Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, với mục tiêu xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, chấp nhận và tôn trọng các qui luật của nền sản xuất hàng hóa, chấp nhận tự do kinh doanh và sự phát triển của kinh tế tư bản tư nhân. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Khi gia nhập WTO, thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước ngày càng thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế. Gia nhập WTO sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn…Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, và quan hệ đặc biệt với nhiều nước (Bùi Xuân Hải, Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính tri ̣ về hô ̣i nhâ ̣p quốc tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Việc ký kết nhiều điều ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, đầu tư, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đã tạo cơ sở
pháp lý và tiền đề, điều kiện quan trọng về thể chế để nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế quốc tế; để pháp luật trong nước phù hợp và tương thích với pháp luật quốc tế; đồng thời, đảm bảo tính quốc tế của sự phát triển kinh tế thị trường nước ta.
Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong đó có Luật doanh nghiệp năm 2014, góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Bên cạnh kết quả đạt được, đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa do Luật doanh nghiệp có quy mô và mức độ cải cách lớn liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước và được triển khai trong bối cảnh một số luật khác được ban hành với những cách tiếp cận khác nhau nên quá trình thực hiện đã không tránh khỏi một số vướng mắc phát sinh từ sự thiếu đồng bộ về phạm vi điều chỉnh giữa Luật này với các luật có liên quan. Bên cạnh đó mặc dù đã có nhiều cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh nhưng một số quy định của Luật doanh nghiệp còn thiếu cụ thể, chưa thật sự bảo đảm tính khả thi.