b. Nguyên nhân chủ quan
3.3.2.2 Đối với Chính phủ
Để góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân cho ngân hàng, đề nghị Chính phủ:
Kiến nghị 1: Duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị
Môi trường kinh tế chính trị xã hội là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động QTRRTD. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu, môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái. Điều này giúp đảm bảo duy trì hoạt động của các doanh nghiệp hay chính là đảm bảo cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đối với các TCTD nói chung và Vietinbank nói riêng.
Việc xây dựng kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lí tạo môi trường cho toàn bộ nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Nội dung của việc ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm: điều chỉnh ưu tiên về đầu tư công, kiểm soát tăng trưởng cung tiền và tín dụng, giảm thâm hụt ngân sách. Nhà nước nên mạnh dạn đóng cửa các doanh nghiệp và TCTD làm ăn không hiệu quả tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Có như thế, các ngân hàng sẽ tránh được những biến động bất ngờ, từđó hạn chếđược rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Về chính trị: Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Tuy nhiên, nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từđó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.
Kiến nghị 2: Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý bảo đảm an toàn tín dụng
Nhà nước cần phải tạo lập được một hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách đồng bộ, ổn định và hợp lý để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền, cũng như cho sựổn định của nền kinh tế quốc dân. Mọi quyết định mà Chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra một quyết định mới một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh, sửa đổi khiến cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoang mang. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước. Cụ thể Nhà nước cần phải sửa đổi và bổ sung một số nội dung như:
- Ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn về thế chấp và cầm cố tài sản, quy định cụ thể hơn những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như: quyền và nghĩa vụ của TCTD và các cơ quan, ban ngành có liên quan…Hiện nay mặc dù
Luật và các văn bản liên quan có quy định các TCTD có quyền xử lý TSBĐ nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý để TCTD thực hiện được quyền này hiện chưa đảm bảo và chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất. Tiến độ xử lý khi các TCTD chuyển hồ sơ sang Trung tâm bán đấu giá tài sản còn chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Do vậy, để việc xử lý thu hồi nợ được nhanh hơn và giảm thiểu chi phí, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSBĐ từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thoả thuận đúng luật nhằm giúp các TCTD nhanh chóng thu hồi được nợ thông qua việc xử lý các TSBĐ.
- Ban hành các quy định tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thành lập các công ty thẩm định giá, đồng thời mở rộng điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định không chỉ giới hạn đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho các công ty cổ phần tham gia hoạt động thẩm định giá.
Kiến nghị 3: Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Việc vận hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các TCTD hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do việc tiếp cận các thông tin chấm điểm như triển vọng ngành, các chỉ số trung bình ngành hiện vẫn còn nhiều hạn chế và hầu như là không có.
Vì vậy, Chính phủ cần giao cho Tổng cục thống kê phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các TCTD có những quyết định đúng đắn trong hoạt động tín dụng.
Kiến nghị 4: Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai
Hiện nay ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm.