Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 105 - 109)

b. Nguyên nhân chủ quan

3.3.2.3 Đối với Ngân hàng nhà nước

- Thành lập chi nhánh của Trung tâm thông tin tín dụng tại các thành phố lớn. Nâng cao chất lượng thông tin trên cơ sở thu thập thông tin trong và ngoài Ngành. Sửa đổi bổ sung quy chế hoạt động và trao đổi thông tin tín dụng trong ngành ngân hàng. Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ và quyền lợi trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng: Để tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp áp dụng, NHNN cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế.

- Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, đưa hoạt động tín dụng vào đúng quỹ đạo luật pháp. Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm tạo thuận lợi cho các TCTD nói chung có đầy đủ thông tin về khách hàng vay, NHNN cũng cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

- Nghiên cứu trình Quốc hội đưa vào Luật các TCTD nội dung quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của các TCTD để thu hồi, xử lý nợ theo thỏa thuận.

- Xây dựng cơ chế sử dụng tài khoản quản trị tiền vay trong việc kiểm soát khoản vay của khách hàng. Việc có được một cơ chế rõ ràng, cụ thể như vậy sẽ hạn chế rủi ro cho các TCTD trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản trị tín dụng, giúp ngăn ngừa được các hành vi gian lận, phá vỡ cam kết, hạn chế nguy cơ phát sinh nợ xấu.

- Thành lập bộ phận cảnh báo rủi ro của NHNN. NHNN cần có một bộ phận cảnh báo rủi ro độc lập để thông báo cho các TCTD có biện pháp ứng phó kịp thời với những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về QTRRTD, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các Nghịđịnh, Quy định, Thông tư mới trong hoạt động cho vay của các TCTD tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách QTRRTD của các TCTD.

KẾT LUẬN

Trong năm năm trở lại đây (2012-2016), tốc độ cho vay tiêu dùng tăng trưởng rất nhanh, bình quân khoảng 20% năm và xu hướng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong những năm tới mang lại lợi nhuận đáng kể cho các Ngân hàng.. Do đó yêu cầu về mặt pháp lý cần phải có cơ chế và chính sách mang tính pháp lý cao để hoạt động cho vay tiêu dùng có kết quả tốt. Quản trị rủi ro từ lâu đã trở thành một trong những chức năng cốt lõi của quản trị ngân hàng. Từ nhiều năm nay, VietinBank luôn coi trọng quản trị rủi ro với mục tiêu cân bằng lợi nhuận - rủi ro, đảm bảo tăng trưởng kinh doanh an toàn, hiệu quả, góp phần xây dựng và duy trì sự ổn định bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Với nền tảng là những cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, Luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng và đánh giá hoạt động quản trị rủi

ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Viêt Nam CN Nam Thăng Long. Từ phân tích thực tế tác giả đã chỉ ra những hoạt động tích cực cũng như những mặt còn hạn chế cần khắc phục của NH, qua đó đã mạnh dạn đưa ra những định hướng và mục tiêu phát triển của Vietinbank Ngoài ra, còn một số giải pháp khác nằm ngoài tầm quyết định của ngân hàng, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủđể hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng nói chung, trong đó có Vietinbank.

Về cơ bản, luận văn đã phân tích số liệu hoạt động của NHTMCP Công Thương Việt Nam CN Nam Thăng Long từ năm 2014 đến năm 2016, cho thấy những mặt còn cần khắc phục của NH. Đây là căn cứ quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên thực hiện từng giải pháp, hệ thống hóa những nội dung của quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, đồng thời nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng để trên cơ sởđó làm rõ hơn những nội dung quan trọng mà một ngân hàng cần quan tâm để nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng.

Với những kết quả trên, tác giả hy vọng rằng Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Thăng Long, xây dựng một góc nhìn tổng quan, toàn diện về thực trạng và đánh giá mức độ phát triển

công tác quản trị rủi ro từ đó tạo cơ sở khoa học, điều kiện thực tiễn cho việc đề xuất hệ thống các giải pháp an toàn và hiệu quả trong thời gian tới.

Luận văn được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM.Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức trị thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót cũng như hạn chế, rất mong sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô, của các chuyên gia… để tôi có điều kiện hoàn thiện hơn những kiến thức và nghiên cứu của bản thân vềđề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động, 2013.

2. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc, Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Hà Nội, 2012.

3. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2003.

4. Nguyễn Thị Phương Liên, Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2011.

5. Nguyễn Thu Hà, Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank), luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại Thương, 2014.

6. Ths. Nguyễn Đức Tú, Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, 2011.

7. Nguyễn Anh Tuấn , Chuẩn mực quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM theo hiệp định Basel II và việc áp dụng tại Việt Nam, 2011.

8. Vietinbank - Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

9. Vietinbank - Quy định hướng dẫn xếp hạng tín dụng phân loại nợ và xét duyệt của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

10. Vietinbank - Quy trình quản trị và xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

11. Vietinbank - Định hướng phát triển và tầm nhìn chiến lược của Vietinbank – Nam Thăng Long đến năm 2020.

12. Vietinbank - Báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động của Vietinbank – Nam Thăng Long từ năm 2014 đến năm 2016.

Website

1. Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam:

www.bsc.com.vn

2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: www.vietinbank.com.vn

3. Trung tâm thông tin tín dụng: http://www.creditinfo.org.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh nam thăng long (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)