Trình độ học vấn và nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh) (Trang 54 - 57)

nhóm tuổi đều lựa chọn lợi ích là thay đổi thói quen và ý thức người dân trong việc thải bỏ rác (nhóm 50 tuổi trở lên chiếm 48,8%, nhóm từ 35 – 49 tuổi chiếm 14,2% và nhóm từ 18 – 34 tuổi chiếm 13,3%). Lợi ích giảm chất thải (“rác”) phát sinh và giảm chi phí xử lý rác thải chiếm tỷ lệ xấp xỷ gần bằng nhau (52,5% và 53,2%). Đối với lợi ích giảm lượng chấ thải (“rác”) phát sinh, nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm 29,3%, nhóm từ 35 – 49 tuổi chiếm 12,2% và nhóm từ 18 – 34 tuổi chiếm 11,0%. Còn đối với lợi ích giảm chi phí xử lý rác thải, nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm 32,8%, nhóm từ 35 – 49 tuổi chiếm 9,7% và nhóm từ 18 – 34 tuổi chiếm 10,7%.

Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa độ tuổi và nhận thức về lợi ích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600, đơn vị: %)

Độ tuổi

18 – 34 35 – 50 tuổi trở Tổng

tuổi 49 tuổi lên

Giảm lượng chất thải (“rác”) phát sinh 11,0 12,2 29,3 52,5 Thay đổi thói quen và ý thức người dân 13,3 14,2 48,8 76,3 trong việc thải bỏ rác

Giảm chi phí xử lý rác thải 10,7 9,7 32,8 53,2

Khác 0,5 1,0 2,0 3,5

Tổng 18,7 21,5 59,8 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

3.1.3. Trình độ học vấn và nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tạinguồn nguồn

Nhận thức của người dân về mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là khá tốt. Ở mức độ đồng thuận, sẵn sàng thực hiện ngay thì nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 88,2%, trung học phổ thông chiếm 83,1% và tiểu học là 81,6%. Còn ở mức độ đồng thuận nhưng chưa thực hiện thời điểm này thì nhóm có trình độ học vấn

trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (15,8%), nhóm trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 10,4% và nhóm trình độ học vấn tiểu học chiếm 14,3%. Bên cạnh đó, đối với mức độ không quan tâm thì chiếm tỷ lệ rất thấp và giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau thì không có mức độ chênh lệnh cao. Cụ thể là nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 1,4%, trung học phổ thông chiếm 1,1% và tiểu học là 4,1%. Hơn nữa, kết quả kiểm định Chi-Square về mối liên hệ giữa trình độ học vấn và nhận thức về mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho thấy giá trị kiểm định Sig = 0,192> α = 0,05. Do đó, ta có đủ bằng chứng để kết luận rằng không có mối liên hệ giữa trình độ học vấn và nhận thức về mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận thức về mức độ đồng thuận với chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600), (Đơn

vị: %)

Trình độ học vấn Tổng Tiểu THPT Trung cấp, cao đẳng,

học, đại học và sau đại

THCS học

Đồng thuận, sẵn sàng 81,6 83,1 88,2 85,3 thực hiện ngay

Đồng thuận nhưng chưa 14,3 15,8 10,4 13,2 thực hiện thời điểm này

Không quan tâm 4,1 1,1 1,4 1,5

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0

Sig. (2-sided) = 0,192 Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Nhận thức của người dân về các loại chất thải được phân thành hai loại là chất thải hữu cơ và chất thải còn lại ở nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 29,0%, trung học phổ thông chiếm 27,3% và tiểu học là 5,0%. Còn đối với việc cho rằng chất thải rắn sinh hoạt chia làm hai loại là chất thải hữu cơ và phế liệu thì nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại

học và sau đại học chiếm 15,8%, trung học phổ thông chiếm 17,2% và tiểu học là 2,8%. Và đối với việc cho rằng phân thành chất thải thực phẩm và chất thải nguy hại thì nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ xấp xỉ gần bằng nhau (13,5% và 13,3%) và tiểu học là 1,8%.

Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận thức của người dân về các loại chất thải được phân loại (N = 600), (Đơn vị: %)

Trình độ học vấn Tổng

Tiểu Trung cấp, cao học, THPT đẳng, đại học THCS và sau đại học

Chất thải hữu cơ, chất thải còn lại 5,0 27,3 29,0 61,3 Chất thải hữu cơ, phế liệu 2,8 17,2 15,8 35,8 Chất thải thực phẩm, chất thải nguy hại 1,8 13,3 13,5 28,7

Tổng 8,2 45,3 46,5 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, nhận thức của người dân về lợi ích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là thay đổi thói quen và ý thức người dân trong việc thải bỏ rác thì ở nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 35,8%, trung học phổ thông chiếm 35,0% và tiểu học là 5,5%. Còn lợi ích là giảm chi phí xử lý rác thải, nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 27,0%, trung học phổ thông chiếm 22,5% và tiểu học là 3,7%. Đối với lợi ích là giảm lượng chất thải (“rác”) phát sinh, nhóm có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm 24,8%, trung học phổ thông chiếm 23,5% và tiểu học là 4,2%.

Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận thức của người dân về lợi ích phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600, đơn vị: %)

Trình độ học vấn

Tiểu THPT Trung cấp,

học, cao đẳng, Tổng

THCS đại học và sau đại học

Giảm lượng chất thải (“rác”) phát 4,2 23,5 24,8 52,5 sinh

Thay đổi thói quen và ý thức 5,5 35,0 35,8 76,3 người dân trong việc thải bỏ rác

Giảm chi phí xử lý rác thải 3,7 22,5 27,0 53,2

Khác 0,2 1,3 2,0 3,5

Tổng 8,2 45,3 46,5 100,0

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)