Nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 30 - 32)

nghệ thông tin

Thứ nhất, Môi trƣờng pháp lý quản lý CNTT. Môi trƣờng pháp lý là cơ

sở để thực hiện QLNN đối với mọi ngành nghề nói chung, quản lý lĩnh vực CNTT nói riêng. Chính vì thế, để QLNN bất kỳ nƣớc nào cũng phải ban hành các đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ công tác quản lý. Ở nƣớc ta, những năm qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong khi chú trọng đến vị trí, vai trị của CNTT, đã ban hành nhiều đạo Luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động, quản lý và phát triển về CNTT. Chỉ thị số 58-

CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ CNH, HĐH; Nghị quyết số 36-NQ-TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, đã thực sự là kim chỉ nam cho ứng dụng CNTT phát triển. Tiếp theo đó nhiều đạo Luật, pháp lệnh liên quan đến CNTT đƣợc ban hành: Pháp lệnh bƣu chính, viễn thơng ngày 25/02/2002, Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Luật CNTT ngày 29/6/2006… và hàng trăm các văn bản quy phạm pháp luật dƣới Luật đã đƣợc ban hành. Đây thực sự là hành lang, môi trƣờng pháp lý quan trọng trong quản lý CNTT ở nƣớc ta.

Thứ hai, Chính sách đầu tƣ. Chính sách đầu tƣ là điều kiện đảm bảo cho

phát triển một ngành, một lĩnh vực kinh tế nhất định. Đặc biệt đối với lĩnh vực CNTT, là một ngành mới, non trẻ, chính sách đầu tƣ càng có vị trí quan trọng. Ở nƣớc ta, Luật CNTT quy định chính sách của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT, theo đó Nhà nƣớc ƣu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Nhà

nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tƣ vào hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội địa và xuất khẩu.

Thứ ba, Tổ chức bộ máy QLNN về ứng dụng CNTT. Tổ chức bộ máy QLNN là điều kiện để tổ chức thực thi QLNN về ứng dụng CNTT và quản lý, chỉ đạo và điều hành các hoạt động ứng dụng CNTT. Thể hiện ở chỗ hệ thống bộ máy quản lý đƣợc hình thành từ Trung ƣơng đến cơ sở. Ở nƣớc ta, Luật CNTT quy định Chính phủ thống nhất QLNN về ứng dụng CNTT trên cơ sở hình thành các cơ quan quản lý Trung ƣơng và địa phƣơng.

Mỗi địa phƣơng tuỳ theo từng điều kiện cụ thể sẽ phải tổ chức bộ máy QLNN sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng mình.

Thứ tư, Số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT. Nguồn nhân lực

là yếu tố quyết định cho quản lý và phát triển CNTT. Sự phát triển của CNTT suy cho cùng phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT. Để đảm bảo nguồn nhân lực cho quản lý và phát triển CNTT, ở nƣớc ta Luật CNTT đã quy định chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực CNTT. Theo đó, Nhà nƣớc có chính sách phát triển quy mô và tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Nhà nƣớc quy định các chƣơng trình, dự án ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT phải có hạng mục đào tạo nhân lực CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin từ thực tiễn cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)