Giới tính và nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh) (Trang 50 - 52)

Mức độ đồng thuận với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta không có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Ở mức độ đồng thuận, sẵn sàng thực hiện ngay thì nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (86,0% so với 84,7%). Bên cạnh đó,

ở mức độ đồng thuận nhưng chưa thực hiện thời điểm này và mức độ không quan tâm thì nam giới đều chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới nhưng tỷ lệ chênh lệch là không đáng kể (13,3% và 13,0%; 2,0% và 1,0%). Kết quả kiểm định Chi-Square về mối liên hệ giữa giới tính và mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho thấy giá trị kiểm định Sig = 0,593> α = 0,05. Do đó, ta có đủ bằng chứng để kết luận rằng không có mối liên hệ giữa giới tính và mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Bảng 3.1: Mối quan hệ giữa giới tính và mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600), (Đơn vị: %)

Mức độ đồng thuận Giới tính Tổng

Nam Nữ

Đồng thuận, sẵn sàng thực hiện ngay 84,7 86,0 85,3 Đồng thuận nhưng chưa thực hiện thời điểm này 13,3 13,0 13,2

Không quan tâm 2,0 1,0 1,5

Tổng 100,0 100,0 100,0

Sig.(2-sided) = 0,593

Khi cán bộ địa phương tập huấn cho người dân thì có hướng dẫn người dân cách phân chất thải rắn sinh hoạt làm 2 loại chính là chất thải hữu cơ và chất thải còn lại. Bên cạnh việc hướng dẫn phân loại thì cán bộ còn hướng dán tem vào từng loại túi rác để giúp cho việc thu gom rác của những người thực hiện công tác thu gom một cách tốt nhất. Trong khảo sát này, có 33,8% nam giới cho rằng chất thải rắn phân thành 2 nhóm là chất thải hữu cơ và chất thải còn lại, tỷ lệ này ở nữ giới là 27,5%. Có thể, do nam giới được tham gia các lớp tuyên truyền, hướng dẫn nhiều hơn so với nữ giới nên tỷ lệ nam giới cho rằng chất thải rắn phân thành 2 nhóm là chất thải hữu cơ và chất thải còn lại là cao hơn so với nữ giới. Ngoài ra, có 35,8% người được khảo sát cho rằng chất thải rắn sinh hoạt phân thành chất thải hữu cơ - phế liệu và 28,7% cho rằng chất thải rắn sinh hoạt phân thành chất thải thực phẩm - chất thải nguy hại.

Bảng 3.2: Mối quan hệ giữa giới tính và nhận thức của người dân về các loại chất thải được phân loại (N = 600), (Đơn vị: %)

Các loại chất thải được phân loại Giới tính Tổng

Nam Nữ

Chất thải hữu cơ, chất thải còn lại 33,8 27,5 61,3 Chất thải hữu cơ, phế liệu 16,8 19,0 35,8 Chất thải thực phẩm, chất thải nguy hại 12,0 16,7 28,7

Tổng 50,0 50,0 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Cả nam giới đều nhận thức được các lợi ích phong phú, đa dạng từ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Lợi ích thay đổi thói quen và ý thức người dân trong việc thải bỏ rác thì nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới (40,7% so với 35,7%). Bởi vì, có thể do nữ giới là người làm công việc nhà nhiều hơn, dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa nhiều hơn và sẽ tham gia việc lựa chọn những vật dụng trong gia đình nhiều hơn, do đó họ đã lựa chọn lợi ích là người dân sẽ thay đổi thói quen và ý thức hơn trong việc thải bỏ rác. Còn ở 2 lợi ích là giảm chất thải (“rác”) phát sinh và giảm chi phí xử lý rác thì tỷ lệ này ở nam giới và nữ giới chiếm tỷ lệ xấp xỉ gần bằng nhau (tỷ lệ tương ứng là 25,7% so với 26,8%; 25,7% so với 27,5%).

Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa giới tính và nhận thức về lợi ích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600), (Đơn vị: %)

Lợi ích của việc phân loại chất thải Giới tính Tổng

Nam Nữ

Giảm lượng chất thải (“rác”) phát sinh 25,7 26,8 52,5 Thay đổi thói quen và ý thức người dân trong việc thải bỏ rác 35,7 40,7 76,3 Giảm chi phí xử lý rác thải 25,7 27,5 53,2

Khác 1,5 2,0 3,5

Tổng 50,0 50,0 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Qua đó cho chúng ta thấy, giữa nam giới và nữ giới không có sự khác biệt trong việc nhận thức về chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nhận thức của nam giới về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 2 loại là chất thải hữu cơ và chất thải còn lại thì cao hơn so với nữ giới. Nhưng nhận thức về lợi ích thay đổi thói quen và ý thức người dân trong việc thải bỏ rác thì nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)