Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở việt nam (Trang 29 - 33)

Singapore áp dụng khá triệt để hệ thống pháp luật Anh. Một trong những nguyên tắc của việc áp dụng hệ thống pháp luật Anh ở Singapore là áp dụng đến chừng mực mà chưa mâu thuẫn với tập quán và pháp luật của Singapore. Chính vì vậy, nguồn luật công ty của Singapore chủ yếu dựa vào các văn bản pháp luật về công ty của Anh và Úc. Tuy nhiên, luật công ty của Singapore hiện nay cũng chứa đựng nhiều điểm khác so với luật công ty hai nước trên. Nguồn chủ yếu của luật công ty của Singapore là Paprtnership Act 1890 và Compaines Act, Business Registration Act, Security Act. Theo các văn bản pháp luật này thì ở Singapore có các loại hình doanh nghiệp sau:

Công ty trong hệ thống pháp luật của Singapore: Theo Luật công ty (Luật số 50) thì 2 hay nhiều người có thể thành lập công ty hoạt động vì mục đích hợp pháp thông qua việc họ ký vào thoả thuận thành lập công ty và tuân thủ quy định đăng ký. Trong mọi trường hợp một công ty phải có ít nhất 2 thành viên, trừ khi công ty này là một công ty con thuê 100% sở hữu của một công ty khác (Phạm Trí Hùng- Luật Công ty của Singapore).

Luật quy định có 3 hình thức công ty:

Công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phiếu: trách nhiệm của các thành viên công ty là hữu hạn và chỉ hạn chế tới giá đã được thanh toán hay chưa được thanh toán cổ phiếu mà họ nắm giữ (nếu có). Đây là hình thức công ty thông thường được thành lập để thực hiện công việc kinh doanh vì mục đích sinh lợi.

Công ty trách nhiệm hữu hạn theo bảo lãnh: trách nhiệm của các thành viên công ty là hữu hạn và chỉ hạn chế tới giá trị mà họ cam kết cá nhân đóng góp vào tài sản của công ty trong trường hợp giải thể.

Công ty trách nhiệm vô hạn: các thành viên công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của công ty.

Luật công ty Singapore chia các công ty thành công ty cổ phiếu giao dịch hạn chế (private company) và công ty cổ phiếu giao dịch rộng rãi (public company). Công ty cổ phiếu giao dịch hạn chế không được quá 50 thành viên, không được phát hành cổ phiếu và trái nợ cho công chúng và không được nhận tiền gửi của công chúng. Công ty này cũng có thể hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phiếu. Ngược lại, công ty có cổ phiếu giao dịch rộng rãi không bị ràng buộc bởi những quy định này. Pháp luật Singapore cho phép một công ty có cổ phiếu giao dịch hạn chế có thể chuyển đổi thành công ty có cổ phiếu giao dịch rộng rãi và ngược lại, khi công ty thoả mãn các điều kiện và yêu cầu về thủ tục chuyển đổi. Theo luật công ty, các công ty nước ngoài có thể cũng có thể chọn việc thành lập chi nhánh công ty để kinh doanh thay việc phải thành lập một công ty (Phạm Trí Hùng-Luật Công ty của Singapore).

Về danh nghĩa, các thành viên là người có quyền lực lớn trong công ty. Bộ máy quản lý, điều hành công ty phải chịu trách nhiệm trước các thành viên của công ty. Các vấn đề quan trọng nhất của công ty sẽ do đại hội cổ đông quyết định hoặc cho phép. Với tư cách là sở hữu chủ đối với công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty, các thành viên có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ gắn liền với tư cách của chủ sở hữu. Bên cạnh đó, các thành viên của công ty có quyền kiện phát sinh, tức là kiện nhân danh công ty trong những trường hợp nhất định; quyền tiếp cận các tài liệu, sổ sách của công ty.

Luật công ty của Singapore quy định tất cả các công ty được thành lập tại Singapore phải có ít nhất hai giám đốc và một trong hai giám đốc đó phải là người có nơi cư trú thường xuyên ở đây. Các công ty thành lập ở Singapore cũng phải có ít nhất một thư kí là người có nơi cư trú thường xuyên ở Singapore. Giám đốc công ty ở Singapore có nhiều loại. Giám đốc điều hành (executive directors); giám đốc không điều hành (nonexecutive directors); giám đốc thế vị (alternate directors) và giám đốc “de- facto”. Giám đốc điều hành là loại giám đốc phổ biến nhất trong bộ máy điều hành của công ty.Giám đốc không điều hành là giám đốc không làm việc đầy đủ thời gian cho công ty và không tham gia điều hành công ty. Những chức danh này thường mang tính chất danh dự. Giám đốc thế vị là người được thay giám đốc trong các phiên họp và hành động nhân danh giám đốc. Giám đốc “de- fatco” là người hành động với tư cách là giám đốc mặc dù chưa bao giờ được bầu hoặc được cử làm giám đốc. Các giám đốc đầu tiên phải được ghi rõ trong văn bản thành lập công ty. Cách thức bầu giám đốc hoặc chỉ định giám đốc điều lệ công ty quy định.

Trong các công ty của Singapore vốn được cấu trúc từ vốn góp và vốn vay. Vốn góp của công ty thể hiện trong các cổ phần. Cổ phiếu là phần góp vốn của thành viên công ty, là phần sở hữu của họ được xác định theo tỉ lệ trong toàn bộ tài sản của công ty.

Cổ phiếu trong công ty của Singapore được chia thành hai loại: Cổ phiếu dự phần (equyty share) và cổ phiếu ưu thế (preferential share) tương đương với cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu tiên trong luật công ty ở một số nước. Theo định

nghĩa của luật công ty Singapore, cổ phiếu ưu tiên là cổ phiếu không chứa đựng quyền bỏ phiếu và chỉ cho phép hưởng lợi tức hạn chế theo tỷ lệ đã xác định. Cổ phiếu cổ phần là cổ phiếu không thuộc diện cổ phiếu ưu tiên. Vốn cổ phần của công ty ở Singapore được phân loại thành vốn điều lệ (authorized capital), vốn phát hành (issued capital) và vốn đã nộp (paid-up capital). Vốn điều lệ là giá trị tối đa của các cổ phiếu mà công ty được phép phát hành. Vốn điều lệ này có thể thay đổi trong trường hợp công ty phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc mệnh giá của cổ phiếu bị tăng hoặc giảm.Vốn phát hành là giá trị toàn bộ của cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành (Phạm Trí Hùng-Luật Công ty của Singapore).

Doanh nghiệp tư nhân trong luật của Singapore: Doanh nghiệp tư nhân trong luật của Singapore không được điều chỉnh bởi các quy định cụ thể, riêng biệt. Doanh nghiệp tư nhân được coi là doanh nghiệp của cá nhân. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch với tài sản khác của chủ doanh nghiệp. Khi tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự, chủ doanh nghiệp tư nhân được đối xử như thể nhân. Vì vậy, không có những quy định riêng cho chủ doanh nghiệp tư nhân.

Khi tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự, chủ doanh nghiệp tư nhân được đối xử như thể nhân. Vì vậy, không có những quy định riêng cho chủ doanh nghiệp tư nhân. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì doanh nghiệp đương nhiên chấm dứt sự tồn tại.

Doanh nghiệp hợp danh: Theo Luật đăng ký kinh doanh (Luật số 32) thì một cá nhân nào hay một nhóm những cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp một chủ (công ty), hợp danh thông qua cơ chế đăng ký với cơ quan đăng ký được máy tính hoá. Các thông tin đăng ký tại đây đều được cung cấp cho bất kỳ ai quan tâm. “Công ty ” hợp danh không được có quá 20 thành viên, loại trừ đối với các (Công ty) hợp doanh hành nghề được điều chỉnh theo luật. Để đăng ký thì chủ sở hữu duy nhất hay thành viên (công ty) hợp danh phải có đơn tới cơ quan đăng ký để được kiểm tra xem tên dự tính của doanh nghiệp hay (công ty) hợp danh có thích hợp không. Doanh nghiệp một chủ và (công ty ) hợp danh không là pháp nhân. Chủ sở hữu và thành viên của thành viên hợp danh chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt

động của doanh nghiệp và (công ty) hợp danh. Doanh nghiệp một chủ và (công ty) hợp danh không có nghĩa vụ phải nộp báo cáo tài chính hàng năm. Nhưng thời hạn đăng ký của 2 loại hình doanh nghiệp này là 01 năm và được gia hạn hàng năm. Một công ty có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp danh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)