Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 82)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Luận văn tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mặt nhận thức mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 182 người bao gồm: 02 cán bộ phòng, 30 CBQL và 150 giáo viên.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết hay không cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐDH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến chuyên gia về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát 182 CBQL và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận

Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

TT Biện pháp Mức độ cấp thiết ĐTB Rất cầp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về HĐDH môn TN&XH heo hình thức trải nghiệm

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm cho giáo viên

168 92,3 14 7,7 0 0 2,92

3

Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lý dạy học môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm

134 73,6 48 26,4 0 0 2,74

4

Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm cho HSTH trong dạy môn TN&XH

155 85,2 27 14,8 0 0 2,85

5

Tổ chức huy động các nguồn lực phục vụ cho HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm

141 77,5 41 22,5 0 0 2,77

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.1 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần phải áp dụng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, có những biện pháp được đánh giá cấp thiết ở mức độ cao như: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo hình thức trải nghiệm cho giáo viên; Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm cho HSTH... Không có giải pháp nào bị đánh giá ở mức độ không cấp thiết. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp cần xét trên khả năng và đối tượng phù hợp để có thể kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp khác nhau.

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và giáo viên về tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh

Xuân, thành phố Hà Nội TT Biện pháp Mức độ khả thi ĐTB Rất khả thi Ít khả thi Không Khả thi SL % SL % SL % 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về HĐDH môn TN&XH heo hình thức trải nghiệm

147 80,8 35 19,2 0 0 2,81

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm cho giáo viên

136 74,7 46 25,3 0 0 2,75

3 Đổi mới công tác lập kế hoạch

theo hình thức trải nghiệm 4

Chỉ đạo đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm cho HSTH trong dạy môn TN&XH

128 70,3 54 29,7 0 0 2,70

5

Tổ chức huy động các nguồn lực phục vụ cho HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm

143 78,6 39 21,4 0 0 2,79

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.2 trên ta thấy hầu hết các biện pháp đều được các giáo viên và CBQL đánh giá là rất khả thi, không có biện pháp nào bị đánh giá là không khả thi. Biện pháp

được CBQL và giáo viên đánh giá khả thi nhất là “Đổi mới công tác lập kế hoạch dạy

học môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm” với 83,5% rất khả thi và 16,5% ít khả thi.

Kế tiếp là “Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về HĐDH môn

TN&XH theo hình thức trải nghiệm” có 80,8% rất khả thi, 19,2% ít khả thi. Đây là những biện pháp được đánh giá mang tính khả thi cao. Nguyên nhân do chúng không tốn kém quá nhiều chi phí, không đòi hỏi nhiều lực lực cùng tham gia vào giải pháp.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 05 biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội: Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về HĐDH theo hình thức trải nghiệm; Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo hình thức trải nghiệm cho giáo viên; Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch dạy học theo hình thức trải nghiệm; Đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm cho HSTH; Tổ chức huy động các nguồn lực phục vụ cho HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm. Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều đánh giá: Cả 05 biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Quản lý dạy học theo hình thức trải nghiệm ở trường tiểu học là những tác động có mục đích, có tổ chức, khoa học của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên, HS và quá trình dạy học theo hình thức trải nghiệm, cùng các lực lượng liên đới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực của HS đáp ứng yêu cầu xã hội.

Quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, Nhà trường đã thực hiện các biện pháp chỉ đạo dạy học theo hình thức trải nghiệm, từ đó góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, so với yêu cầu mới thì công tác này cũng còn những hạn chế, bất cấp như: Năng lực dạy học theo hình thức trải nghiệm của giáo viên còn có những hạn chế. Hình thức tổ chức HĐTN môn TN&XH trong dạy học nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn. Kế hoạch HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của HS đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình còn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xã hội chưa cao. Chỉ đạo và giám sát HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm còn chưa sát, với những bộ môn giáo viên ít kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, việc giám sát, nhắc nhở còn chưa được làm thường xuyên. Nguồn lực phục vụ cho HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm còn hạn chế, nhà trường chưa huy động được các nguồn lực từ cha mẹ HS và các tổ chức xã hội.

Xuất phát từ thực trạng đó, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất 05 biện pháp quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội: Nâng cao nhận thức cho CBQL

và giáo viên về HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm; Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học theo hình thức trải nghiệm cho giáo viên; Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch dạy học theo hình thức trải nghiệm; Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm cho HSTH; Tăng cường các nguồn lực phục vụ cho HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm.

Các biện pháp đề xuất trong luận văn đã được tiến hành khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi bằng hình thức thăm dò ý kiến, phát phiếu hỏi tới 182 cán bộ quản lý và giáo viên của Nhà trường. Kết quả thu được, đa số cán bộ quản lý và giáo viên của các Nhà trường đã ủng hộ và tán thành các biện pháp đã đề xuất và cho rằng đây là các biện pháp cấp thiết và có tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội

Có kế hoạch định kỳ chỉ đạo các HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm đến các trường trong toàn thành phố. Định hướng những địa điểm trải nghiệm vui tươi, bổ ích khi tổ chức các HĐTN. Tăng cường công tác truyền thông phổ biến những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cải tiến HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm. Đổi mới việc đánh giá các trường, không chỉ đánh giá nhiệm vụ chuyên môn mà còn coi trọng cả việc đánh giá các HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm, coi đó là một trong những nội dung thanh tra toàn diện nhà trường. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy học theo hình thức trải nghiệm chuyên sâu hơn, bài bản hơn, thay vì chỉ bồi dưỡng hè. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở GD&ĐT với Thành đoàn và Hội đồng Đội cùng các ban ngành đoàn thể có liên quan đến HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm. Tổ chức Hội nghị tổng kết, Thi đua - Khen thưởng về công tác quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm đơn vị điển hình và rút kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo của Sở GD&ĐT.

2.2. Phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân

Bố trí cán bộ phụ trách quản lý chỉ đạo HĐDH theo hình thức trải nghiệm có kinh

nghiệm và tâm huyết trong công tác. Có kế hoạch định kỳ chỉ đạo công tác quản lý

HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm.Thiết lập và duy trì thường xuyên chế độ họp giao ban, báo cáo công tác quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải

nghiệm. Có kế hoạch liên tịch với các ban ngành đoàn thể trong quận để phối hợp tổ

chức HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm.Tổ chức hội thảo chuyên đề về

công tác quản lý HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm. Đưa tiêu chuẩn

HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm thành một tiêu chí quan trọng trong

thang điểm đánh giá thi đua các trường. Tăng cường hỗ trợ các trường Tiểu học trang

thiết bị và các điều kiện đểthực hiện có hiệu quả HĐDH môn TN&XH theo hình thức

trải nghiệm.

2.3. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Kiện toàn Ban chỉ đạo HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm, xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp phù hợp với đối tượng, tình hình nhà trường. Có phân công phân nhiệm rõ ràng, thực hiện sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm cho năm sau.

- Làm tốt công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS của nhà trường về vai trò HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm trong điều kiện hiện nay, từ đó có đầu tư công sức và thời gian xứng đáng cho hoạt động.

- Tăng cường giao lưu với các trường để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi những cách làm hay của các đơn vị điển hình trong HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm.

- Tận dụng tất cả các điều kiện CSVC sẵn có hoặc tìm kiếm các địa điểm thích hợp để tổ chức hoạt động, bố trí nguồn kinh phí thích đáng để bổ sung phương tiện và CSVC, đồng thời khai thác tiềm năng của các lực lượng xã hội để phục vụ cho các HĐDH môn TN&XH theo hình thức trải nghiệm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tuấn Anh (2015), Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học

theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy

học, Vụ Giáo viên, Hà Nội

3. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường Tiểu học, Hà Nội

5. Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định về đánh giá

HSTH, Hà Nội

6. Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi một số điều quy

định về đánh giá HSTH của thông tư 30/2014, Hà Nội

7. Bộ GD&ĐT (2015), Chỉ thị số 3131/CT BGDĐT ngày 25/8/2015 Về nhiệm vụ

trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2015), Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2015

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015-2016, Hà Nội.

9. Bộ GD&ĐT (2015), Dự thảo CTGDPT tổng thể tháng 8/2015, Hà Nội.

10. Bộ GD&ĐT (2015), Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng tổ chức các HĐTN

sáng tạo trong trường tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Bộ GD&ĐT (2016), Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi đánh giá HSTH

thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, Hà Nội.

12. Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành CTGDPT mới,

Hà Nội.

13. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020,

14. Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Tâm lí học quản lý, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 8 khóa XI ( Nghị quyết số 29 -

NQ/TW), Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung Ương Đảng, Hà Nội.

19. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại HĐDH, Nxb Đại học Quốc gia, Hà

Nội

20. Nguyễn Tiến Đạt (2006), Kinh nghiệm và thành tựu GD&ĐT trên thế giới tập

I, II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Khánh Đức (2013), Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo

theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục, Đề tài Trọng điểm ĐHQGHN, mã số: QGTĐ, Hà Nội.

22. Nguyễn Thu Hà (2014), Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực

trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, Nghiên cứu giáo dục, Tập 30, số 2, Viện đảm bảo chất lượng Giáo dục, Hà Nội.

23. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về QLGD và khoa học GD, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

24. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục,phát triển con người phục vụ phát

triển kinh tế xã hội, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Nguyễn Thúy Hồng và các cộng sự (2010), Nghiên cứu PISA và tác động đến

sự phát triển CTGDPT, Hà Nội.

26. Đặng thành Hưng (2015), Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại, Viện chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)