TẠI NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2.1. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn 2.1. Nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn
2.1.1 Nhận thức chung về ý nghĩa, tầm quan trọng của phân loại chất thải rắnsinh hoạt tại nguồn sinh hoạt tại nguồn
Nhận thức và hành vi là hai khái niệm luôn đi song hành cùng với nhau. Trong bất cứ hoạt động sống nào của con người nếu muốn thay đổi hành vi, thói quen thì bắt buộc phải thay đổi nhận thức của con người trước. Đối với hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cũng đòi hỏi sự tuân theo mô típ đó.
Qua kết quả khảo sát tại địa bàn quận Phú Nhuận trên 600 hộ gia đình đã cho thấy nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tương đối khá cao. Cụ thể là, ý kiến của người dân về chủ trương thực hiện việc phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt tại nguồn là đồng thuận, sẵn sàng thực hiện ngay chiếm tới 85,3%. Bên cạnh đó, có một bộ phận người dân cũng có ý kiến là đồng thuận nhưng chưa thực hiện tại thời điểm này là chiếm 13,2% và chỉ có 1,5% là không quan tâm tới vấn đề này. Như vậy, bước đầu trong quá trình triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã nhận được sự ủng hộ khá lớn của người dân. Đây có thể là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực cho các chuỗi hoạt động về sau liên quan đến bảo vệ môi trường và đặc biệt là phân loại chất thải rắn sinh hoạt rắn tại nguồn của người dân.
Biểu đồ 2.1: Ý kiến của người dân về chủ trương thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600, đơn vị: %)
Bên cạnh việc tìm hiểu ý kiến của người dân về chủ trương thực hiện hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì trong nghiên cứu này còn quan tâm tới nhận thức của người dân về lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cụ thể là lợi ích về thay đổi thói quen và ý thức người dân trong việc thải bỏ rác chiếm tỷ lệ cao nhất (76,3%), giảm chi phí xử lý rác thải và giảm lượng chất thải (rác) chiếm tỷ lệ xấp xỉ gần bằng nhau (tỷ lệ tương ứng là 53,2% và 52,5%).
Điều đó có thể nói lên rằng người dân sẽ dần dần thay đổi hành vi, thói quen của mình trong việc thải bỏ rác và sẽ hạn chế được lượng rác xả ra môi trường, xả rác thải đúng theo quy định hơn.
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của người dân về lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600, đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018
Người dân tại địa bàn khảo sát đã có nhận thức rất tốt về chủ trương triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, họ cũng đã nhận thức về lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mang lại. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn số lượng nhỏ người dân có sự đồng thuận với chủ trương thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhưng chưa thực hiện và một số người không quan tâm tới vấn đề này thì chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm lôi cuốn sự tham gia của tất cả mọi người trong cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường nói chung và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nói riêng.