7. Cơ cấu của luận văn:
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk có liên quan
a) Đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý:
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, Phía Tây giáp Campuchia [21].
Diện tích, dân số:
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, tính đến năm 2017, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 1.891.024 người, mật độ dân số đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 463.582 người, chiếm 24,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.427.442 người, chiếm 75,5% dân số. Dân số nam đạt 947.379 người, trong khi đó nữ đạt 943.645 người [21]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,9 ‰, đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 1,8 triệu dân [21]. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo...
Đơn vị hành chính:
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn [22]. Cụ thể:
Bảng 2.1. Đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk DIỆN
DÂN SỐ NĂM Số đơn vị
Stt TÊN ĐƠN VỊ TÍCH THÀNH (người) cấp xã (Km2) LẬP 1 Thành phố Buôn Ma 377,18 339.879 05/6/1930 21 Thuột 2 Thị xã Buôn Hồ 282,52 99.949 23/12/2008 12 3 Huyện Ea Súp 1.765,63 62.497 30/8/1977 10
4 Huyện Krông Năng 614,79 121.410 09/11/1987 12
5 Huyện Krông Búk 357,82 59.892 1976 7
6 Huyện Buôn Đôn 1.410,40 62.300 07/10/1995 7
7 Huyện Cư M’Gar 824,43 168.084 23/01/1984 17
8 Huyện Ea Kar 1.037,47 146.810 13/9/1986 16
9 Huyện M’Đrắk 1.336,28 69.014 30/8/1977 13
10 Huyện Krông Pắc 625,81 203.113 1976 16
11 Huyện Krông Bông 1257,49 90.126 19/9/1981 14
12 Huyện Krông Ana 356,09 84.043 19/9/1981 8
13 Huyện Lắk 1256,04 62.572 1976 11
14 Huyện Cư Kuin 288,30 101.854 27/8/2007 8
15 Huyện Ea H’Leo 1.335,12 125.123 03/4/1980 12
Nguồn: Thống kê dân sốcủa thôn, buôn, tổ dân phốcủa SởNội vụ tỉnh Đắk Lắk năm 2018.
b) Đặc điểm về kinh tế - xã hội:
Cộng đồng các dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk:
dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Đắk Lắk là
tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Đến với Đắk Lắk là đến với vùng đất có nhiều rừng núi, sông hồ và những thác nước hùng vĩ, hòa cùng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - một “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại, Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Lễ hội đua voi; Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng; Lễ cúng bến nước; Lễ bỏ mả…của đồng bào các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này.
Với đa dạng về các dân tộc anh em, việc ứng xử của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đào tạo cán bộ, công chức, cấp xã nói chung cần đặc biệt được quan tâm và chú trọng.
Vị trí chiến lược của Vùng Tây nguyên:
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, có diện tích lớn và cộng đồng các dân tộc giàu bản sắc văn hóa, Đắk Lắk có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội; là một trong những cực phát triển trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Kinh tế:
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó là tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình
khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng của các ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 44,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,4%, dịch vụ chiếm 38,2% . So với năm 2016, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 5,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 1,1%; dịch vụ tăng 4,6%. Nông nghiệp và nông thôn có nhiều chuyển biến. Các mô hình chăn nuôi tập trung, hiện đại ngày càng nhiều; cơ cấu giống vật nuôi, thủy sản tiếp tục chuyển dịch sang các loại giống mới hiệu quả kinh tế cao [23].
Với vị trí chiến lược của Vùng Tây nguyên, công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đặc biệt cần được chú trọng bởi để tạo được sự đồng thuận và tiến tới là mô hình điểm cho các tỉnh vùng Tây nguyên học tập.
Nguồn nhân lực của tỉnh:
Đắk Lắk là một tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào; tính đến cuối năm 2016, dân số của tỉnh 1.874.459 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 1.149.381 người (chiếm 61,32% so với tổng dân số); lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 1.129.725 người (chiếm 60,27% so với tổng dân số và chiếm 98,29% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [23].
Những thách thức về kinh tế- xã hội:
Đứng trước sự hội nhập kinh tế - quốc tế cách khai thác tài nguyên theo lối truyền thống đang dẫn đến việc nguồn nước ngày càng cạn kiệt, đây cũng là một thách thức trong phát triển gắn với bảo vệ những thế mạnh của thủ phủ xanh Tây
Nguyên. Theo báo cáo kinh tế - xã hội (KT-XH) 2018 của tỉnh, diện tích gieo trồng tăng 31.332 ha so với năm 2016. Đây là con số vừa cho thấy tiềm năng lớn về đất đai của tỉnh nhưng cũng cho thấy sự bất ổn trong cách thức phát triển. Đắk Lắk cần đổi mới tư duy, tầm nhìn mới, trên hết là khát vọng, nhiệt huyết vươn lên tạo luồng sinh khí mới để bứt phá, thêm xung lực mới thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển KT- XH và khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có. Phát triển nông nghiệp với vai trò chủ lực và du lịch là ngành mũi nhọn với nhiều loại hình, liên kết với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Quy hoạch hợp lý, khoa học để phát triển năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời và kêu gọi các dự án đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Lắk:
a) Công tác ban hành văn bản, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh:
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 16/4/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành kèm theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, quy định rõ về các nguyên tắc, nội dung phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, công tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành của tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức và cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đó là:
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở các cơ sở trong và ngoài
tỉnh. Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo chuyên môn trình độ đại học trở xuống, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và tương đương trở xuống và báo về Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi cơ quan, đơn vị và địa phương và Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện.
b) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Đắk Lắk:
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5835/KH-UBND ngày 12/8/2015 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây nguyên giai đoạn 2014 - 2020; Kế hoạch số 1764/KH-BNV ngày 26/5/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Công văn số 8042/BTC-NSNN ngày 17/6/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đã xác định những nội dung chính:
Mục tiêu: Kế hoạch của UBND tỉnh đã xác định các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; về trụ sở và trang thiết bị làm việc của các xã, phường thị trấn: Với mục tiêu tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở tại các xã, phường, thị trấn giai đoạn 2014 - 2020; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ; phát huy dân chủ và quyền chủ động của chính quyền cơ sở, tổ chức vận động nhân
dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương, góp phần xây dựng các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh vững mạnh toàn diện. Đến năm 2020:
100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ tốt nghiệp THPT; 85% cán bộ chuyên trách và 100% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên; 85% cán bộ chuyên trách đạt trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên và 60% công chức cấp xã đạt trình độ từ sơ cấp lý luận chính trị trở lên; 85% trở lên cán bộ, công chức cấp xã là người Kinh công tác ở vùng dân tộc thiểu số sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác; 80% trở lên cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng; 100% đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động để phát huy vai trò, chức năng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản các xã, phường, thị trấn có trụ sở làm việc được kiên cố hóa, đủ điều kiện làm việc; mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã có phòng làm việc riêng và được trang bị máy vi tính nối mạng Internet. Như vậy, các mục tiêu UBND tỉnh đặt ra đều thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương.
Các yêu cầu để thực hiện được các mục tiêu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: Tiếp tục thực hiện các chính sách hiện hành: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở theo quy định phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị theo Nghị định 112/2011/NĐ-CP, ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã phường, thị trấn; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ, ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 397-QĐ/TU, ngày 04/01/2012 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc ban hành
quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ cơ sở, đặc biệt là người dân tộc thiểu số theo Thông tư số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 11/9/2014 của Bộ Nội vụ và Ủy ban dân tộc Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011