Từ khi bắt đầu ra Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 – 11 – 2018, chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ ngày 24 – 11, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại [31].
Mức độ đồng tình của người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương:
Khi tìm hiểu về mức độ đồng tình của người dân về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì có 73,8% là rất đồng tình, chỉ đồng ý một phần là 20,8%, không nắm được là 4% và chưa đồng tình là 1,3%. Điều đó nói lên rằng phần lớn người dân đã có sự đồng tình tương đối cao về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa nắm rõ và chưa có sự đồng tình với hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Vấn đề này cũng đòi hỏi phải có những chiến lược mới trong tuyên truyền, vận động để có thể tạo được sự đồng thuận tại cộng đồng nhằm hướng tới việc bảo vệ môi trường một cách toàn diện nhất.
Biểu đồ 2.7: Mức độ đồng tình của người dân tại địa phương về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (N = 600, đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018
Bắt đầu từ khi có Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì có rất nhiều các hoạt động về tuyên truyền, hướng dẫn vận động, tập huấn, hội thảo, … diễn ra tại địa bàn quận Phú Nhuận. Đó không chỉ là những hoạt động diễn ra tại các tổ dân phố, khu phố mà còn diễn ra trong các trường học.
Một số hoạt động về tuyên truyền, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các trường học ở quận Phú Nhuận:
Tại Trường tiểu học Lê Đình Chinh, quận Phú Nhuận đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn “Phân loại chất thải rắn (“Rác”) tại nguồn” và “Cùng xây dựng
môi trường – Giúp bạn học tập tốt” trong năm học 2017 – 2018 nhằm giúp học sinh
nâng cao thêm ý thức bảo vệ môi trường, biết phân loại chất thải (rác) tại nguồn. Bên cạnh đó, tuyên truyền đến học sinh cùng biết và cùng thực hiện tốt công trình thanh niên mà liên chi đoàn Lê Đình Chinh đang tiến hành trong năm học là
“Cùng xây dựng môi trường – Giúp bạn học tập tốt” nhằm tạo kinh phí hỗ trợ đồ
dùng học tập đến những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn chăm ngoan.
Hình ảnh 2.3: Cô Bí thư chi đoàn tuyên truyền, hướng dẫn học sinh kiến thức về phân loại rác thải rắn (“Rác”) tại nguồn
Nguồn:http://thledinhchinhphunhuan.hcm.edu.vn/chuyen-muc-tin/tuyen-truyen- huong-dan-phan-loai-chat-thai-ran-rac-tai-nguon-va-cung-xay-dung-m-c23227- 250471.aspx
Cô giáo đã kể cho học sinh nghe về câu chuyện dí dỏm là “Vương quốc rác” nhằm tạo sự lôi cuốn đối với học sinh. Ngoài ra, cô giáo còn hướng dẫn cho các bạn học sinh biết các phân loại rác thải, giới thiệu cho học sinh về 2 thùng đựng rác là:
chứa rác hữu cơ và chứa các rác thải khác. Học sinh cũng được trải nghiệm tham
gia hoạt động phân loại rác ngay trong buổi tuyên truyền [16].
Hình ảnh 2.4: Học sinh tiểu học tham gia phân loại rác thải rắn (Rác) tại nguồn
Nguồn: http://thledinhchinhphunhuan.hcm.edu.vn/chuyen-muc-tin/tuyen-truyen- huong-dan-phan-loai-chat-thai-ran-rac-tai-nguon-va-cung-xay-dung-m-c23227-
250471.aspx
Và thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận về tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục ý thức cho học sinh trong việc phân loại chất thải rắn
trong sinh hoạt hàng ngày, góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, Trường tiểu học Đông Ba, quận Phú Nhuận cũng đã tổ chức “Ngày hội phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho học sinh”. Bí thư chi đoàn đã giải thích cho
học sinh biết “Chất thải rắn sinh hoạt là như thế nào?”. Đồng thời, cô giáo cũng hướng dẫn cho học sinh cách phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt là được chia làm 2 nhóm: Nhóm các loại rác hữu cơ dễ bị phân hủy và nhóm các loại rác có thể tái sử dụng và không thể tái sử dụng. Học sinh cũng được yêu cầu bỏ rác vào thùng rác mà nhà trường đã bố trí và có ghi rõ tên nhóm rác trên các thùng. Ngoài ra, nhà trường còn khuyến khích các học sinh về nhà tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần bảo vệ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp [15].
Hình ảnh 2.5: Giáo viên Trường tiểu học Đông Ba tuyên truyền cho học sinh về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Nguồn: http://thdongba.hcm.edu.vn/gioi-thieu/chuyen-de-phan-loai-chat-thai-sinh- hoat-ran-tai-nguon-nam-2017-c23177-229731.aspx
Ở đây, có thể vận dụng lý thuyết sự lựa chọn hợp lý nhằm lý giải cho việc người dân tại đại phương đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 2 nhóm là chất hữu cơ và chất vô cơ. Bởi vì, họ cũng nhận ra rằng nếu phân loại chất thải thì có thể tái sử dụng một số chất thải vào các mục đích khác nhau nữa. Ví dụ như là làm phân compost hoặc một số sản phẩm tái chế khác. Họ đã lựa chọn thực hiện hành động đó thay vì họ sẽ để trộn lẫn chất thải và cũng sẽ mất nhiều diện tích để mà chôn lấp.
Hơn nữa, hành động phân loại chất thải của họ cũng góp phần chung tay vào bảo vệ môi trường sống của chính bản thân họ và cộng đồng.