trường trung học phổ thông quận Cầu Giấy, Hà Nội theo tiếp cận năng lực
3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
Nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức được thể hiện qua hành động, để có hành động đúng trước hết nhận thức phải đúng đắn. Do vậy, để đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn đối với hoạt động quản lý đổi mới.
3.2.1.1. Mục tiêu
Giúp cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh hiểu rằng, quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành là dựa trên chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực nói riêng, từ đó họ thấy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới và quản lý công tác đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Giúp cán bộ, giảng viên tin tưởng vào mục tiêu của việc đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, ý thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình từ đó có động lực và quyết tâm cao trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Thông qua việc giới thiệu, phổ biến, học tập, quán triệt các nội dung để CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu được sự cần thiết và tính tất yếu phải tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh.
- Tổ chức học tập, quán triệt chủ chương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngành trong các phiên họp cơ quan cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên hoặc các kênh thông tin như gửi mail, Website, bảng tin, phát thanh...để nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh, học sinh… về tầm quan trọng của Tiếng Anh để họ hiểu được lý do tại sao cần phải tăng cường quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành.
- Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản chỉ thị về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh và tình hình dạy học thực tế của nhà trường để CBQL xây dựng mục tiêu của việc đổi mới HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực một cách thiết thực.
- CBQL phải tăng cường biện pháp kích thích, động viên, tạo động lực nhằm đạt được hiệu quả công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên. Tạo dựng niềm tin để tác động đến tư tưởng, tình cảm của mọi người để họ có thêm động lực mới, thực hiện thành công mục tiêu đổi mới đề ra.
- Xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh, xây dựng tiêu chuẩn giáo viên để mỗi giáo viên tự nhận thức được trách nhiệm phải tự hoc tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân.
Tài năng của CBQL là làm thế nào để mọi người có thể thay đổi nhận thức một cách chủ động, tích cực thì mới có thể tạo ra những hành động thiết thực. Tuy nhiên, ở độ tuổi khác nhau thì nhận thức của mỗi người khác nhau. Vì thế cần chú ý đến việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh một cách đồng bộ và sâu sắc, nhằm mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý hoạt động đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực thực hành ở các trường THPT quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện.
Để thay đổi được nhận thức của người khác trước tiên phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình. Do đó, đòi hỏi mỗi CBQL phải có nhận thức, nghiên cứu, và học tập một cách nghiêm túc về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, yêu cầu đổi mới của ngành đối với HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Như vậy, CBQL mới có thể có đủ năng lực để quản lý giáo viên tiếng Anh và nâng cao nhận thức của họ đối với việc đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực.
3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp mới trong tổ chức hoạt động thực hành môn tiếng Anh cho giáo viên theo tiếp cận năng lực
3.2.2.1. Mục tiêu
Chất lượng của dạy học tiếng Anh để phát huy năng lực cho học sinh đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến việc sử dụng khéo léo và linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh. Việc xây dựng kế hoạch
hành động, việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có tốt đến đâu chăng nữa mà thiếu đi những giáo viên có năng lực trong việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì cũng không thể có một giờ dạy hiệu quả theo mục tiêu đã đặt ra. Nâng cao năng lực cho giáo viên dạy Tiếng Anh về dạy học theo tiếp cận năng lực nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng về bản chất của dạy học theo tiếp cận năng lực, tổ chức thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực một cách đồng bộ, hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực thực hiện
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn Tiếng Anh cho giáo viên làm cơ sở nền tảng để thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh về cơ sở tâm lý học của dạy học theo tiếp cận năng lực và bản chất của quá trình dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ vai trò của giáo viên Tiếng Anh trong dạy học theo tiếp cận năng lực.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực, các kỹ thuật dạy học thực hành để phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong quá trình học Tiếng Anh. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh về các kỹ thuật xây dựng chủ đề học tập trải nghiệm môn Tiếng Anh, chủ đề hoạt động câu lạc bộ học sinh yêu thích môn Tiếng Anh nhằm tạo môi trường giao tiếp, rèn kỹ năng nghe, nói, đọc viết bằng Tiếng Anh cho học sinh. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh về các phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, các kỹ thuật biên soạn đề thi để đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh về phát triển chương trình dạy học thực hành môn Tiếng Anh theo từng khối lớp và cho từng bài học. Chỉ đạo tổ Tiếng Anh tổ chức các cuộc hội thảo, thao giảng, dạy mẫu, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh... để tạo môi trường giao tiếp thực hành ngôn ngữ cho học sinh.
+ Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm tham mưu với hiệu trưởng nhà trường về mọi vấn đề đối với hoạt động HĐTH tiếng Anh đạt được kết quả cao.
+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về quản lý cho tổ trưởng, tạo điều kiện, động lực, thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng kịp thời, thích đáng để cổ vũ động viên tổ trưởng và giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triển xã hội.
+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đến tổ chuyên môn Tiếng Anh. Từng cá nhân phải có kế hoạch của mình, trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, nhu cầu cá nhân, tổ giới thiệu nhà trường xem xét để có kế hoạch cho đào tạo, bồi dưỡng.
- Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng về HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực nhằm phát huy năng lực giao tiếp cho học sinh. Tổ chức cho giáo viên tiếng Anh tham gia các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên dự giờ để đóng góp, chia sẻ kinh nghiêm lẫn nhau. Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng phong phú, đa dạng như:
+ Bồi dưỡng kỹ năng soạn, giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, theo cấu trúc hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, tổ chức làm việc theo cặp, nhóm.
+ Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu Projector, máy chiếu đa vật thể, bảng thông minh, đầu chiếu video, hệ thống tai nghe, phòng nghe - nhìn…
+ Bồi dưỡng kỹ năng quản lý học sinh, năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn, kỹ năng dẫn dắt bài học, tạo tình huống có vấn đề, xử lý tình huống, kỹ năng tổ chức trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…
Đổi mới hoạt động của Thư viện nhà trường và Thiết bị dạy học, chú trọng chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, phục vụ có hiệu quả cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ giáo viên thực hiện đổi mới thành công.
Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị tổ, trường có phong trào và chất lượng dạy học Tiếng Anh tốt ở trong và ngoài địa phương.
Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi (cả tinh thần và vật chất) cho giáo viên và học sinh để tổ chức một cách hiệu quả các hoạt động dạy học.
Ngoài những thiết bị có trong nhà trường, CBQL động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu trên mạng thông tin Internet để có những dữ liệu điện tử nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Hiệu trưởng kết hợp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ đột xuất để kiểm tra giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong giờ học. Từ đó có các hình thức điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp mang lại hiệu quả cao trong giờ dạy. Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy hiệu quả cũng như chính sách khen chê kịp thời để tạo động lực và tạo ra môi trường thi đua dạy tốt học tốt trong toàn trường.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cần đánh giá đúng năng lực của giáo viên Tiếng Anh để xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng. Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh phải đáp ứng nhu cầu thực tế của giáo viên và phải đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh. Nhà trường có nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng đem lại hiệu quả.
3.2.3. Huy động các nguồn lực cần thiết từ hợp tác quốc tế và xã hội hóa để tổ quản lý hoạt động thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc dạy học tiếng Anh trên lớp cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, kiến thức nền về ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu…) để học sinh định hình và biết cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc đã học được sử dụng như thế nào, trong những tình huống nào. Học sinh cũng có thể được thực hành giao tiếp trên lớp, tuy nhiên mức độ cồn rất hạn chế do thời lượng học tập, hoặc do điều kiện cơ sở vật chất… Do đó, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các trường trong nước và quốc tế là cơ hội hết sức thuận lợi cho giáo viên tiếng Anh trao đổi và học hỏi kinh nghiệm dạy học tiên tiến, hiện đại góp phần tích cực trong việc thay đổi nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học phát huy năng lực thực hành cho học sinh.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
CBQL chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt đông ngoại khóa, giao lưu, hợp tác quốc tế dựa trên kế hoạch chung của nhà trường; tổ chức
hoạt động ngoại khóa dưới nhiểu dạng như: tập thể, cả lớp, theo nhóm năng khiếu, dạng học tập, vui chơi, thường kỳ, đột xuất nhân dịp kỷ niệm hay lễ hội. Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức hoạt động ngoại khóa dưới nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa, câu lạc bộ, hội thảo nghiên cứu khoa học, giao lưu với các trường trong nước và nước ngoài…
Chỉ đạo việc xây dựng đa dạng các nội dung văn hóa xã hội, nghệ thuật, khoa học… nhằm phát hyu kiến thức tổng hợp cho học sinh. Chú trọng mở rộng giao lưu, hợp tác với các trường trong quận, thành phố tổ chức tham quan, học tâp, trao đổi kinh nghiệm qua các giờ dạy mẫu, giờ dạy giỏi. đồng thời, phối hợp tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy, kỹ năng đứng lớp hay sáng kiến kinh nghiệm… để giáo viên có thể ứng dụng trong công tác giảng dạy hiệu quả đạt mục tiêu dạy học ngoại ngữ của nhà trường cũng như toàn ngành.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về tiếng Anh, tạo điều kiện để giáo viên cũng như CBQL được đi tập huấn học tập để nâng cao năng lực, kỹ năng dạy học ngoại ngữ cũng như quản lý đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở trường THPT theo tiếp cận năng lực thực hành.
Tăng cường liên kết với các tổ chức và trường học nước ngoài tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được đi giao lưu học tâp thực tế, có thể sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để nâng cao nhận thức của các em về việc cần thiết phải học ngoại ngữ từ đó tạo cho các em hứng thú, chủ động, tích cực với môn học. Tất cả các nội dung trên nếu thực hiện tốt sẽ tạo dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài, hiệu quả với các trương, tổ chức trong và ngoài nước về tiếng Anh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học tiếng Anh của trường ngày càng được đổi mới, chất lượng đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu dạy học ngoại ngữ của nhà trường, của ngành và của toàn xã hội.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Để quản lý tốt việc tổ chức hoạt động ngoại khóa đòi hỏi CBQL phải có kinh nghiệm tổ chức cũng như kinh nghiệm ngoai giao hợp tác với các tổ chức; có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên; có sự đồng thuận, ủng hộ của hội cha mẹ học sinh, của nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương, của sở Giáo dục & Đào tạo về tinh thần cũng như điều kiện tài chính để hoạt động ngoại khóa của nhà trường đạt được hiệu quả thiết thực.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thực hành tiếng Anh đối với giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực
3.2.4.1. Mục tiêu
Chất lượng của dạy học tiếng Anh để phát huy năng lực thực hành cho học sinh đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến việc sử dụng khéo léo và linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh. Việc xây dựng kế hoạch hành động, việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có tốt đến đâu chăng nữa mà thiếu đi những giáo viên có năng lực trong việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì cũng không thể có một giờ dạy hiệu quả theo mục tiêu đã đặt ra.Như vậy biện pháp này sẽ: Kích thích đội ngũ trong lao động sáng tạo thực hiện vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phong