Các yếu tố tác động đến việc Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 33 - 38)

7. Cơ cấu của luận văn:

1.5. Các yếu tố tác động đến việc Quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng

a) Yếu tố về Chính trị:

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng” vừa “chuyên”. Việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sau khi có Nghị quyết số 17-NQ/TW

sở xã, phường, thị trấn”. Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, từ Trung ương đến cơ sở, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật để cụ thể hóa đường lối của Đảng, trong đó có lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Các cấp ủy, chính quyền đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã, phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to lớn trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội [16].

Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã xác định mục tiêu tổng quát, đó là: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân...”. Do vậy, sự quan tâm của Đảng, chủ trương, đường lối về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ngày càng hiệu quả và chất lượng.

b) Yếu tố về kinh tế:

nguồn kinh phí này được đảm bảo trên cơ sở các Kế hoạch, Chương trình, Đề án do các cơ quan có thẩm quyền đề xuất. Việc sử dụng các nguồn kinh phí phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, sử dụng hợp lý, không được gây thất thoát và lãnh phí; phù hợp với điều kiện của từmg địa phương.

c) Yếu tố về pháp luật:

Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về nội dung này. Các quy định của pháp luật nhằm kiểm soát, đảm bảo cho công tác đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định một trong những nhiệm vụ của Chương trình là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó, đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm.

d) Yếu tố về vị trí địa lý:

Với một số địa phương có vị trí địa lý rộng, địa bàn các xã cách xa nhau, cần xem xét việc tập hợp, đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC một cách hợp lý để vừa đảm bảo được thực hiện nhiệm vụ hàng ngày tại cơ quan, đơn vị, và đảm bảo CBCC được đào tạo, bồi dưỡng. Giảm chi phí đi lại do khoảng cách về vị trí địa lý hay các phương án hợp lý sẽ góp phần cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao và phù hợp.

đ) Yếu tố về khoa học và công nghệ:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ (cách mạng công nghiệp 4.0) - nền tảng công nghệ thông tin tạo ra những bước nhảy vọt trong các lĩnh vực, đặt ra nhiều thách thách với đội ngũ CBCC bởi thực tế đội ngũ CBCC nói chung, CBCC cấp xã nói riêng còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học trong thực thi nhiệm vụ, chủ trương tin học hóa thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử; bên cạnh đó,

các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sẽ cần phải xây dựng các chiến lược, kế hoạch lâu dài để đáp ứng việc đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, yếu tố về khoa học và công nghệ ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.

e) Yếu tố về văn hóa - xã hội:

Tại mỗi địa phương khác nhau sẽ có sự đa dạng về văn hóa, dân tộc, do đó, khi thực hiện nhiệm vụ trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tại địa phương cần xem xét các yếu tố văn hóa - xã hội để có chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Tại tỉnh Đắk Lắk, phần lớn CBCC cấp xã là người dân tộc thiểu số Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng...do đó, yếu tố về văn hóa - xã hội có sự ảnh hưởng quan trọng tới công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã.

f) Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức:

Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC được xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, trang bị đầy đủ các yếu tố để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện được các quyền, nhiệm vụ của mình; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, CBCC tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ này cần được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các điều kiện và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đưa vào nội dung, chương trình giảng dạy.

g) Về các yếu tố đối với Cán bộ, công chức cấp xã:

Bản thân các CBCC cấp xã là những người gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị theo quyết định của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền; có sức khỏe thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và có nhu cầu cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. Với xã hội ngày càng phát triển, việc CBCC cấp xã xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là phù hợp, nhân tố quyết định cho việc xác định thực trạng, xây dựng Đề án, Chương trình, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

Tiểu kết Chương 1

Các nội dung nêu tại Chương 1 đã giải quyết một số khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã; khái niệm; đặc điểm; vai trò trong quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; các nội dung về quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã: việc xây dựng các chương trình, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; đội ngũ giảng viên, các cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ này; phân tích phương thức quản lý; các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp luật, vị trí địa lý, khoa học và công nghệ; các nhân tố thuộc về bản thân cán bộ, công chức có tác động đến việc quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Qua đó, có thể thấy quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là nội dung với nhiều đặc điểm cần tập trung phân tích, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng luôn được quan tâm, kịp thời củng cố những nội dung còn hạn chế giúp công tác quản lý đạt hiệu quả; để làm rõ hơn các vấn đề lý luận này cần phải xuất phát từ thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Đắk Lắk.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG

CHỨC CẤP XÃ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến việc quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)