Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc ứng dụng công nghệ thông ti nở một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 32 - 37)

số nƣớc trên thế giới

1.5.1. Hàn Quốc

Từ một quốc gia nông nghiệp, kém phát triển trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chỉ sau hơn 30 năm, Hàn Quốc đã vƣơn lên trở thành một “con hổ châu Á” và là một trong mƣời nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đã đƣợc tập trung vào việc thiết lập các dịch vụ CPĐT từ năm 1987 khi ban hành luật mở rộng việc phổ cập máy tính để bàn và thúc đẩy việc sử dụng mạng máy tính trong cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao của chính phủ cho cơng dân của mình một cách thuận tiện hơn. Năm 1995, Chính phủ Hàn Quốc ban hành luật CPĐT và hình thành một hệ thống mạng quốc gia tốc độ cao với các dịch vụ mua sắm công điện tử, thơng tin tài chính quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục mở rộng các dịch vụ hành chính trực tuyến của mình thơng qua việc phát triển các trang web CPĐT trong năm 2003 và tăng tốc độ xử lí các dịch vụ phức tạp hơn trong năm 2008 nhằm nâng cấp các dịch vụ cho các vấn đề dân sự và mở rộng các dịch vụ CPĐT. Năm 2002, Chính phủ thành lập một trang web dân sự trực tuyến (www.egov.go.kr) mà sau này phát triển thành cổng thông tin dân sự 24h (www.minwon.go.kr). Năm 2013 trong bài

phát biểu tầm nhìn chính phủ 3.0, tổng thống Park Geun Hye đã hứa hẹn sẽ tạo nên một CPĐT lấy nhân dân làm trung tâm. Chính phủ điện tử 3.0 chính là hệ thống thực hiện mở rộng giá trị mở cửa, chia sẻ, giao lƣu, hợp tác trong việc điều hành nhà nƣớc. Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định công khai với ngƣời dân tất cả thông tin thực tế ngoại trừ những thông tin về an ninh quốc gia và thông tin cá nhân. Đồng thời xúc tiến hành chính tiến bộ trên nền tảng điện tốn đám mây và bigdata với mục đích cung cấp dịch vụ phù hợp với ngƣời dân. Nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc đối với sự phát triển của các dịch vụ CPĐT khơng thể khơng kể đến việc hình thành hệ thống mạng thơng tin. Năm 1996, Hàn Quốc là nƣớc đầu tiên bắt đầu sử dụng mạng đa truy nhập (đa ngƣời dùng) phân chia theo mã (Code Division Multiple Access, CDMA, tốc độ xử lý 1.5~2 Mbps) mang lại hiệu quả và dung lƣợng xử lí nhanh hơn 10 lần so với mạng Analog. Năm 2005, Hàn Quốc hình thành mạng băng thơng rộng (tốc độ xử lý 50~100 Mbps) tốc độ 100 Mpbs nhanh hơn 100 lần so với tốc độ xử lý của mạng CDMA, tiếp đến năm 2010 Hàn Quốc hình thành mạng Gigabit (tốc độ xử lý 100Mbps~1Gpbs). Năm 2010, 2012 và 2014, Hàn Quốc liên tục đứng hạng 1 trong đánh giá CPĐT và đƣợc cộng nhận về tính ƣu việt.

Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong CCHC, nhƣng Hàn Quốc vẫn tiếp tục tiến trình cải cách.

1.5.2. Singapore

Có diện tích nhỏ, dân số ít, tài ngun thiên nhiên khơng có gì, nhƣng quốc đảo này là một hình mẫu phát triển kinh tế đầy năng động trong nhiều năm qua và cũng đƣợc coi là “một con hổ” của châu Á. Sự thần kỳ trong quản lý và phát triển kinh tế của nƣớc này xuất phát từ việc CCHC đƣợc quan tâm thực hiện từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX và có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, đúng đắn. Vào những năm 80, giới lãnh đạo Singapore đề ra phong trào “hƣớng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý để

thích ứng với sự thay đổi. Đến năm 1991 khởi động chƣơng trình cải cách mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” nhằm xây dựng nền cơng vụ có hiệu quả, hiệu lực với lực lƣợng cơng chức liêm chính, tận tuỵ, có năng suất lao động và chất lƣợng dịch vụ cao. Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho công nghệ thông tin, tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng công nghệ mới, hiện đã cung cấp dịch vụ công thông qua Internet và dự kiến tiến tới giải quyết công việc của dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm những nƣớc dẫn đầu về tốc độ phát triển CPĐT và đang bƣớc sang giai đoạn “phát triển công dân điện tử”.

1.5.3. Nhật Bản

Là nƣớc nghèo nàn về tài nguyên với dân số khá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong Thế chiến thứ II, nhƣng với các chính sách phù hợp, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945- 1954) và phát triển cao độ (1955-1990) khiến cho thế giới hết sức kinh ngạc. Từ thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay, tuy tốc độ phát triển đã chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một trong các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.

Từ năm 1999, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm hƣớng tới mục tiêu “Chỉnh phủ điện tử chủ động”. Trong chƣơng trình này, Nhật Bản hƣớng tới triển khai hàng loạt ứng dụng trực tuyến đƣợc gắn mác “quốc gia” và mục tiêu là 96% thủ tục hành chính đƣợc thực hiện trực tuyến. Tuy nhiên, tính đến năm 2009, chỉ 45% dịch vụ công đƣợc trực tuyến. Con số này dĩ nhiên khơng làm Chính phủ Nhật Bản hài lịng và họ đã đƣa ra kế hoạch hành động quyết liệt hơn. Nó đƣợc đặt tên là “i-Japan -Chiến lƣợc 2015”. Chính phủ Nhật đã mở rộng những nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản về cung và cầu đối với CPĐT. Thủ tƣớng Nhật đã

thành lập một ủy ban bao gồm các chuyên gia. Các chuyên gia của ủy ban này cùng với Chính phủ sẽ tập trung vào 3 mục tiêu lớn nhất là: Phát triển CPĐT xuống tất cả các đô thị, khu tự trị; Phát triển các dịch vụ y tế trực tuyến (e- Health) và đặc biệt là tập trung phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tính đến năm 2010, cơ sở hạ tầng ICT của Nhật Bản đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ngƣỡng mộ với 95,8% hộ gia đình có kết nối internet; 75% dân số sử dụng internet ít nhất một lần; Băng thơng rộng đƣợc đẩy mạnh và hiện đã có hơn 30 triệu thuê bao, trong đó có đến hơn 14 triệu thuê bao Fiber To The Home (FTTH) hay cịn gọi là cáp quang, hình thức truyển dữ liệu nhanh và hiện đại nhất cho đến nay. Với cơ sở hạ tầng ICT nhƣ vậy, việc thực hiện i- Japan trở nên tƣơng đối dễ dàng và nhanh chóng. Nhật Bản đang dần thực hiện các sáng kiến CPĐT bằng cách thiết lập PDCA (Plan-Do-Check-Action: Hoạch định-Thực hiện-Kiểm tra-Khắc phục). Song song với việc phát triển các sáng kiến, Nhật Bản cũng chú trọng đến những vấn đề khơng thể thiếu đó là mua sắm cơng phục vụ CPĐT và bảo mật hệ thống. Với vấn đề mua sắm liên quan đến CNTT, Chỉnh phủ Nhật Bản đặt ra các quy định nhằm thu hút đấu thầu một cách nhanh chóng và minh bạch, tạo cơ hội tham gia cho tất cả các nhhà thầu. Còn về những biện pháp an ninh thơng tin, Nhật Bản thành lập Hội đồng Chính sách bảo mật thơng tin nhằm đƣa ra chiến lƣợc cơ bản cho chính sách an ninh thơng tin. Bên cạnh đó, Trung tâm Anh ninh thơng tin Quốc gia (NISC) cũng đƣợc thành lập với vai trò là cơ quan thực hiện những biện pháp an ninh thơng tin.

Đặc biệt, chính phủ Nhật Bản ln lấy ngun tắc hƣớng đến ngƣời dân làm kim chỉ nam để xây dựng các cơ chế chính sách, các ứng dụng, nền tảng CPĐT.

Tiểu kết chƣơng

Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ thƣờng xuyên do cập nhật phù hợp xu hƣớng phát triển CPÐT trên thế giới và bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Nội dung chƣơng 1, tác giả đã nêu những vấn đề chung về QLNN về ứng dụng CNTT bao gồm khái niệm, nội dung, đặc điểm, nguyên tắc, vai trị, nhân tố ảnh hƣởng; bên cạnh đó là những kinh nghiệm, kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc ở một số quốc gia đã ứng dụng công nghệ thông tin. Tác giả cũng đƣa ra địa vị pháp lý việc QLNN về ứng dụng CNTT trong CCHC.

Kết quả nghiên cứu của chƣơng 1 là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu các nội dung ở các chƣơng tiếp theo

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)