trong nhà trường phổ thông theo tiếp cận năng lực
* Chủtrương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước
Trong xu thế phát triển và biến đổi không ngừng của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật. Đảng và Nhà nước ta đã xác định vai trò của Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, phát triển, thời kỳ xây dựng CNH - HĐH đất nước như “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục & Đào tạo”, “đổi mới HĐTH”, “đổi mới công tác quản lý”, “mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ”... được thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng XI, các Nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị Quyết Quốc hội, Luật giáo dục, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ... Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của các cấp giáo dục về đổi mới HĐTH, đề án về dạy học ngoại ngữ của 2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo là những căn cứ pháp lý thuận lợi cho công tác đổi mới HĐTH nói chung, HĐTH môn Tiếng Anh ở các trường THPT trên địa bàn thị xã nói riêng.
* Điều kiện của địa phương nơi nhà trường đang hoạt động
- Điều kiện về văn hoá, KT-XH của địa phương nơi trường đóng, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia giáo dục học sinh của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, phối hợp tích cực có hiệu quả công tác giáo dục giữa gia đình và nhà trường đối với HĐTH tiếng Anh.
- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Trong công tác quản lý HĐTH sự chỉ đạo của cấp trên rất quan trọng, đưa ra những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, phương hướng HĐTH. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi hiệu quả đưa HĐTH của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.
* Điều kiện dạy học của nhà trường
- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường như các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn, Đoàn thanh niên v.v trong trường tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh vận hành tốt, hoạt động đạt hiệu quả cao; coi trọng tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhằm tạo chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.
- Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy, đặc biệt là dạy học tiếng Anh. cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường như bàn ghế, phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, ngoài ra các phương tiện, thiết bị dạy học khác.
* Trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
Để thực hiện thành công việc quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, đòi hỏi đội ngũ giáo viên Tiếng Anh phải có trình độ chuyên môn vững vàng, hội đủ các năng lực và kỹ năng sư phạm cơ bản kể trên, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh. Bên cạnh đó cần có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực để tích cực, tự giác, quyết tâm trong việc loại bỏ những phương pháp cũ không phù hợp, sử dụng phương pháp dạy học mới đem lại chất lượng cao hơn.
* Trình độ của học sinh
Phẩm chất trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức học tập của học sinh là nhân tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Khi học sinh có ý thức học tập tốt, phẩm chất trí tuệ và khả năng tư duy phát triển thì việc khơi dậy các tiềm năng nội sinh để giải
quyết các vấn đề do bài học đặt ra của giáo viên là dễ dàng và thuận lợi. Nếu ngược lại thì giáo viên rất vất vả và lúc này là phải tính đến nghệ thuật, tính kiên nhẫn, lòng yêu trẻ của người giáo viên. Trong HĐTH môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực, kiến thức phải do chính các em khai phá, các kỹ năng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu phải do các em tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, để công tác hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực thành công thì phẩm chất, năng lực của người học là một trong những yếu tố quyết định.
Kết luận chương 1
Vấn đề quản lý HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT được hiểu là sự tác động có ý thức, có mục đích của CBQL đến HĐTH nhằm đạt mục tiêu dạy học thực hành môn Tiếng Anh. Quản lý dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đòi hỏi Hiệu trưởng, giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm vững Chuẩn kiến thức, kỹ năng thái độ của môn Tiếng Anh ứng với từng khối lớp để thiết kế và tổ chức dạy học và quản lý quá trình dạy học Tiếng Anh dựa trên chuẩn và năng lực thực tế của học sinh. Quản lý HĐTH môn Tiếng Anh ở trường THPT theo tiếp cận năng lực đòi hỏi Hiệu trưởng phải quản lý được việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Anh theo chuẩn, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học; Hoạt động dạy của giáo viên; Hoạt động học của học sinh... Quản lý HĐTH môn Tiếng Anh ở trường THPT theo tiếp cận năng lực là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người CBQL phải có sự hiểu biết cơ bản về môn Tiếng Anh, phải nắm được định hướng đổi mới HĐTH tiếng Anh ở trường THPT đó là quan điểm đổi mới HĐTH, bản chất của “tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh” trong dạy học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng và dạy học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp, Đây là những lý luận cơ bản, là những nội dung thiết yếu mà CBQL cần thực hiện trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác quản lý HĐTH môn Tiếng Anh của nhà trường để đảm bảo thành công cho quá trình giáo dục.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN CẦU GIẤY,
HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và giáo dục quận Cầu Giấy
2.1.1. Vị trí, dân cư
Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997; phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận NamTừ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ. Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07ha, với 82.900 người. Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hòa, phường Dịch Vọng Hậu [63].
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong năm 2019 kinh tế của quận tiếp tục tăng trưởng, thu ngân sách quận đạt 6.515 tỷ đồng, thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 102%. Chi ngân sách 2.127 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của quận. Tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 214.632,618 tỷ đồng, tăng 15,81% so với cùng kỳ năm trước; Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước đạt 6.228,8 tỷ đồng, tăng 0,071% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất ngành xây dựng ngoài Nhà nước đạt 26.566,7 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Toàn quận đã cấp 1.808 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh và 8 Hợp tác xã. Về cơ cấu, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng 61,69% trong cơ cấu kinh tế quận. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 38,31% trong cơ cấu kinh tế [63].
Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, năm 2019, quận đã thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh
khó khăn; Thực hiện chi trả chế độ cho đối tượng chính sách xã hội đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ. Vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em được 310 triệu đồng, đạt 103% kế hoạch. Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 1.395 triệu đồng, đạt 217% kế hoạch. Hỗ trợ giải quyết việc làm 5.985/5.700 lao động, đạt 105% kế hoạch [63].
Tiếp tục duy trì không còn hộ nghèo và triển khai các giải pháp trợ giúp các hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (giảm 38/54 hộ cận nghèo), đồng thời, triển khai các biện pháp chống tái nghèo, cận nghèo bền vững. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác Chữ thập đỏ có nhiều chuyển biến tích cực, đã tổ chức được 27 đợt hiến máu, tiếp nhận 4.728 đơn vị máu, đạt 220% kế hoạch Thành phố giao. Tổng trị giá các hoạt động chữ thập đỏ đạt hơn 19 tỷ đồng [63].
Công tác đầu tư, quản lý trật tự đô thị, đất đai, giải phóng mặt bằng được triển khai đồng bộ. Trong đó, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện có trọng điểm, tập trung vào các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh, triển khai thực hiện 110 dự án (17 dự án Thành phố, 93 dự án sử dụng nguồn ngân sách quận, trong đó, 38 dự án chuẩn bị đầu tư, 55 dự án chuyển tiếp và thực hiện đầu tư). Công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng đi vào nề nếp; thực hiện rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan tới việc cấp GCN QSD đất trên địa bàn [63].
2.1.3. Khái quát về giáo dục quận Cầu Giấy
2.1.3.1. Khái quát chung
Về giáo dục - đào tạo, toàn quận có 35/88 trường trên địa bàn quận đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 26/34 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 76,47%); Bên cạnh đó, quận đã thực sự chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là then chốt cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, quyết tâm xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng, tâm huyết, bằng cách nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, liên tục đánh giá lại chất lượng giáo viên, khuyến khích giáo viên tự nâng cao trình độ của mình, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các cuộc thi chuyên môn. Đến nay, quận Cầu Giấy tự hào là có rất nhiều trường đứng trong danh sách các trường có uy tín, danh tiếng trong thành phố như: THCS Cầu Giấy, THCS Lê Quý Đôn, Tiểu học Nghĩa Tân, Tiểu học Dịch Vọng A, Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu, Nguyễn Tất Thành; Lý Thái Tổ, Marie Curie [54] [55]…
2.1.3.2. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông * Quy mô phát triển giáo dục
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giáo dục quận Cầu Giấy đã đạt được những thành tựu to lớn, khẳng định sự cố gắng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. Được quận quan tâm, cùng với nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên, học sinh, giáo dục quận Cầu Giấy đã có những chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông, các trường đã chủ động trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy SGK mới; tích cực và chủ động trang bị, tập huấn và quản lý khai thác sử dụng thiết bị dạy học; tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo phương châm gắn đổi mới nội dung với đổi mới HĐTH. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường được nâng lên cả về đại trà và mũi nhọn. cơ sở vật chất được tăng cường theo hướng đồng bộ, cập chuẩn, trang thiết bị dạy học được quản lý, sử dụng vào nền nếp.Công tác quản lý được đổi mới, chú trọng tính kế hoạch, tự chủ, dân chủ trong các đơn vị giáo dục. Đội ngũ CBQL và giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giáo viên trẻ được tạo điều kiện để phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình, công tác đào tạo bồi dưỡng được quan tâm chú ý. Tại các cấp học, bậc học, tỷ lệ tốt nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm. 100% giáo viên đạt yêu cầu chuẩn hoá. Trong tổng số 55 trường đã có 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó, có hai phường là Quảng An và Phú Thượng đạt chuẩn giáo dục quốc gia ở cả 3 cấp học.
Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến mạnh mẽ, công tác phân công, phân cấp trong quản lý được đẩy mạnh; công tác thanh tra, kiểm tra trường học được tăng cường; công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm nhiều hơn; công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; nhiều nguồn lực được huy động để mở rộng trường, lớp, tăng trưởng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 15 trường THPT trong đó có 02 trường công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 04 trường chuyên và 09 trường dân lập: THPT Cầu Giấy; THPT chuyên Đại học Sư phạm; THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; THPT chuyên Đại học Ngoại ngữ; THPT Nguyễn Tất Thành; THPT Yên Hòa; PTDL Hermangoại ngữ Gmeiner; THPT Hồng Bàng; THPT Lương Thế Vinh; THPT Lý Thái Tổ; THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm; THPT Nguyễn Siêu; THPT Phạm Văn Đồng; THPT Global; THPT Nguyễn Huệ.
* Chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất, là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, do đó công tác đánh giá xếp loại học sinh được thực hiện nghiêm túc và thực chất hơn. Đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ Giáo dục & Đào tạo, những năm học vừa qua, hoạt động giảng dạy và giáo dục ở các nhà trường nói chung, việc đánh giá xếp loại học sinh nói riêng được toàn ngành triển khai đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của học sinh hơn. Những năm qua, Cầu Giấy luôn là một trong những địa bàn dẫn đầu thành phố về chất lượng giáo dục. Kết quả thi vào lớp 10 THPT trong 10 năm liên tiếp giữ vị trí dẫn đầu thành phố. Năm 2018, quận có gần 20% học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên. Trong 3 năm trở lại đây, học sinh của quận đã giành 88 giải quốc tế, 157 giải quốc gia và 867 giải Thành phố. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học của học sinh trong quận đạt 95,37% [54] [55].
* Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý