTKT) Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

- Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng. - Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng. - Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

- Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

- Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

- Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

- Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với cơng trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các cơng trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

- Vị trí xây dựng, hướng tuyến cơng trình, danh mục và quy mơ, loại, cấp cơng trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

- Phương án cơng nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

- Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng cơng trình, các kích thước, kết cấu chính của cơng trình xây dựng;

- Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng cơng trình;

- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngồi cơng trình, giải pháp phịng, chống cháy, nổ;

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mơ cơng suất và hình thức đầu tư xây dựng;

- Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng cơng trình và bảo vệ mơi trường;

- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, mơi trường sinh thái, an tồn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

- Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng cơng trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

- Các nội dung khác có liên quan.

Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

+ Thiết kế bản vẽ thi cơng, thiết kế cơng nghệ (nếu có) và dự tốn xây dựng. + Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư theo quy định của Luật xây dựng và các thông tư hướng dẫn.

b). Thẩm định dự án đầu tư xây dựng

- Dự án đầu tư xây dựng phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư. - Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm:

+ Tờ trình thẩm định dự án của chủ đầu tư;

+ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

+ Các tài liệu, văn bản có liên quan.

- Nội dung thẩm định dự án: Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

+ Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm: theo quy định của Luật xây dựng và các thông tư hướng dẫn.

- Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thẩm định gồm: theo quy định của Luật xây dựng và các thông tư hướng dẫn

+ Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư theo quy định của Luật xây dựng và các thông tư hướng dẫn.

- Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; không quá 40 ngày đối với dự án nhóm A; khơng q 30 ngày đối với dự án nhóm B; khơng q 20 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng: Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định của Luật xây dựng; Cơ quan chuyên mơn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế cơng nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau: cơ quan chun mơn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn xây dựng cơng trình. Cơ quan chun mơn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế cơng nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

c). Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng

- Theo quy định về phân cấp và ủy quyền của Tổng cơng ty.

2.2.2.2. Dự án khơng có yếu tố xây dựng

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mơ đầu t¬ư;

- Tiến hành tiếp xúc, thăm dị thị trường trong nước và ngồi nước để tìm nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức;

- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm triển khai;

a) Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát bao gồm ít nhất những nội dung cơ bản sau: - Tên dự án

- Các căn cứ khảo sát - Phương pháp tiến hành - Kết quả khảo sát. + Địa điểm.

+ Thời gian triển khai.

+ Hiện trạng: Các thống kê, phân tích, ưu nhược điểm; + Đề xuất từ các đơn vị sản xuất kinh doanh;

+ Nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ: trong nước, ngồi nước; + Các nội dung khác có liên quan…

+ Kết luận: Đề xuất ý kiến. b) Lập dự án đầu tư

Tùy theo tính chất quy mơ u cầu kỹ thuật đơn vị - chủ trì tổ chức lập BCNCKT hoặc BCKTKT dự án đầu tư theo quy định.

- Nội dung dự án:

+ Tên dự án, chủ đầu tư:

+ Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.

+ Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành;

+ Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mơ hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;

+ Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;

+ Phân tích, lựa chọn phương án cơng nghệ, kỹ thuật, thiết bị + Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;

+ Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường; + Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

+ Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ:

- Tổng mức đầu tư trình phê duyệt: Tổng mức đầu tư bao gồm tồn bộ các khoản mục chi phí, thuế và phí dự phịng để thực hiện dự án.

- Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án; Giải pháp triển khai, quản lý và bảo vệ môi truờng, khối lượng lắp đặt.

- Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có):

+ Hiệu quả trước mắt, tức thời. + Hiệu quả lâu dài.

+ Hiệu quả về tiết kiệm kinh phí, lao động v.v... + Hiệu quả tài chính của dự án đầu tư:

+ Đối với các dự án độc lập, dự án phục vụ kinh doanh: phải đánh giá khả năng hoàn vốn, khả năng sinh lời, doanh thu, lợi nhuận mang lại của dự án trên các tiêu chí như: Giá trị hiện tại thuần (NPV); Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR); Thời gian hoàn vốn Tth.

+ Với những dự án khơng thể tính tốn được NPV, IRR,…: Với các dự án phụ trợ, hỗ trợ: cần so sánh đánh giá với phương án đi thuê; Với các dự án không thể đánh giá như trường hợp ở trên thì phải có cam kết làm được cái gì để có thể so sánh đánh giá được so với trước khi đầu tư .

+ Tiêu chí về các yếu tố rủi ro trong quá trình triển khai dự án như: rủi ro về nhu cầu thị trường; rủi ro về cơng nghệ; rủi ro về pháp lý trong q trình triển khai; rủi ro về chính sách ….

+ Tiêu chí về kế hoạch và tiến độ thanh tốn, dịng tiền thanh tốn của dự án để bố trí nguồn vốn; cũng như kế hoạch đưa vào khai thác để có kế hoạch đánh giá hiệu quả.

- Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Thời gian khởi cơng, thời gian hồn thành: ghi thời gian khởi cơng, thời gian hồn thành từng hạng mục cơng việc, thời gian hồn thành tồn bộ dự án.

- Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. c). Thẩm định dự án

Thẩm quyền thẩm định dự án Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngồi ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định dự án.

d). Quyết định phê duyệt dự án

- Thẩm quyền phê duyệt như dự án đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)