Thực trạng pháp luật quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ thơng tin tại Cục Hải quan thành phố Hải Phịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 46 - 50)

thơng tin tại Cục Hải quan thành phố Hải Phịng

2.2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói chung

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trƣơng ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trƣờng thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, các chƣơng trình về cải cách hành chính của đất nƣớc.

Cụ thể hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ dã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chƣơng trình ứng dụng CNTT trong các CQNN hết sức cụ thể, thiết thực, nhƣ: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ- CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định vể việc cung cấp thơng tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt dộng của CQNN giai đoạn 2011-2015, Đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin”; Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2016-2020. Và mới đây nhất là Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hƣớng đến 2025.

Theo Chỉ số phát triển CPĐT của Liên hợp quốc năm 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 88 trên thế giới và đứng thứ 6 trong khối ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Philippines. Chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam đƣợc đánh giá thấp, xếp thứ 59/193 quốc gia, xếp thứ 4/11 trong khu vực Đông Nam Á và 20/47 khu vực châu Á.

Để đẩy mạnh phát triển, ngày 14/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về CPĐT. Nghị quyết này đã thể hiện quyết tâm chinh trị rất lớn của Chính phủ trong việc nâng vị trí của Việt Nam về CPĐT theo xếp hạng của Liên hợp quốc, công khai, minh bạch hoạt động của các CQNN trên môi trƣờng mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và doanh nghiệp. Ngày 7/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hƣớng đến 2025, trong đó, đã giao 83 nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan. Đến nay, cơ bản các bộ, ngành, cơ quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 17, bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả tích cực. Cụ thể nhƣ, từng bƣớc hồn thiện khung pháp lý đồng bộ về xây dựng Chính phủ điện tử; cơ chế đầu tƣ, thuê dịch vụ công nghệ thông tin dần đƣợc tháo gỡ; các hệ thống thông tin quan trọng đƣợc nghiên cứu, xây dựng khẩn trƣơng.

Đến nay, đã vận hành đƣợc một số hệ thống có ý nghĩa trong triển khai CPĐT nhƣ Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống thành chính nhà nƣớc và Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý cơng việc của Chính phủ, các nội dung lớn của Cổng Dịch vụ công quốc gia cũng đang đƣợc thực hiện.

2.2.2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Hải quan thành phố Hải Phịng

Bộ Tài chính đã ban hành một số Thơng tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 59/2018/NĐ-CP, các văn bản liên quan: Thơng tƣ 38/2015/TT-BTC ban

hành ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thơng tƣ 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thơng tƣ số 38/2015/TT-BTC và quy trình

nghiệp vụ đƣợc ban hành hƣớng tới việc cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm của cơng chức hải quan tại từng khâu nghiệp vụ; nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan tại tất cả các khâu công tác. Đặc biệt là Quyết định 2926/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn Hệ thống CNTT Hải quan.

Đây là các văn bản quy phạm pháp luật “xƣơng sống”, là nền tảng cho toàn bộ thủ tục hải quan. Các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục công cuộc CCHC, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động XNK hàng hóa tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng. Đặc biệt, với việc ban hành các văn bản này đã góp phần tăng cƣờng ứng dụng CNTT, hiện đại hố trong các quy trình nghiệp vụ hải quan; sửa đổi và đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, ngƣời dân trong hoạt động XNK hàng hoá, xuất nhập cảnh phƣơng tiện vận tải. Ngoài ra, các văn bản này cũng hƣớng tới đảm bảo rõ ràng, cụ thể, minh bạch trong quy định và thống nhất thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hải quan đƣợc triển khai rất nhiều tại Cục Hải quan Hải Phòng. Sử dụng phƣơng thức điện tử sẽ trở thành phƣơng thức chủ yếu nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian thơng quan hàng hóa cho doanh nghiệp, ngƣời dân tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng. Hồ sơ sẽ đƣợc ngƣời khai nộp dƣới dạng điện tử ngay khi thực hiện đăng ký tờ khai. Nhƣ vậy, ngƣời khai không cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ giấy và mang đến cơ quan hải quan để nộp nhƣ hiện tại. Các văn bản

pháp luật này vừa đảm bảo tính minh bạch vừa giảm thiểu chi phí và nhân lực cho cả doanh nghiệp, ngƣời dân và Cục Hải quan Hải Phòng trong khâu chuẩn bị hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

Hải quan thành phố Hải Phịng trong những năm qua ln đƣợc đánh giá là đơn vị đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan toàn quốc. Ngành đã đƣợc quan tâm trang bị 100% máy tính cho cán bộ, cơng chức, viên chức; 100% máy tính đƣợc kết nối mạng nội bộ, kết nối internet và triển khai wifi tại đơn vị đảm bảo cho việc tiếp nhận các tờ khai hải quan trên mạng phục vụ công việc. 100% cán bộ, công chức, viên chức đƣợc cấp hộp thƣ điện tử và thƣờng xuyên sử dụng trong công việc. Ngành đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (90% văn bản đƣợc đƣa lên phần mềm để chỉ đạo điều hành), đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối mạng diện rộng đến 8 đơn vị trực thuộc, xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong ngành. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc thực hiện theo chỉ đạo chung của Tổng Cục Hải quan. Ngành Hải quan thành phố Hải Phòng đã xây dựng hệ thống chuyên trách công nghệ thông tin khá mạnh (gồm 3 lãnh đạo và 12 công chức), tại các Chi cục đều đƣợc bố trí từ 2 cơng chức chun trách về cơng nghệ thơng tin. Có cơ chế chính sách cho cán bộ chun trách cơng nghệ thơng tin của ngành. Kinh phí đầu tƣ cho mua sắm phần cứng, đào tạo, tập huấn hàng năm tƣơng đối lớn.

Tuy nhiên, ngành Hải quan Hải Phòng chƣa triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tỷ lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở, tỷ lệ văn bản đƣợc trao đổi qua hệ thống thƣ điện tử và tỷ lệ số hóa văn bản cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)