Khái quát về địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 41 - 44)

2.1.1. Khái quát về các trường tiểu học quận Thanh Xuân

Công tác GD&ĐT của quân Thanh Xuân có bước phát triển mạnh, chất lượng dạy học được nâng cao. Hiện nay, quận Thanh Xuân có: 12 trường tiểu học công lập và 3 trường tiểu học dân lập, tổng số 24.777 HS và 460 lớp (Trong đó, khối công lập gồm 23.009 HS và 404 lớp); Từ nay đến năm 2020, quận Thanh Xuân tập trung nâng cao chất lượng GD&ĐT, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển đa dạng các loại hình trường lớp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng. Đó là điều kiện tốt để nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.

Tình hình giáo dục của các trường tiểu học: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Toàn quận có 35 cán bộ quản lí (gồm 16 hiệu trưởng và 19 phó hiệu trưởng) và 98 tổ trưởng chuyên môn và 613 Cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Tất cả các trường đều có nhân viên phụ trách công tác y tế học đường, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, giáo viên và HS. Đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường tiểu học đủ để đáp ứng cho yêu cầu tổ chức HĐDH theo định hướng phát triển năng lực

Về giáo dục đạo đức: Tổ chức tốt hoạt động giáo dục đạo đức lối sống cho HS với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Coi trọng kết hợp giáo dục đạo đức cho HS giữa nhà trường tiểu học với các lực lượng giáo dục khác. Đây cũng là điều kiện tốt cho HĐDH theo định hướng phát triển năng lực.

Về chất lượng dạy và học: Thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học theo quy định, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Phòng GD&ĐT quận đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá HSTH. Toàn cấp Tiểu học của Quận đã thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. Đặc biệt trên

địa bàn quận có 07 trường tiểu học hiện đang thí điểm thực hiện mô hình trường học mới. Điều này đã góp phần không nhỏ vào chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của quận Thanh Xuân.

Về mạng lưới, quy mô trường, lớp tiểu học quận Thanh Xuân:

Bảng 2.1. Danh sách các trường tiểu học hệ công lập quận Thanh Xuân năm học 2019 - 2020

TT Tên trường Tổng số

HS

Tổng số

lớp Số HS/ lớp

1 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn 1.866 30 62

2 Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam 1.826 32 57

3 Trường Tiểu học Kim Giang 2.209 38 58

4 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi 2.763 51 54

5 Trường Tiểu học Hạ Đình 1.268 28 45

6 Trường Tiểu học Phan Đình Giót 2.226 37 60

7 Trường Tiểu học Nhân Chính 1.594 28 57

8 Trường Tiểu học Khương Mai 2.097 35 60

9 Trường Tiểu học Phương Liệt 1.640 31 53

10 Trường Tiểu học Khương Đình 1.988 33 60

11 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung 2.233 37 60

12 Trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc 1.299 25 52

13 Trường Tiểu học Nguyễn Tuân 315 7 45

Tổng 23.324 411 56

(Nguồn: Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân, 2020)

Qua bảng 2.1 cho thấy, trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện có 13 trường tiểu học công lập. Bên cạnh đó, trên địa bàn quận Thanh Xuân hiện nay có 03 trường tư thục: Trường Tiểu học Brendon, Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội và Trường Tiểu học Vietschool Pandora. Các trường tiểu học quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS cụ thể: Có 9/13 trường đạt chuẩn quốc gia đó là điều kiện thuận lợi về mọi mặt để phát trển hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực HS. Tuy nhiên, một số trường chưa đạt chuẩn quốc gia còn thiếu phòng học chức năng, nhà thể chất, sân bãi... khó khăn cho việc tổ chức các HĐTN phát triển năng lực HS. Điều đó đặt ra cho các nhà quản lí cần có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất chất đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.

2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Thu thập dữ liệu về HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội; hoạt động quản lý dạy học trải nghiệm môn TN&XH, cùng với cơ sở lí luận để đề xuất các biện pháp quản lý dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội. Thực trạng quản lý HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Các nội dung nghiên cứu thực trạng nêu trên sẽ được phân tích, bình luận, so sánh và đánh giá thông qua thang đo với các mức độ khác nhau giúp tác giả rút ra các kết luận khoa học cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

2.1.2.3. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê và xử lí bằng phần mềm tin học.

2.1.2.4. Mẫu khách thể khảo sát

Để thực hiện khảo sát các nội dung trên, đề tài tiến hành khảo sát tất cả các trường tiểu học hệ công lập trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với 200 phiếu điều tra (2 cán bộ quản lý tại Phòng Giáo dục quận Thanh Xuân; 30 CBQL tại các Trường; 168 giáo viên), thu về 182 phiếu (chiếm 91%) có 02 cán bộ phòng, 30 CBQL và 150 giáo viên.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ quản lý; 10 giáo viên khi họ tham gia trả lời bảng hỏi xong nhằm nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về các nội dung của quản lý HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Thang 1: 4-Tốt; 3-Khá; 2-Trung bình; 1-Yếu

Thang 2: 3-Thường xuyên, 2-chưa thường xuyên, 1-chưa sử dụng. Thang 3: 3-Rất ảnh hưởng, 2-ít ảnh hưởng, 1-không ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)