Thực trạng hoạt động dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 44 - 53)

các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

2.2.1. Thực trạng mục tiêu hoạt động dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở HS năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống và các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). Đánh giá mục tiêu HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, đề tài tổ chức lấy ý kiến và thu được 182 ý kiến, tổng hợp trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng mục tiêu HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách 55 30,2 74 40,7 34 18,7 19 10,4 2,91 2 Hình thành và phát triển các năng lực tâm lý - xã hội 34 18,7 79 43,4 30 16,5 39 21,4 2,59 3 Nuôi dưỡng ý thức sống tự lập 20 11,0 51 28,0 55 30,2 56 30,8 2,19

5

Phát triển ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết và những năng lực chung của một công dân thế kỷ 21 47 25,8 81 44,5 28 15,4 26 14,3 2,82 6 Phát triển năng lực hợp tác, khả năng làm việc nhóm 61 33,5 86 47,3 25 13,7 10 5,5 3,09

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả khảo sát, đánh giá của CBQL, giáo viên ở các trường tiểu học quận

Thanh Xuân cho thấy mục tiêu “Phát triển năng lực hợp tác, khả năng làm việc

nhóm” đối với HS thông qua hoạt động dạy học trải nghiệm môn TN&XH được đánh giá tốt nhất với 33,5% người đánh giá tốt, 47,3% đánh giá khá và chỉ có 5,5% người đánh giá yếu với điểm trung bình là 3,09/4 điểm. Tiếp đến là mục tiêu “Hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách” với 30,2% người được hỏi đánh giá tốt, 40,7% đánh giá khá. Ngược lại, mục tiêu “Nuôi dưỡng ý thức sống tự lập” thông qua các buổi học trải nghiệm môn TN&XH chưa được đánh giá cao với 30,6% đánh giá yếu, 30,2% đánh giá trung bình. Tóm lại, các mục tiêu hướng đến trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở trường tiểu học quận Thanh Xuân đang được các thầy cô, HS triển khai liên tục và có định hướng rõ ràng.

2.2.2. Thực trạng chủ đề dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Đề tài tổng hợp 182 ý kiến của CBQL, giáo viên về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với các chủ đề cơ bản của môn TN&XH ở các trường tiểu học, kết quả được tổng hợp trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng chủ đề dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện

ĐTB

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2 Xã hội 33 18,1 55 30,2 51 28,0 43 23,6 2,43

3 Tự nhiên 19 10,4 49 26,9 56 30,8 58 31,9 2,16

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả khảo sát tại bảng 2.3 cho thấy chủ đề “Con người và sức khỏe” được

tổ chức, triển khai tốt hơn, thông qua hoạt động trải nghiệm đã giúp HS hình thành những kỹ năng tốt với 24,2% đánh giá tốt, 39,0% đánh giá khá với 2,73/4 điểm. Tiếp đến là chủ đề “Xã hội”, được đánh giá tương đối với 30,2% người được hỏi đánh giá khá và 28% đánh giá trung bình với 2,43/4 điểm. Ngược lại, chủ đề về tự nhiên lại chưa làm tốt vì đặc thù các trường học tại thành phố Hà Nội chưa có điều kiện tổ chức cho các HS trải nghiệm thường xuyên các vấn đề, câu hỏi trong chủ đề tự nhiên. Có thể nói TN&XH là môn học về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi xung quanh. Do đó, giáo viên có thể khai thác vốn sống của HS ở các mức độ khác nhau giúp các em tham gia vào bài học và từng bước áp dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.giáo viên có thể khai thác điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để tổ chức cho HS ở mọi vùng miền của đất nước được học tập thông qua chính cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.

2.2.3. Thực trạng phương pháp dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng phương pháp dạy học theo hình thức dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi ở phần phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng các phương pháp dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện ĐTB Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa sử dụng SL % SL % SL %

1 Phương pháp giải quyết vấn đề 74 40,7 103 56,6 5 2,7 2,38

2 Phương pháp sắm vai 35 19,2 96 52,7 51 28,0 1,91

3 Phương pháp trò chơi 66 36,3 93 45,6 23 18,1 2,20

4 Phương pháp làm việc nhóm 55 30,2 106 58,2 21 11,5 2,19

Thực trạng phương pháp dạy học theo hình thức trải nghiệm đã được giáo viên quan tâm bằng các sử dụng, khai thác các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phát triển năng lực người học. Kết quả khảo sát cho thấy:

Trong số những phương pháp dạy học theo hình thức trải nghiệm mà các giáo

viên thường xuyên sử dụng thì “Phương pháp giải quyết vấn đề” được sử dụng nhiều

nhất với 40,7% CBQL và giáo viên đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên, 56,6% chưa thường xuyên và 5% chưa sử dụng với mức điểm trung bình là 2,38/3 điểm. Trong quá trình dạy học theo hình thức trải nghiệm giáo viên đã đặt HS trong những tình huống cụ thể nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, giúp hục sinh lĩnh hội tri

thức, kinh nghiệm và phương pháp. Kế tiếp là “phương pháp trò chơi” với 36,3%

thường xuyên sử dụng, 45,6% chưa thường xuyên và 18,1% chưa sử dụng với 2,20/3 điểm. Phương pháp trò chơi là phương pháp đứng thứ 2 được giáo viên thường xuyên sử dụng. Nguyên nhân thông qua trò chơi các em sẽ được “Vừa học, vừa chơi”, đây là một phương pháp vừa làm tăng kiến thức cho HS, vừa mang niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS. Phương pháp ít được áp dụng nhất là “Phương pháp sắm vai” với 52,7% người được khảo sát chưa thường xuyên sử dụng và 28% chưa sử dụng. Nguyên nhân do khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để nên kịch bản, cho HS tập đóng vai.

2.2.4. Thực trạng hình thức dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, chúng tôi sử dụng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng các hình thức dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện ĐTB Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa sử dụng SL % SL % SL % 1 Hình thức thực hành 51 28,0 112 61,5 19 10,4 2,18 2 Hình thức thí nghiệm 24 13,2 120 65,9 38 20,9 1,92

3 Hình thức tham quan dã

ngoại 31 17,0 119 65,4 32 17,6 1,99

4 Hình thức sản xuất thử 11 6.0 125 68.7 46 25.3 1,81

5 Hình thức tổ chức trò chơi 79 43.4 88 48.4 15 8.2 2,35

6 Hình thức học theo dự án 26 14.3 125 68.7 31 17.0 1,97

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Từ bảng khảo sát trên chúng ta thấy rằng hoạt động dạy học theo hình

thức trải nghiệm được sử dụng nhiều nhất là “Hình thức tổ chức trò chơi” với

43,4% thường xuyên, 48,4% chưa thường xuyên và 8,2% chưa sử dụng với điểm trung bình là 2,35/3 điểm. Phỏng vấn thầy N.V.D - Hiệu trưởng Trường

Tiểu học Nhân chính thầy cho biết “Hình thức tổ chức trò chơi là một trong

những hình thức trong yêu cầu đổi mới PPDH vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện, hình thức. Hình thức này bước đầu đã tạo ra sự hứng thú trong học tập cho HS. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường”. Hình

thức “Tham quan, dã ngoại” có 17,6% người được khảo sát cho rằng chưa áp

dụng. Trao đổi với cô N.T.T.H - Hiệu trưởng Tiểu học Phương Liệt, cô chia sẻ

“Đây là hình thức mà các nhà trường trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ít áp dụng vì để tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại thì phải có kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức tuy nhiên hiện nay trong các nhà trường tiểu học quận Thanh Xuân nói chung và nhà trường nói riêng thì vấn đề về kinh phí tổ chức cho các hoạt động dạy học theo hình thức trải nghiệm nói chung là rất còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Điều này đặt ra cho các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân nói chung và Trường Tiểu học Phương Liệt nói riêng trong thời gian tới cần đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn kinh phí cho các hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm của các nhà trường”.

Nội dung “Hình thức sản xuất thử” với 68,7% người được khảo sát đánh giá

mức độ thực hiện chưa thường xuyên, và 25,3% chưa sử dụng với 1,81/3 điểm. Đây là hình thức dạy học mà giáo viên ít sử dụng nhất. Nguyên nhân, giáo viên các trường tiểu học quận Thanh Xuân còn yếu về kỹ năng thực hành, chính vì thế

chưa thể hướng dẫn cụ thể cho HS sản xuất thử các sản phẩm cụ thể. Nhìn chung, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm môn TN&XH ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội qua quan sát chúng tôi nhận thấy một số GV trong các nhà trường chưa bắt nhịp kịp với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn, chưa đáp ứng theo yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc dạy học theo hình thức trải nghiệm môn TN&XH còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý HS hiện nay. Tổ chức các hình thức trải nghiệm môn TN&XH trong dạy học của các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn mang tính cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho HS. Vì thế, trong thời gian tới các trường cần đa dạng hóa hình thức trải nghiệm trong dạy học môn TN&XH cho HS. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

2.2.5. Thực trạng người giáo viên trong hoạt động dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Đề tài khảo sát các CBQL, giáo viên các trường tiểu học quận Thanh Xuân, cho thấy kết quả về thực trạng các hoạt động của người giáo viên trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội, cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động của người giáo viên trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1

Giáo viên thể hiện được vai trò tổ chức trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở trường tiểu học

55 30,2 58 31,9 39 21,4 30 16,5 2,76

2

Tri thức, phương pháp dạy học phù hợp đạt hiệu quả cao

3 Giáo viên yêu nghề và có

tâm huyết với nghề 37 20,3 41 22,5 45 24,7 59 32,4 2,31

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí “Giáo viên thể hiện được vai trò tổ chức

trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở trường tiểu học” được đánh giá rất tốt với 62,1% người được hỏi đánh giá ở mức độ khá, tốt với 2,76/4 điểm. Điều này thể hiện qua việc các thầy, cô giáo tại các trường tiểu học Thanh Xuân đã thiết kế các chương trình dạy học môn TN&XH với nhiều tài liệu trực quan, những hoạt động trải nghiệm thông qua các tình huống gắn với chủ đề dạy học giúp HS có cơ hội hiểu rõ hơn những kiến thực cơ bản liên quan đến con người, tự nhiên và xã hội. Ngược lại, nội dung

“Giáo viên yêu nghề và có tâm huyết với nghề” được đánh giá ở mức khá với 2,31/4 điểm, vì hiện nay các thầy, cô đang rất khó khăn khi mức thu nhập cho nghề giáo ở mức thấp, nhiều áp lực từ gia đình và xã hội. Có thể khẳng định, chương trình môn TN&XH ở cấp tiểu học khuyến khích tổ chức cho HS học thông qua tương tác, cụ thể là thực hiện các hoạt động trò chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn để tăng cường kĩ năng hợp tác, giao tiếp, sự tự tin của HS. Giáo viên cần lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp giáo dục nói trên một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể.

2.2.6. Thực trạng người HS trong hoạt động dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

Hiện nay, việc đổi mới CTGDPT coi trọng việc tổ chức cho HS học qua quan sát và trải nghiệm thực tế ở các môn học nói chung và môn TN&XH nói riêng. Đề tài khảo sát các CBQL, giáo viên về thực trạng các hoạt động của HS trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội, kết quả cụ thể:

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động của HS trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện

ĐTB

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở trường tiểu học

2 Khả năng đánh giá và tự

đánh giá của HS 23 12,6 53 29,1 41 22,5 65 35,7 2,19

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 2020)

Kết quả khảo sát tại bảng 2.7 cho thấy: Có 37 người được hỏi tương đương với

20,3% đánh giá “Sự phối hợp của HS trong HĐDH trải nghiệm môn TN&XH ở trường

tiểu học” là tốt và 22,5% đánh giá là khá với mức điểm là 2,31/4 điểm. Qua quan sát thực tế các hoạt động trải nghiệm trong dạy môn TN&XH lớp 3 tại Trường Tiểu học Khương Đình cho thấy, các em rất hào hứng tham gia các tình huống trải nghiệm như đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân ở chủ đề sức khỏe, trồng cây, chăm sóc cây ở chủ đề về tự nhiên. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi còn chưa tập trung thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trải nghiệm môn tự nhiên và xã hội ở các trường tiểu học quận thanh xuân, hà nội (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)