Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực hành Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trường trung học phổ thông quận cầu giấy, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 61)

- Trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 69,77% cho rằng rất ảnh hưởng, 25,88% ảnh hưởng. Chất lượng và hiệu quả của dạy học thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực trong nhà trường phụ thuộc vào phương pháp dạy học của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học cho người học.

- Trình độ của học sinh là yếu tố có ảnh hưởng thứ hai đến HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực theo đó 37,21% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng; 34,48% ảnh hưởng và 27,91% ít ảnh hưởng. Điều này cho thấy CBQL và giáo viên đã ý thức được tính chủ động của học sinh là trên hết nó quyết định được sự thành công của việc dạy học.

- Điều kiện dạy học của nhà trường có 23,26% CBQL và giáo viên cho rằng rất ảnh hưởng; 11,53% ảnh hưởng; 65,11% ít ảnh hưởng đến công tác giảng dạu ngoại ngữ. Kết quả này cho thấy việc HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực rất cần đến sự trợ giúp cuả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

- Các yếu tố 1 và 2 có mức ảnh hưởng khá ít đến công tác quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực với số lượng ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng giao động từ 13% - 17%.

Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố được khảo sát đề ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực của học sinh các trường THPT quận Cầu Giấy ở các mức độ khác nhau.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực Anh theo tiếp cận năng lực

2.5.1. Điểm mạnh

Công tác tổ chức quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện như lập kế hoạch dạy học, chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, chỉ đạo nghiên cứu bài học và chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học Tiếng Anh.

- CBQL và giáo viên về cơ bản đã nhận thức được HĐTH thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực là một trong những cách thứ đổi mới dạy học trong các

nhà trường, từ đó triển khai các biện pháp quản lý đảm bảo nâng cao hiệu quả HĐTH, chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lý.

- Giáo viên dạy Tiếng Anh bước đầu đã quan tâm đến phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, đồng thời tạo môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh. Việc dạy học Tiếng Anh đã dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng tháo độ đã xác định, các nhà trường đã quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, tuy nhiên còn một số bất cập.

- Hoạt động ngoại khóa môn Tiếng Anh chưa được giáo viên quan tâm, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Tiếng Anh có thế mạnh để hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh chưa được giáo viên thường xuyên sử dụng; Hoạt động đánh giá chưa thực sự theo tiếp cận năng lực.

2.5.2. Điểm hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh còn tồn tại một số bất cập sau đây:

- Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực chưa có chiều sâu, chưa được từng giáo viên thấm nhuần để thực hiện, chưa có cơ chế giám sát và chế tài xử lý.

- Chỉ đạo tăng cường hoạt động ngoại khóa, phát triển môi trường giao tiếp trong dạy học thực hành Tiếng Anh chưa tốt, chưa hiệu quả.

- Chỉ đạo xây dựng ngân hàng câu hỏi và đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực chưa tốt, chưa đúng quy trình và chưa thực sự tiếp cận năng lực.

- Hoạt động quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực còn bị chi phối bởi các yếu tố như năng lực của giáo viên và tính tích cực, động cơ học tập của học sinh, các yếu tố văn bản quản lý của cấp trên và môi trường văn hóa, kinh tế, chính trị xã hội ở địa phương. Bên cạnh những giáo viên có nhận thức và hành động đúng đắn thì vẫn còn một số bộ phận GVTA chưa tích cực, chậm đổi mới, chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động dạy học tiếng anh theo tiếp cận năng lực.

- Công tác quản lý HĐTH của CBQL còn lỏng lẻo, chưa huy động được sự phối hợp các lực lượng trong dạy học ngoại ngữ.

- Công tác bồi dưỡng nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, hiệu quả chưa cao. - Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ còn chưa đồng bộ, mặc dù tỷ lệ đạt chuẩn cao, song còn chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời về kiến thức và phương pháp giảng

dạy mới, kỹ năng sư phạm của một bộ phận nhà giáo còn hạn chế nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy mới.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá của CBQL đối với công tác đổi mới HĐTH chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết vai trò của kiểm tra đánh giá nên chưa thức đẩy, kích thích, phát huy hết được vai trò của GVTA trong việc đổi mới HĐTH tiếng Anh.

- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường cũng đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên còn chưa đúng và đủ theo nhu cầu dạy học tiếng Anh phát huy năng lực thực hành cho học sinh.

Nguyên nhân của hạn chế

Cùng với những ưu điểm trong công tác quản lý thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực tại các trường quận Cầu Giấy thì vẫn còn một số hạn chế thiếu sót mà nguyên nhân chủ yếu là:

- Kế hoạch được xây dựng một số trường còn chung chung, chưa cụ thể hóa kế hoạch thành hành động thực tiễn có hiệu quả;

- Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới HĐTH thực hành Tiếng Anh của một trường chưa mang tính đồng bộ, xuyên suốt,quyết liệt, chưa thường xuyên, một số nội dung còn thực hiện lỏng lẻo vì vậy đã dẫn đến tình trạng tổ chuyên môn Tiếng Anh chưa phát huy được vai trò chuyên môn của tổ; vẫn còn một số giáo viên chưa thay đổi được phương pháp giảng dạy của mình, ít chú trọng đến việc dạy và rèn luyện theo 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết); Các hình thức tổ chức dạy học chưa đa dạng,phong phú nên chưa lôi kéo được học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động sáng tạo. Các hoạt động ngoại khóa chưa được chú trọng đúng mức chưa tổ chức được các câu lạc bộ, trò chơi, các cuộc thi Tiếng Anh để nâng cao khả năng giao tiếp; công tác chỉ đạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh đã được thực hiện nhưng còn mờ nhạt.

- Do CBQL chưa được tập huấn, bồi dưỡng về HĐTH thực hành Tiếng Anh, cũng như chưa hiểu rõ bản chất của việc đổi mới HĐTH thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành nên việc xậy dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực còn hạn chế, hay công tác kiểm tra, đánh giá của một CBQL chưa được thường xuyên, chủ yếu giao cho tổ trưởng chuyên môn vì vậy chưa có tác dụng cao. Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh đã được quan tâm, đổi mới nhưng chưa triệt để cho nên vẫn còn học sinh mang tính ỷ lại.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn Tiếng Anh tuy đã có tăng trưởng đáng kể nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới HĐTH. Phòng học bộ môn, thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu tham khảo... còn thiếu nhiều so với yêu cầu dạy học ngoai ngữ phát triển năng lực thực hành cho học sinh.

Kết luận chương 2

Hoạt động đổi mới thực hành Tiếng Anh ở các trường THPT quận Cầu Giấy đã được quan tâm triển khai thực hiện. Công tác quản lý thực hành Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đã đạt được một số thành công đáng kể CBQL quản lý công tác đổi mới dựa trên các chứ năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá) khá hiệu quả. Đa số CBQL, giáo viên, NV và học sinh đều có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết phải tăng cường quản lý công tác đổi mới thực hành Tiếng Anh. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, việc đổi mới thực hành Tiếng Anh ở các trường vẫn còn chậm, công tác quản lý của một số hiệu trưởng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác tổ chức, chỉ đạo, công tác kiểm tra, đánh giá chưa được liên tục, quyết liệt nên dẫn đến thiếu hiệu quả trong quá trình quản lý. Thái độ, ý thức học tập của nhiều học sinh chưa cao vì vậy chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới giáo dục. Công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên chưa được chú trọng nên tỷ lệ giáo viên trên chuẩn còn thấp. Công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để tăng trưởng cơ sở vật chất- thiết bị dạy học môn Tiếng Anh hiệu quả còn thấp. Những vấn đề lý luận ở Chương 1 và phân tích thực trạng về công tác quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở Chương 2 là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi đưa ra các giải pháp quản lý của hiệu trưởng về việc đổi mới HĐTH Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường THPT quận Cầu Giấy. Đây chính là nội dung chủ yếu chúng tôi sẽ trình bày ở Chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN CẦU GIẤY,

HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp nêu ra để giải quyết được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy của các nhà trường thông qua việc tăng cường công tác quản lý HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của HĐTH tiếng Anh hiện nay. Những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Mỗi cá nhân vững mạnh kết hợp với nhau tạo thành một khối thống nhất, bền vững, không mâu thuẫn làm việc trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để tạo thành một hệ thống liên hoàn, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm giả quyết những vấn đề của hoạt động quản lý. Các giải pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào quản lý công tác đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách người công dân XHCN Việt Nam, con người mang đậm những tinh hoa văn hoá, của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc với thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại. Vì vậy quản lý HĐTH môn Tiếng Anh tại trường trung học phổ thông quận Cầu Giấy, Hà Nội theo tiếp cận năng lực phải quan tâm vận dụng nguyên tắc kế thừa phát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc với thành tựu tiên tiến trên thế giới.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động thực hành Tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông quận Cầu Giấy, Hà Nội theo tiếp cận năng lực trường trung học phổ thông quận Cầu Giấy, Hà Nội theo tiếp cận năng lực

3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết quản lý HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức được thể hiện qua hành động, để có hành động đúng trước hết nhận thức phải đúng đắn. Do vậy, để đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn đối với hoạt động quản lý đổi mới.

3.2.1.1. Mục tiêu

Giúp cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh hiểu rằng, quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành là dựa trên chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực nói riêng, từ đó họ thấy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới và quản lý công tác đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực. Giúp cán bộ, giảng viên tin tưởng vào mục tiêu của việc đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực, ý thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình từ đó có động lực và quyết tâm cao trong việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ đổi mới HĐTH môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Thông qua việc giới thiệu, phổ biến, học tập, quán triệt các nội dung để CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh hiểu được sự cần thiết và tính tất yếu phải tăng cường quản lý công tác đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh.

- Tổ chức học tập, quán triệt chủ chương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngành trong các phiên họp cơ quan cho toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên hoặc các kênh thông tin như gửi mail, Website, bảng tin, phát thanh...để nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên tiếng Anh, học sinh… về tầm quan trọng của Tiếng Anh để họ hiểu được lý do tại sao cần phải tăng cường quản lý đổi mới HĐTH môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực thực hành.

- Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản chỉ thị về đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh và tình hình dạy học thực tế của nhà trường để CBQL xây dựng mục tiêu của việc đổi mới HĐTH tiếng Anh theo tiếp cận năng lực một cách thiết thực.

- CBQL phải tăng cường biện pháp kích thích, động viên, tạo động lực nhằm đạt được hiệu quả công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên. Tạo dựng niềm tin để tác động đến tư tưởng, tình cảm của mọi người để họ có thêm động lực mới, thực hiện thành công mục tiêu đổi mới đề ra.

- Xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh, xây dựng tiêu chuẩn giáo viên để mỗi giáo viên tự nhận thức được trách nhiệm phải tự hoc tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân.

Tài năng của CBQL là làm thế nào để mọi người có thể thay đổi nhận thức một cách chủ động, tích cực thì mới có thể tạo ra những hành động thiết thực. Tuy nhiên, ở độ tuổi khác nhau thì nhận thức của mỗi người khác nhau. Vì thế cần chú ý đến việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh một cách đồng bộ và sâu sắc, nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trường trung học phổ thông quận cầu giấy, hà nội theo tiếp cận năng lực (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)