Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 27 - 33)

7. Cơ cấu của luận văn:

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp

đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã đạt đượt các mục tiêu của Chương trình, Kế hoạch, nội dung đã đề ra; đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC đảm bảo kỷ luật, kỷ cương. Tạo sự công bằng trong đào tạo, bồi dưỡng và xác định nhu cầu thực tế đối với mỗi cơ quan, đơn vị về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã: Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã được thực hiện thông qua các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ thanh tra, giám sát thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, góp phần tạo sự công bằng trong việc đào tạo, bồi dưỡng và xác định nhu cầu thực tế đối với mỗi cơ quan, đơn vị về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấpxã: xã:

a) Xây dựng, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, các Chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Quản lý về

Chương trình, tài liệu; đội ngũ giảng viên và Cán bộ, công chức thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

- Xây dựng, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, các Chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

Việc xây dựng các Chương trình, kế hoạch, các Chiến lược nói chung gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các hoạt động trong tương lai của một tổ chức, là việc lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước, xác định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

xây dựng các Chương trình, kế hoạch, các Chiến lược về đào tạo CBCC cấp xã để xác định những nội dung cụ thể cần thực hiện, các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai, xác định được những yêu cầu cần có khi tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã của các đơn vị; bộ máy tổ chức thực hiện công tác này và nhiều nhiệm vụ khác mang tính chất dài hạn. Công tác chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, các Chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật; các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo hướng dẫn thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/92017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các Đề án, chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; các Bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị sử dụng CBCC.

- Quản lý về chương trình, tài liệu; đội ngũ giảng viên và Cán bộ, công chức thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã,

cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Quản lý về chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã:

Trong bất kỳ hoạt động học tập nào hoặc bất cứ nội dung nào liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nói chung thì chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cũng rất quan trọng và được quan tâm hàng đầu; quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã càng đòi hỏi nội dung về quản lý chương trình, tài liệu cần được rà soát, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm để qua đó, lựa chọn được chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhất đối với đối tượng là CBCC cấp xã. Việc quản lý về chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo việc xây dựng các Chương trình tài liệu phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu của CBCC cấp xã trong tiếp thu kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, khi xây dựng chương trình, tài liệu về đào tạo, bồi dưỡng CBCC đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đội ngũ giảng viên và CBCC thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã:

Trong đào tạo, bồi dưỡng có 04 (bốn) vấn đề quan trọng liên quan đến nhau là: Cơ quan quản lý đào tạo; cơ sở đào tạo; người học và người dạy.

Đội ngũ giảng viên hiện nay chưa được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn cũng không nhiều, nên gặp không ít khó khăn trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Hiện nay, đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức đủ về số lượng, có bề dầy kinh nghiệm quản lý và năng lực công tác thực tiễn.

Đội ngũ này phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần tìm kiếm những nhà quản lý giỏi, những CBCC có tài năng, giỏi (về lý thuyết và thực hành) trong lĩnh vực làm việc của họ để làm giảng viên kiêm chức [15]; những CBCC quản lý tốt về đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Thường xuyên tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên, CBCC thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã: quản lý tổ chức bộ

máy các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp huyện, sắp xếp lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói riêng, và cán bộ, công chức cấp xã nói chung cho phù hợp, tránh trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tại các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành: Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/92017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ- CP ngày 01/92017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định về cơ chế, chính sách nhằm động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng CBCC cấp xã; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; các quy định về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã và các nội dung khác.

c) Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về quản lý Nhà nước về CBCC cấp xã, việc thanh tra, kiểm tra công tác này giúp phát hiện những sai sót, hạn chế để có biện pháp khắc phục phù hợp. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã theo đúng quy định của pháp luật tại Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; Luật Tố cáo số

03/2011/QH13 ngày 11/11/2011.

1.4. Phương pháp quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

a) Khái nhiệm, đặc điểm và các nội dung về phương pháp quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

- Phương pháp quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức: là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý Nhà

nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, cách thức tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết.

- Đặc điểm của phương pháp Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

chủ thể quản lý (các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước…) tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Phương pháp Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã là cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý.

Những phương pháp quản lý của các cơ quan có thẩm quyền được thể hiện dưới những hình thức Quản lý nhất định (ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật…) và được tiến hành trong giới hạn theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đối với phương pháp quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Các phương pháp quản lý phải có khả năng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã. Phương pháp quản lý phải mềm dẻo và linh hoạt. Phương pháp quản lý phải có tính sáng tạo. Phương pháp quản lý phải hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị quy định chương trình quản lý trong từng giai đoạn cụ thể.

- Những phương pháp quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Các phương pháp Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã bao gồm: Phương pháp thuyết phục; Phương pháp hành chính và Phương pháp kinh tế.

Phương pháp thuyết phục: Thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Nội dung của phương pháp thuyết phục: Phương pháp thuyết phục do chủ thể quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Bản chất của phương pháp thuyết phục là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện hoặc tránh thực hiện những hành vi nhất định. Phương pháp thuyết phục được thể hiện bằng những hoạt động như: giải thích, động viên, hướng dẫn, chứng minh… làm cho đối tượng hiểu rõ và tự giác chấp hành các yêu cầu của chủ thể quản lý.

Phương pháp hành chính: Phương pháp hành chính là phương thức tác động tới cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng cách quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng. Đặc điểm của phương pháp hành chính: Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng cách đơn phương quy định nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý. Phương pháp này được tiến hành trong khuôn khổ của pháp luật. Các quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể quản lý do pháp luật quy định.

Phương pháp kinh tế: Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích của con người.

Đặc điểm của phương pháp kinh tế: Đây là phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế như việc quy định chế độ thưởng, xử phạt. Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế như: quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thưởng… nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ.

b) Trình tự về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Việc quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC được thực hiện theo trình tự, thủ tục tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, theo đó, tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định về trình tự, thủ tục trong quản lý Nhà nước về:

Hình 1.1. Trình tự trong đào tạo CBCC

Rà soát nhu cầu đào tạo CBCC cấp xã

Cấp bằng tốt nghiệp

Rà soát Đối tượng, điều Tổ chức đào tạo kiện đào tạo trình độ CBCC

trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học

Xử lý sau đào tạo

- Bồi dưỡng Cán bộ, công chức:

Rà soát nhu cầu bồi dưỡng CBCC cấp xã Hình 1.2. Trình tự bồi dưỡng CBCC Xác định nội Tổ chức bồi dưỡng dung, hình thức, chương trình, tài liệu bồi dưỡng

Cấp chứng chỉ bồi dưỡng

Đánh giá chất lượng bồi dưỡng

1.5. Các yếu tố tác động đến việc Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)