trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học
1.4.1. Chính sách, chủ trương đổi mới giáo dục liên quan đến hoạt động dạy học trải nghiệm
Nghị quyết của các Đại hội Đảng định hướng cho việc đổi mới giáo dục, các văn bản, Chỉ thị của ngành Giáo dục - đào tạo đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực. Việc quản lý HĐDH theo hình thức trải nghiệm của Hiệu trưởng sẽ mang lại hiệu quả cao khi được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên với những chính sách và đường lối đúng đắn nhằm khuyến khích, động viên HĐDH theo hình thức trải nghiệm trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Ngày 26/12/2019 Bộ GD&ĐT (GDĐT) đã Ban hành CTGDPT mới (GDPT) kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 (GDPT mới), Chương trình mới có hiệu lực từ ngày 15/2/2019. Theo tinh thần của của đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018 thì hoạt động trải nghiệm bên cạnh được găn với các môn học như một hình thức
học hiệu quả thì đã trở thành một môn học riêng biệt nhằm góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.
1.4.2. Các điều kiện tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học
Việc quản lý HĐDH theo hình thức trải nghiệm của Hiệu trưởng sẽ mang có hiệu quả cao hơn nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đạt chuẩn, điều kiện, phương tiện dạy học theo hình thức trải nghiệm hiện đại được trang bị đầy đủ và đồng bộ. Để có được như vậy cần có sự đầu tư kinh phí của nhà nước, sự quan tâm đầu tư của nhân dân, của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong tổ chức HĐDH theo hình thức trải nghiệm…
1.4.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhận thức của HS
Về trình độ, năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng: Để có hiệu quả trong
công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong HĐDH theo hình thức trải
nghiệm, người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phương pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người Hiệu trưởng phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có uy tín, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên, có trình độ tổ chức và năng lực triển khai HĐDH theo hình thức trải nghiệm trong nhà trường một cách hiệu quả.
Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên: Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ đề ra, chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện HS. Đề cao vai trò của giáo viên, Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài”. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức của người giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học theo hình thức trải nghiệm, vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng quản lý HĐDH theo hình thức trải nghiệm.
Về phẩm chất và năng lực của HS: Phẩm chất và năng lực HS có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý HĐDH theo hình thức trải nghiệm. HS ngoan, chăm học, có
động cơ và ý chí học tập tốt, lại thông minh, sắc sảo và được lựa chọn qua kỳ thi nghiêm túc, điểm chuẩn vào trường cao thì cách tổ chức HĐDH theo hình thức trải
nghiệm của Hiệu trưởng phải khác các trường bình thường khác.Phẩm chất và năng
lực HS phụ thuộc nhiều yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân cư, bản sắc văn hóa địa phương... Vì vậy, Hiệu trưởng và giáo viên khảo sát nắm vững đối tượng xây dựng kế hoạch dạy học theo hình thức trải nghiệm cho đúng và sát với đối tượng HS.
1.4.4. Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học
Phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu GD&ĐT HSTH cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội, trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo. Đã có nhiều cuộc họp giữa nhà trường, hội cha mẹ HS với phụ huynh HS hoặc nhà trường với chính quyền đại phương nhưng xem ra mới chỉ chú trọng nhiều về vấn đề xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, khuyến học – khuyến dạy… mà chưa chú trọng nhiều đến nội dung phối hợp cụ thể công việc gì và xây dựng cơ chế phối hợp như thế nào. Nên chăng, các nhà trường cần tổ chức những cuộc họp “tay ba” giữa Nhà trường với Chính quyền địa phương và Hội cha mẹ HS bàn bạc sâu về vấn đề này. Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng; đại diện gia đình HS là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hoặc người được cha mẹ hợp pháp ủy quyền; đại diện địa phương là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền địa phương.
Gia đình HS có trách nhiệm chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật. Cha mẹ HS có các quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục HS của nhà trường. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà
trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em…
Chính quyền địa phương có quyền yêu cầu nhà trường trên địa bàn thông báo định kỳ, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị; yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho HS…
Công tác phối hợp giữa ba môi trường giáo dục hiện nay ở Việt Nam chúng ta tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn không ít những bất cập về nội dung và cách thức, bởi chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung, cách thức phối hợp chưa thật sự thống nhất và đồng bộ dẫn đến những hậu quả gây mất uy tín cho nhà trường, mỗi khi sự việc xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Kết luận chương 1
HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống nhà trường, cũng như ngoài xã hội với tư cách chủ thể hoạt động, qua đó phát triển năng lực tâm lý - xã hội, năng lực thực hiện, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. HĐDH theo hình thức trải nghiệm là quá trình giáo viên dạy học thông qua hình thức trải nghiệm nhằm tăng cường tri thức, kỹ năng, năng lực cho HS. Quản lý dạy học theo hình thức trải nghiệm ở trường tiểu học là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên, HS và quá trình dạy học theo hình thức trải nghiệm, cùng các lực lượng liên đới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực của HS đáp ứng yêu cầu xã hội. Dạy học theo hình thức trải nghiệm trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội...; giúp HS tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH XUÂN,
HÀ NỘI