Hiểu biết của người dân về cách thức phân loại rác tại nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh) (Trang 35 - 38)

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì dân số đang không ngừng gia tăng tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Phú Nhuận nói riêng. Đặc biệt, quận Phú Nhuận lại là một khu vực cách trung tâm thành phố khoảng 4,7km và là cửa ngõ ra vào phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Khi dân số tăng lên thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm phục vụ cho đời sống sẽ ngày càng nhiều hơn và đồng nghĩa với việc lượng rác xả thải ra môi trường, trong đó có rác thải rắn sinh hoạt cũng sẽ không ngừng tăng lên tại địa phương. Theo ý kiến đánh giá của người dân về lượng rác thải chủ yếu tại các cơ quan, đơn vị và gia đình ở quận Phú Nhuận hiện nay là rất đa dạng. Cụ thể là lượng rác thải từ pin, ắc quy, chai dựng hóa chất, bình xịt côn trùng chiếm tỷ lệ cao nhất (99,3%), tiếp đến là thức ăn thừa, bã trà, cà phê, rau củ quả hư hỏng chiếm 89,5%, bao bì đựng thực phẩm (túi nilong), giấy qua sử dụng, vỏ bánh kẹo, hộp sữa, hộp xốp chiếm 85,5% và thấp nhất là giấy báo, chai nước suối, thủy tinh (chai, ly,…), vật dụng bằng kim loại, nhựa (chiếm 81%). Bên cạnh đó còn có một số loại rác thải khác (chiếm 0,7%) như là nệm giường, ghế nệm, bàn thờ ông địa, tủ phế thải đã qua sử dụng, rác thải trong thú y, lavabo bồn cầu hư hỏng,… thì các hộ lén lút bỏ ra ngoài đường.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của người dân về lượng rác thải chủ yếu tại các cơ quan, đơn vị và gia đình ở địa phương hiện nay (N = 600, đơn vị: %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Khi hỏi người dân rằng: “Theo ông (bà) chất thải rắn sinh hoạt (“rác”) được phân thành những loại nào?” thì ý kiến cho là phân thành chất thải hữu cơ,

chất thải còn lại chiếm 61,3%, chất thải hữu cơ, phế liệu chiếm 35,8% và chất thải thực phẩm, chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ thấp nhất là 28,7%.

Biểu đồ 2.4: Nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (N = 600, đơn vị: %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Trên thực tế tại quận Phú Nhuận, các hoạt động tuyền truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho cán bộ các cấp và người dân tại địa phương thì đã có những băng rôn, khẩu hiệu, website, nhãn dán,… về các loại rác thải cần phải phân đó là chất thải hữu cơchất thải còn lại. Trên các thùng đựng rác tại các địa điểm đặt thùng rác (các đường phố, các hẻm, ...) cũng đã dán các biển hiệu để người dân biết và bỏ rác đúng chỗ, đúng quy định.

Hình ảnh 2.1: Poster hướng dẫn phân loại và nhãn dán trên thùng rác ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Hình ảnh tại Hội nghị sơ kết phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Quận Phú Nhuận giai đoạn 2017 – 2018 (28/12/2018)

Hình ảnh 2.2: Thùng đựng rác đã được dán biển hiệu tại các hẻm phố ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: https://baomoi.com/tp-ho-chi-minh-phan-loai-rac-thai-ran-tai-nguon-van- con-nhieu-bat-cap/c/25536432.epi#&gid=1&pid=1

Người dân tại địa phương cũng đã có nhận thức khá tốt về các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình. Trong số các nhóm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình mà người nghiên cứu đã đưa ra để khảo sát xem nhận thức của người dân thì nhóm chất thải gồm pin, bóng đèn, ắc quy là chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 80,5%), tiếp đến là nhóm chất thải gồm bình xịt côn trùng, chai lọ đựng nước tẩy rửa chiếm 78,3% và nhóm chất thải gồm kiếng vỡ, chén dĩa sành sứ vỡ, túi ni – lông là chiếm 71%. Bên cạnh đó, có 10% người dân cho rằng có một số chất thải như là bàn ghế gỗ, lavabo, bồn cầu, các típ thuốc đã uống (đặc biệt là típ thuốc uống bằng thủy tinh),… cũng thuộc nhóm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình tại địa phương.

Biểu đồ 2.5: Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình (N = 600, đơn vị: %)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Tóm lại, người dân tại địa phương bước đầu đã có những nhận thức tương đối tốt về các loại rác thải chủ yếu tại khu vực sinh sống. Đó là các loại chất thải như là pin, ắc quy, chai dựng hóa chất, bình xịt côn trùng, thức ăn thừa, bã trà, cà phê, rau củ quả hư hỏng, bao bì đựng thực phẩm (túi nilong), giấy qua sử dụng, vỏ bánh kẹo, hộp sữa, hộp xốp, giấy báo, chai nước suối, thủy tinh (chai, ly,…), vật dụng bằng kim loại, nhựa. Họ cũng đã nhận thức được khá tốt về nhóm chất thải được phân loại, cụ thể là chất thải sẽ được phân thành 2 nhóm chính là chất thải hữu cơ và chất thải còn lại. Đồng thời, những người trong khảo sát cũng đã nhận thức rất

tốt về những loại chất thải nguy hại phát sinh từ đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình như là pin, bóng đèn, ắc quy, bình xịt côn trùng, chai lọ đựng nước tẩy rửa, kiếng vỡ, chén dĩa sành sứ vỡ, túi ni – lông, bàn ghế gỗ đã qua sử dụng, lavabo, bồn cầu, các típ thuốc đã sử dụng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)