Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trường trung học phổ thông quận cầu giấy, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 80 - 103)

3.4.1. Mục đích khảo sát

Để thu thập thông tin đánh giá về các biện pháp quản lý HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã đề xuất có cần thiết và tính khả thi hay không, từ đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và xác định thêm độ tin cậy của các giải pháp được đánh giá cao.

3.4.2. Phương pháp khảo sát

Để khẳng định tính cần thiết, hợp lý và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và giáo viên tiếng Anh các trường THPT theo các mức độ sau đây:

- Rất cần thiết; Cần thiết: Ít cần thiết; Không cần thiết; Không trả lời. - Rất khả thi; Khả thi: Ít khả thi; Không khả thi; Không trả lời.

3.4.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát gồm: 10 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), 33 giáo viên tiếng Anh các trường THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

3.4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của của các biện pháp đã đề xuất

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ cần thiết ĐLC ĐTB Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Không trả lời 1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

SL 29 12 2 0 0

1.001 4,63

% 67,44 27,91 4,65 0,00 0,00

2

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp mới trong tổ chức hoạt động thực hành môn tiếng Anh cho giáo viên theo tiếp cận năng lực

SL 21 11 6 3 2

1.096 4,07

% 48,84 25,58 13,95 6,98 4,65

cần thiết từ hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tổ quản lý HĐTH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

% 55,81 25,58 11,63 6,98 0,00

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành tiếng Anh đối với giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực

SL 25 12 5 1 0

0.989 4,42

% 58,14 27,91 11,63 2,32 0,00

5

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành tiếng Anh theo tiếp cân năng lực

SL 19 12 7 4 1

1.027 4,02

% 44,20 27,90 16,27 9,30 2,33

6

Tăng cường kiểm tra và đánh giá quản lý HĐTH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

SL 23 13 4 2 1

1.009 4,28

% 53,49 30,23 9,30 4,65 2,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng sáu biện pháp đề xuất trên được các CBQL và giáo viên tiếng Anh đánh giá cao nhất ở mức rất cấp thiết, và trong mức này thì biện pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực có số người đánh giá nhiều nhất 67,44%. Đánh giá thấp nhất trong mức này là biện pháp đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học theo tiếp cân năng lực với 44,20% cho là rất cần thiết. Như vậy bảng trên cho thấy các biện pháp đưa ra được đánh giá khá cao ở mức rất cấp thiết và cấp thiết, tuy nhiên ở các biện pháp này vẫn còn một số ý kiến đánh giá sự cấp thiết ở mức ít và không cấp thiết chẳng hạn như biện pháp lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp mới trong tổ chức dạy học cho giáo viên Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực có tới 18,61% cho là ít và không cấp thiết hay biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học tiếng Anh nhằm phát huy năng lực thực hành cho học sinh là 25,57%.

Các kết quả khảo nghiệm ý kiến chuyên gia cho thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá là cấp thiết và có thể áp dụng được.

Kết quả khảo sát bảng 3.2 dưới đây cho thấy, so với tính cấp thiết của các biện pháp để ra thì tính khả thi thấp hơn, nhưng vẫn được đánh giá cao đối với mức khả thi và rất khả thi từ 55,55% đến 80% tổng hai mức ở sáu biện pháp trên. Biện pháp được đánh giá cao nhất ở hai mức này là biện pháp Nâng cao nhận thức về sự

cần thiết quản lý HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực với 79,07%. Có ba biện pháp được CBQL và giáo viên tiếng Anh đánh giá tính khả thi ở hai mức độ khả thi và rất khả thi là như nhau là biện pháp 2, 4 và 5 với 76,75% với mức điểm tương ứng là 4,07-4,00-4,16 và biện pháp kém khả thi nhất chính là biện chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

TT Biện pháp Mức độ khả thi ĐLC ĐTB Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Khôn g trả lời 1 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực SL 20 14 9 0 0 1.003 4,26 % 46,51 32,56 20,93 0,00 0,00 2 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp mới trong tổ chức hoạt động thực hành môn tiếng Anh cho giáo viên theo tiếp cận năng lực SL 19 14 6 2 2 1.082 4,07 % 44,20 32,55 13,95 4,65 4,65 3 Huy động các nguồn lực cần thiết từ hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tổ quản lý HĐTH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

SL 19 14 7 3 0

0.991 4,14

% 44,20 32,55 16,27 6,98 0,00

4

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành tiếng Anh đối với giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực

SL 18 13 7 4 1

1.083 4,00

% 41,86 30,23 16,28 9,30 2,33

5

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành tiếng Anh theo tiếp cân năng lực

SL 18 16 7 2 0

1.004 4,16

% 41,86 37,21 16,28 4,65 0

6

Tăng cường kiểm tra và đánh giá quản lý HĐTH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

SL 20 13 6 3 1

1.091 4,12

% 46,51 30,23 13,95 6,98 2,33

Các kết quả khảo nghiệm ý kiến chuyên gia cho thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá là khả thi và có thể áp dụng được.

Kết luận chương 3

Quản lý HĐTH nói chung cũng như quản lý HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nói riêng là một hoạt động tất yếu trong nhà trường theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay của đảng và Nhà nước ta. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động dạy học và quản lý nhà trường, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Mỗi biện pháp đề xuất đóng một vai trò nhất định song chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hiệu quả của các biện pháp nhằm đạt đến hiệu quả của công tác quản lý. Trong mỗi biện pháp đề xuất, chúng tôi đều nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đánh giá ở mức độ khác nhau nhưng tất cả CBQL, giáo viên tiếng Anh các trường THPT đều đánh giá tính cần thiết và khả thi cao. Tùy thuộc vào tình hình và điều kiện của nhà trường mà CBQL có thể vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo để đạt để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành hiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục ở các trường THPT nói riêng. Quản lý đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực trong nhà trường THPT là công việc của một bộ phận liên kết giữa các thành viên như giáo viên trực tiếp giảng dạy, tổ trưởng bộ môn, giám hiệu phụ trách chuyên môn dưới sự chỉ đạo chung của hiệu trưởng để thực hiện các công việc như xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, xác định các điều kiện, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học trong nhà trường để phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho các em.

Nhận thức được tầm quan trọng đó đề tài đã tập trung ngiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các biện pháp khả thi trong công tác quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành tại các trường THPT quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về quản lý đổi mới HĐTH cũng như đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành tại các trường THPT quận Cầu Giấy, TP Hà Nội dựa trên kết quả khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên tiếng Anh và học sinh trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành phù hợp với điều kiện thực tế của các trường trong quận góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung cũng như tiếng Anh nói riêng.

Trong thời gian qua, việc quản lý công tác đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực. giáo viên tiếng Anh đã có nhiều đầu tư trong soạn bài và giảng bài theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh. Học sinh đã tích cực chủ động trong việc học tập và rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. CBQL các cơ sở giáo dục đã quan tâm, chủ động hơn trong việc tổ chức, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh nên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Song vẫn còn một số hạn chế như chúng

tôi đã đề cập. Để khắc phục những tồn tại trên luận văn đã đề xuất 6 biện pháp nhằm tăng cường quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực;

Biện pháp 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp mới trong tổ chức hoạt động thực hành tiếng Anh cho giáo viên Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực;

Biện pháp 3: Huy động các nguồn lực cần thiết từ hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tổ quản lý HĐTH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực;

Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành tiếng Anh đối với giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực;

Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành tiếng Anh theo tiếp cân năng lực;

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra và đánh giá quản lý HĐTH Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.

Các biện pháp đề ra đều có tính cần thiết và tính khả thi và có thể vận dụng được vào thực tế của các trường THPT trên địa bàn Hà Nội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá nhằm phát huy năng lực giao tiếp ngôn ngữ cho học sinh. Tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý HĐTH nói chung và năng lực quản lý HĐTH tiếng Anh nói riêng cho CBQL các cấp. Nên có quy định chuẩn hiệu trưởng phải là người có trình độ B1 Tiếng Anh (theo chuẩn Châu Âu) trở lên để dễ dàng hơn trong việc quản lý. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực giao tiếp cho giáo viên. Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL, giáo viên Tiếng Anh đi tham quan, tập huấn một số trường điển hình ở nước ngoài, đặc biệt là các nước nói Tiếng Anh.

2.2. Đối với UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất-thiết bị dạy học cho bộ môn Tiếng Anh. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, đánh giá về công tác đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên Tiếng Anh bằng hình thức định kỳ hoặc đột xuất. Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cho giáo viên Tiếng Anh và các hình thức thi hoặc các sân chơi Tiếng Anh khác nhau cho học sinh tham gia.

2.3. Đối với hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn các trường THPT

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức khoa học quản lý giáo dục. Nâng cao trình độ Tiếng Anh để dễ dàng hơn trong chỉ đạo hoạt động của bộ môn Tiếng Anh. Có nhận thức đúng đắn về môn tiếng Anh. Phải nắm vững được mục tiêu cụ thể chương trình môn tiếng Anh theo định hướng giáo dục phát huy năng lực học sinh thì mới có thể quản lý được việc dạy học môn này.

Có chính sách động viên, khích lệ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với sự đổi mới chương trình môn tiếng Anh. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học môn tiếng Anh. Tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ để đạt chuẩn giáo viên ngoại ngữ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Sỹ Anh (2013), “Tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học, số 9, Hà Nội.

2. Hồ Sỹ Anh (2013), “Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và mục tiêu dạy làm người”, Dạy và Học ngày nay, số 4, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Rèn luyện kĩ năng dạy học theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa Hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục,

NXB giáo dục, Hà Nội.

6. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thu (2014), “Tổ chức dạy học phát triển toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Giáo dục, số 347, tháng 12/2014, Hà Nội. 7. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm đánh giá

theo năng lực và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. HCM, số 56, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Thanh Bình (2012), “Tiếp cận năng lực trong phát triển chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp”, Khoa học Giáo dục, số 83. tr.37-39, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Tiếng Anh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Hà Nội.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Hà Nội.

13. Cao Danh Chính (2012), Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trường trung học phổ thông quận cầu giấy, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 80 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)