Một số giải pháp cụ thể đối với Vietinbank CN Nam Thăng Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 92 - 101)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.3.1 Một số giải pháp cụ thể đối với Vietinbank CN Nam Thăng Long

™ Hoàn thiện tổ chức bộ máy cấp tín dụng&quy trình tín dụng

9 Nhận diện rủi ro

Khi phân tích về thực trạng các hoạt động trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Vietinbank Nam Thăng Long giai đoạn 2014-2016, nghiên cứu đã nhận thấy rằng: Quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại đây còn chưa mạch lạc, thiếu, yếu; các khâu quản trị cụ thể vẫn chưa đạt đến độ yêu cầu, trong đó khâu nhận diện rủi ro là khâu yếu đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro.

- Các hoạt động nhận diện rủi ro đã không được triển khai đầy đủ và đúng mức, chất lượng hoạt động này không cao, hầu như chỉ có hình thức. Nó chưa làm hết vai trò là cửa chặn đầu tiên cho hoạt động tín dụng. Bởi vậy, trong thời gian qua rất nhiều nguy cơ rủi ro đã không được phân tích, nhận diện để đưa ra các phương án ứng phó, dẫn đến khi diễn biến xấu xảy ra, chính sách ứng xử của Chi nhánh đã tỏ ra lúng túng và khách hàng đã phải hứng chịu những quyết định mang tính bất thường, gây sốc, mà rủi ro tổn thất vẫn không được ngăn chặn.

Để thực hiện yêu cầu nâng cao năng lực nhận diện rủi ro tín dụng vừa nêu, Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long cần phải xử lý tốt một số vấn đề cụ thể như sau:

- Hiện nay, Vietinbank Nam Thăng Long chưa có bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng. Chi nhánh cần thiết lập bảng thống kê các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng với nội dung sau: Thường xuyên thu thập thông tin liên quan đến tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng, cơ chế chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng và môi trường nội bộ cấp tín dụng của ngân hàng để phân tích, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ xấu trên các phương diện về phía khách hàng;

Phân tích và đánh giá về chính sách tín dụng, quy trình cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàngcòn những hạn chế và kẽ hở; về tác động của môi trường kinh doanh; dự báo tác động của việc thay đổi môi trường bên ngoài, bên trong ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ

đó để tổng kết, xây dựng hệ thống các dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng đã, đang và sẽ xảy ra để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng và nhận diện rủi ro tín dụng của cán bộ ngân hàng một cách chủđộng và khoa học.

- Trong quá trình tác nghiệp tín dụng, yêu cầu các cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ quản trị trực tiếp phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy trình, hướng dẫn về phân tích các dấu hiệu nhận biết rủi ro của khách hàng/khoản vay đã được quy định. Các quy định, hướng dẫn hiện nay của Vietinbank về vấn đề này cũng đã khá đầy đủ và được cập nhật thường xuyên từ trị luận và thực tiễn. Nếu thực hiện đúng và thực chất thì kết quả cũng sẽ rất tốt. Vấn đề còn lại chỉ là do từ trước đến nay Chi nhánh vẫn chưa khai thác hết, hoặc quá trình tác nghiệp thực tế thường bỏ qua một số dấu hiệu, hoặc do chất lượng các phân tích chưa cao. Vì thế, Chi nhánh cần phải chấn chỉnh lại việc tuân thủ thực hiện các nội dung tác nghiệp. Yêu cầu này tùy thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo và sự kiểm soát của đội ngũ cán bộ quản trị nghiệp vụ(cấp quản trị trung gian).

- Một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là thông tin không đầy đủ, do khách hàng hoặc do bản thân ngân hàng. Vì vậy, để công tác nhận dạng rủi ro tín dụng khi thực hiện quá trình cấp tín dụng, Chi nhánh cần thiết phải xây dựng các bảng câu hỏi liệt kê các yếu tố nghi vấn về điều kiện rủi ro để qua đó nhận diện nguy cơ rủi ro. Từđó, giúp Chi nhánh nhận biết được các điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Ngoài ra, trong quá trình phân tích, nhận diện các nguồn rủi ro đối với toàn bộ hoạt động tín dụng, cần phải quan tâm đến vấn đề các rủi ro phát sinh từ quá trình quyết định tín dụng.

9 Tăng cường công tác đo lường tín dụng

Mỗi NHTM đều có những kinh nghiệm, điều kiện kinh doanh riêng biệt nên hệ thống Xếp hạng tín dụng sẽ có những đặc trưng khác nhau về tiêu chí đánh giá, số mức xếp hạng. Rất khó để có thể xác lập một chuẩn Xếp hạng tín dụng cho tất cả các NHTM. Do vậy, các NHTM sẽ phải tự xây dựng hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với đặc thù riêng và có tham khảo hướng dẫn của NHNN, tham khảo kinh nghiệm của các NHTM và các tổ chức xếp hạng trong nước cũng như trên thế giới.

Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank trước hết là nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng phản ánh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp ra quyết định tín dụng chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống Xếp hạng tín dụng phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để Vietinbank có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từđó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp.

- Chi nhánh cần xác định rõ và sớm thẩm quyền chấm điểm xếp hạng khách hàng. Trong số những khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh, có những khách hàng được cấp tín dụng hoặc xác định Giới hạn tín dụng thông qua Phòng quản trị rủi ro trên Hội sở chính cho nên việc chấm điểm xếp hạng của những khách hàng này sẽ được thực hiện ở cả Hội sở chính và Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần đặc biệt chú ý ưu tiên việc hoàn thành chấm điểm xếp hạng của những khách hàng này trước.

- Do Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về thông tin đầu vào và kết quả chấm điểm Xếp hạng tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Chi nhánh trong việc trích lập dự phòng, tỷ lệ nợ xấu nên thanh toán viên, kiểm soát viên thực hiện chấm điểm Xếp hạng tín dụng phải đảm bảo thông tin được nhập vào hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ chính xác, hợp lý, phù hợp với hồ sơ, tài liệu và tình hình thực tế của khách hàng trong kỳ chấm điểm.

- Thanh toán viên, kiểm soát viên đều phải được quản trị theo mã truy cập, trong đó, thanh toán viên là cán bộ phòng quản trị nợ, phòng khách hàng, phòng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm nhập thông tin đầy đủ, chính xác vào hệ thống. Kiểm soát viên là lãnh đạo phòng quản trị nợ, phòng khách hàng, phòng quản trị rủi ro tín dụng có trách nhiệm rà soát việc nhập thông tin vào hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ của thanh toán viên.

- Ngoài chất lượng của bản thân khách hàng, kết quả xếp hạng phụ thuộc:

+ Thông tin được điền đầy đủ bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

+ Thông tin được cập nhật đúng định kỳ.

+ Sự phối hợp giữa phòng khách hàng và phòng quản trị nợ.

- Nhận thức rõ tầm quan trọng để hình thành nếp chấm điểm hàng quý: Đảm bảo chấm điểm đầy đủ cho tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, tránh bỏ sót khiến khách hàng bị hạ bậc, ảnh hưởng đến khách hàng, đến kết quả phân loại nợ của Chi nhánh.

- Bắt đầu ngay việc quản trị thông tin khách hàng, nhất là cập nhật định kỳ Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng, phòng ngừa nợ xấu phát sinh thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Ngân hàng cần phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, cải tiến hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ và duy trì một cách liên tục để có thể đánh giá chính xác tình hình khách hàng, khoản vay, làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về Giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Việc hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộđang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.

™ Các giải pháp phòng ngừa rủi ro

Kiểm soát rủi ro tín dụng hiện nay cũng là một khâu yếu trong dây chuyền quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Nam Thăng Long. Như phân tích thực trạng ở chương 2 đã cho thấy, hoạt động này cũng được thực hiện khá sơ sài, mang tính hình thức, chưa sát với yêu cầu kiểm soát và diễn biến của thực tiễn; các phương án kiểm soát còn nghèo nàn, hoạt động kiểm soát không được định hướng, gây khó cho người thực hiện. Vì vậy, cần chấn chỉnh lại hoạt động kiểm soát, xác định định hướng và cách thức kiểm soát rõ ràng, tăng cường tính chuyên nghiệp, thực hiện đa dạng và chất lượng hơn các biện pháp kiểm soát để nâng cao khả năng ứng xử linh hoạt và hiệu quả của hoạt động quản trị này cũng là một yêu cầu cần thiết, quan trọng đối với Chi nhánh.

Để tăng cường được năng lực và hiệu quả cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng của mình, Vietinbank Nam Thăng Long cần phải thực hiện các nội dung, đó là:

Đối với công tác kiểm soát nội bộ:

Tại Vietinbank Nam Thăng Long còn có nhiều vấn đề trong phân cấp quyền phán quyết tín dụng. Những món vay lớn thường được chuyển về trụ sở chính để

thẩm định. Nhưng việc giải ngân, cho vay thì lại do Ngân hàng cấp dưới nên bộ phận kiểm soát dưới cơ sở thường chủ quan hay không thấy được trách nhiệm của mình. Trách nhiệm của bộ phận thẩm định, bộ phận quản trị tại chi nhánh và tại trụ sở chính phải được thể hiện rõ trong báo cáo với từng chỉ tiêu và ghi rõ nguồn số liệu được cung cấp và các kết luận.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát tín dụng nội bộ, Chi nhánh nên có những cán bộ chuyên trách, chỉ kiểm tra, giám sát riêng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra, giám sát, cán bộ kiểm tra cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh như sự đánh giá và phân loại của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; việc cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng. Khi cán bộ tín dụng soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay; cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro; hồ sơ tín dụng không đầy đủ hay thiếu sự tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng,…

Đối với công tác giám sát sử dụng vốn vay:

Chi nhánh cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục đầu tưđối chiếu với hoạt động thực tế của khách hàng , cập nhật hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi chặt chẽ dòng tiền thanh toán, kiểm tra sử dụng vốn đúng quy định, vì nếu việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả khách hàng mới có thể hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, đảm bảo tiến độ trả nợđúng cam kết. Việc cấp tín dụng mới chỉ thực hiện dựa trên nguyên tắc lựa chọn những phương án khả thi hiệu quả, có nguồn thanh toán đảm bảo và chi nhánh có khả năng kiểm soát được nguồn tiền thanh toán. Đối với tài sản đảm bảo, yêu cầu đơn vị hoàn thiện thủ tục pháp lý theo đúng quy định hiện hành khi tài sản đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo, khuyến nghị mua bảo hiểm cho các cơ sở kinh doanh của đơn vị và Ngân hàng là người thụ hưởng đầu tiên trong các hợp đồng bảo hiểm.

Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài

ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Việc phát hiện những dấu hiệu rủi ro cần phải có sự thông tin liên lạc trong hệ thống, các cán bộ đều có trách nhiệm thông báo cho cán bộ tín dụng, cán bộ rủi ro những dấu hiệu rủi ro, tạo cơ chế thông tin linh hoạt.

™ Các giải pháp hạn chế khi xảy ra rủi ro

Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua còn manh mún, sai sót phát sinh ở khâu nào thì giải quyết tình thếở khâu ấy, cấp trên chỉ đạo như thế nào thì giải quyết như vậy. Vì thế, việc ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tại Chi nhánh chưa hiệu quả. Hiện nay, Vietinbank Việt Nam đã có quy trình quản trị đối với các khoản tín dụng có vấn đề nói chung và các khoản nợ xấu nói riêng. Tuy nhiên, tại chi nhánh Nam Thăng Long chưa thành lập Tổ xử lý nợ xấu chuyên biệt, mới chỉ có 1 cán bộ phụ trách mảng thu hồi nợ trong khi số lượng các khoản nợ xấu nhiều không thể kiểm soát hết, hầu hết nợ xấu phát sinh tại phòng nào thì do cán bộ phòng đấy tự đi giải quyết thu hồi. Cán bộ kiêm nhiệm vừa phát triển cho vay vừa phải đi thu hồi nợ, vì vậy dẫn đến tình trạng chất lượng thu hồi nợ chưa cao.

Cán bộ tín dụng vẫn phải luôn thu thập, cập nhật về thông tin khách hàng vay vốn trước, trong và sau khi cho vay. Trên cơ sở thông tin thu thập được cùng với việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, cán bộ tín dụng có thể nắm bắt được tình trạng khoản vay của khách hàng. Ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu của nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng cần phân tích tình hình bằng việc kiểm tra lại hồ sơ khoản vay xem có sai sót gì không, tham khảo thông tin bên ngoài. Kiểm tra có dấu hiệu tồn quỹ khách hàng suy giảm khác thường, tài khoản vãng lai tại đơn vị luôn có các phát sinh bên nợ, kiểm tra tình hình mua sắm máy móc thiết bị có bằng khoản vay ngắn hạn,…đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng quá hạn đó khéo léo để nhận biết tình hình thực tế của khách hàng.

Đối với những khoản nợ thông thường, nếu như không có sự phân định “nợ phát sinh bất thường”, thì chi nhánh sẽ bỏ lỡ thời cơ sớm thu hồi lại tiền từ khách

hàng, khi mà sự bất thường đó chưa kịp diễn biến thành hậu quả thông thường. Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng theo cách phân loại, quy trình xử lý nợ của ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý nợđa dạng. Đó có thể là đốc nợ, thu giữ tài sản bảo đảm, nhận thay thế tài sản, ủy thác, bán nợ… phù hợp với tính chất từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)