Như đã phân tích ở trên, theo ý kiến của 600 người dân trong khảo sát thì cho thấy nguồn thông tin mà họ tiếp cận để nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là chủ yếu từ các buổi tuyên truyền, hướng dẫn tại địa phương (khu phố, tổ dân phố,…). Tại quận Phú Nhuận đã tổ chức rất nhiều hoạt động như hội nghị, tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền,… về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Sau đây là một số hoạt động tiêu biểu đã diễn ra tại địa phương trong thời gian qua:
Trước khi có thể triển khai kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về dự thảo Kế hoạch triển khai phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2017 – 2020 vào ngày 30 tháng 6 năm 2017. Những đối tượng tham gia gồm có cán bộ của quận, phường và đại diện các hộ dân của 15 phường trong toàn quận. Mục tiêu của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và giảm chôn lấp; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở từng cá nhân, hộ dân và ngoài hộ dân; tạo ý thức tự giác chấp hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay khi có phát sinh. Các thành viên đã thảo luận về Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và đã có 14 lượt ý kiến đóng góp tại Hội nghị. Cán bộ của quận đã ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên tham gia Hội nghị. Quận sẽ xây dựng Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố. Thực tế hiện nay trên địa bàn quận có khoảng 46.000 hộ dân nhưng chỉ có dưới 3.500 hộ dân là do Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích quận thu gom rác còn số còn lại là do lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện. Bản thân nhóm thu gom dân lập đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý [19].
Hình ảnh 3.1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về dự thảo Kế hoạch triển khai phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2017 – 2020
Nguồn:http://ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/thongtinhoatdong/Lists/Posts/Po st.aspx?List=709bfb0e-d0c3-4c77-b348-fef2a51af046&ID=4855&Web=459b4ded- 84c6-4a6a-be58-034ed04fa903
Đối với hoạt động này, có thể vận dụng lý thuyết sự tham gia của cộng đồng nhằm nhấn mạnh sự tham gia của những người dân trong việc đóng góp ý kiến vào bản Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2017 – 2020. Trong Hội nghị này đã có sự tham gia của người dân đại diện cho 15 phường trong toàn quận đã được phổ biến về kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Họ không chỉ được đóng góp ý kiến mà còn là những đối tượng được tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền,... những kiến thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn do chính những người cán bộ quận, phường, tổ dân phố triển khai. Giữa người dân và nhóm có quyền lực đại diện cho chính quyền đã có sự tương tác với mục đích là xây dựng, ban hành và thực thi kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Người dân khi đã tham gia các buổi tập huấn, hội nghị, tuyên truyền, hướng dẫn về phân loại chất thải thì họ cũng sẽ tham gia phổ biến và thực hiện hoạt động kiểm soát tại cộng đồng. Mức độ tham gia của người dân tại địa phương trong hoạt động này là ở mức thang “cộng tác”, “ủy quyền” và “quyền kiểm soát”.
Theo thông tin từ Sở Tài nguyên – Môi trường, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bình quân thải trên 8000 tấn rác thải. Nếu như lượng rác thải này được phân loại tại nguồn thì sẽ tạo ra một nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất và quan trọng nhất là bảo vệ được môi trường đô thị. Thực tế cho thấy, để có thể làm được điều đó thì đòi hỏi phải có sự quyết tâm của cả cộng đồng chứ không phải chỉ riêng những Sở ban ngành có liên quan đến lĩnh vực môi trường. Xuất phát từ thực tiễn đó, tại địa bàn quận Phú Nhuận đã tiến hành tổ chức rất nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn ở nhiều cấp độ khác nhau (từ cấp quận cho đến tổ dân phố, khu phố, các trường học, ban ngành tại địa phương,…).
Ngày 30 tháng 9 năm 2017, Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN phường 11 phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2017 - 2020 đã tổ chức Lễ phát động thực hiện thí điểm trên địa bàn phường 11. Sự kiện này đã có sự tham gia của các cán bộ ở các ban ngành có liên quan trong quận. Tại thời điểm đó đã
chọn phường 11 làm thí điểm, trong năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ chọn tiếp một số phường để nhân rộng mô hình này. Cán bộ tại phường này cũng đã kêu gọi sự tham gia của toàn thể hệ thống chính trị, lực lượng tuyên truyền viên và nhân dân nỗ lực để chương trình được thành công. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn lực lượng tuyên truyền viên của phường cần quan tâm sâu sát đến từng hộ dân để hướng dẫn phân loại rác và ý nghĩa của hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, tại địa phương cũng cần phải không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau về chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tổ chức các hoạt động giám sát lực lượng rác dân lập, đưa rác sau khi phân loại đến đúng nơi quy định và đúng quy trình đề ra. Việc quan trọng nhất là vận động hộ dân thay đổi thói quen xử lý rác thải để họ ý thức việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Trong sự kiện này, lãnh đạo quận và phường đã trao tượng trưng các thùng rác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến đại diện các hộ dân trên địa bàn phường [21].
Hình ảnh 3.2: Lễ phát động thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường 11, quận Phú Nhuận
Nguồn:http://www.phunhuan.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/tintuc/Lists/Posts/Post.as px?CategoryId=7&ItemID=8016&PublishedDate=2017-10-04T23:10:00Z
Hình ảnh 3.3: Cán bộ quận Phú Nhuận trao thùng đựng rác cho người dân địa phương
Nguồn:http://www.phunhuan.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/tintuc/Lists/Posts/Post.as px?CategoryId=7&ItemID=8016&PublishedDate=2017-10-04T23:10:00Z
Ngày 16 tháng 3 năm 2018, Ủy ban nhân dân phường 8 phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và môi trường quận tổ chức triển khai tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của các bộ trong các ban ngành, đoàn thể, ban điều hành 4 khu phố, thành viên các tổ lấy rác dân lập và người dân kinh doanh tại phường. Các báo cáo viên đã giới thiệu về nội dung, lộ trình và cách thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Bên cạnh đó, họ đã đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt động này nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng trong bảo vệ môi trường, tạo nguồn chất hữu cơ “sạch” để sản xuất phân comost dùng trong nông nghiệp, tái sinh năng lượng và tiết kiệm chi phí vận chuyển, xử lý rác thải.
Ngoài ra, các báo cáo viên còn hướng dẫn và minh họa cụ thể cách thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tại các hộ gia đình sẽ chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà, phân thành 2 loại và bỏ vào bao bì, dán nhãn phân biệt loại rác là “Chất thải hữu cơ” (gồm các loại thực phẩm hết hạn sử dụng, thức ăn thừa, rau củ, xác động vật, cỏ, cây, hoa, lá… được bỏ vào các bao bì màu sáng) và “Chất thải còn lại” (bao bì sẫm màu). Lực lượng tổ rác dân lập sẽ thực hiện việc thu gom, phân biệt rác thải tương ứng với loại chất thải đã được các hộ gia đình phân loại tại nhà và vận chuyển về Trạm trung chuyển (Số 49 Bùi Văn Thêm, phường 9, quận Phú Nhuận). Địa phương này cũng sẽ tăng cường hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho người dân sinh sống tại đây [25].
Hình ảnh 3.4: Ủy ban nhân dân phường 8 tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn
Nguồn:http://www.phunhuan.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/tintuc/Lists/Posts/Post.as
px?CategoryId=7&ItemID=8162&PublishedDate=2018-03-17T14:35:00Z
Ngoài ra, phường 8 còn tổ chức Lễ phát động thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào ngày 15 tháng 04 năm 2018 tại hẻm 200 Nguyễn Trọng Tuyển. Buổi lễ có sự tham gia của cán bộ quận Phú Nhuận, đại diện các tổ chức chính trị xã hội phường, ban điều hành 4 khu phố, 43 Tổ dân phố, lực lượng tuyên truyền cấp phường và hơn 120 hộ gia đình trên địa bàn phường. Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận đã nêu rõ ý nghĩa, nội dung và mục tiêu của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là: “nếu được phân loại, rác thải sẽ trở thành nguồn
nguyên liệu rất lớn để chế biến thành sác sản phẩm, nguyên liệu tái chế dùng cho sản xuất các loại hàng hóa khác đem lại lợi ích cho xã hội; đồng thời góp phần tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, góp phần hạn chế mùi hôi, nước rỉ rác gây ảnh hưởng môi trường”. Cán bộ phường 8 cũng đã thể hiện quyết tâm thực hiện tốt việc phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đề nghị thành viên Ban chỉ đạo phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội phường và đội ngũ tuyên truyền viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức, kết hợp với việc tăng cường công tác quản lý hoạt động của lực lượng thu gom rác dân lập, định kỳ khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra thường xuyên hơn. Tổ trưởng Tổ dân phố 15 đại diện cho 111 tuyên truyền viên cấp phường đã cho biết “Đội ngũ tuyên truyền viên sẽ chủ động phối hợp cùng các thành viên Ban chỉ đạo phường thường xuyên tuyên truyền mục
đích, những lợi ích của việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng hộ gia đình; góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, xem việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người dân, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, xây dựng nếp sống văn minh mỹ quan đô thị”.
Ngoài việc nêu lên mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và sự quyết tâm của những người cán bộ ở Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ phường 8 và tuyên truyền viên cấp phường thì Ban chỉ đạo phường cũng đã tặng 222 thùng rác do Ban chỉ đạo phân loại chất thải răn sinh hoạt tại nguồn quận hỗ trợ cho lực lượng tuyên truyền viên phường 8. Bên cạnh đó, 43 tuyên truyền viên phường tổ chức ra quân tuyên truyền việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng hộ gia đình trên địa bàn phường 8 [26].
Hình ảnh 3.5: Lễ phát động thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường 8, quận Phú Nhuận
Nguồn:http://www.phunhuan.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/tintuc/Lists/Posts/Post.a spx?CategoryId=7&ItemID=8213&PublishedDate=2018-04-17T10:45:00Z
Vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và phân loại chất thải rắn sinh hoạt nói riêng không chỉ là trách nhiệm của những cán bộ ở lĩnh vực môi trường mà nó trở thành nhiệm vụ chung của mọi tổ chức và người dân trong cộng đồng. Bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân tại địa phương thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì ngày 27 tháng 7 năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban
Mặt trận tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận đã phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, Tổ đình Kim Sơn ở phường 2 cũng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong cơ sở tôn giáo. Mục đích của hoạt động này là nhằm phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Báo cáo viên đã trình bày tình trạng ô nhiễm môi trường, hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và cung cấp cho các chức sắc, chức viên, chư ni các tu viện, tịnh thất trên địa bàn tài liệu về thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trụ trì Tổ đình Kim Sơn cũng đồng thuận và sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương tuyên truyền vận động chức sắc, chức viên, chư ni, phật tử thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Họ cũng sẽ hạn chế đốt vàng mã, hương nhang ở nơi thờ tự và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường [24].
Hình ảnh 3.6: Ban Thường trực Ủy banMTTQ Việt Nam quận Phú Nhuận tổ chức hội nghị chuyên đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và
Nguồn:http://www.phunhuan.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/tintuc/Lists/Posts/Post.a
spx?CategoryId=7&ItemID=8296&PublishedDate=2018-07-29T14:50:00Z
Còn đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Phú Nhuận, trong 6 nhiệm vụ trọng tâm hoạt động thì có nhiệm vụ thứ 3 là “hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường”. Chính vì vậy, Hội này cũng đã có tổ chức Ngày hội thực hiện giải pháp 3T - Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chung tay bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp (tháng 8 năm 2018), [29].
Hình ảnh 3.7: Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Phú Nhuận tổ chức ngày hội về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/hoi-va-cuoc-song/phu- nu-quan-phu-nhuan-chung-tay-bao-ve-moi-truong-138064/
Với mục đích triển khai Công văn số 4448/UBND-ĐT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai kế hoạch chuẩn hóa mẫu phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường quận tổ chức Hội nghị triển khai chuyển đổi, chuẩn hóa mẫu phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận vào ngày 05 tháng 12 năm 2018 tại phường 4. Hội nghị đã có sự tham gia của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường quận, lãnh đạo Ủy ban nhân dân 15 phường và 42 chủ đường dây thu gom rác dân lập trên địa bàn, lãnh đạo xí nghiệp cơ khí ô tô chuyên dùng An Lạc thuộc Tổng Công ty Samco, đại diện Qũy bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh,… Tại hội nghị này đã tập trung triển khai một số nội dung như sau:
- Các yêu cầu chung về điều kiện phương tiện tham gia lưu thông, điều kiện về bảo vệ môi trường và thời gian chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
- Thông tin một số mẫu phương tiện đảm bảo điều kiện phương tiện tham gia lưu thông và bảo vệ môi trường của Xí nghiệp cơ khí ô tô chuyên dùng An Lạc;
- Thông tin về chương trình hỗ trợ tài chính để chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển của Qũy bảo vệ môi trường Thành phố.
Hội nghị đã đưa ra một số giải pháp như sau: kết hợp giữa chuyển đổi mô hình hoạt động thành hợp tác xã vệ sinh môi trường với việc chuyển đổi mô hình hoạt động thành hợp tác xã vệ sinh môi trường với việc chuyển đổi phương tiện thu gom,