Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 79 - 95)

7. Cơ cấu của luận văn:

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng

Từ thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk; luận văn đưa ra một số giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể áp dụng cho các xã, thị trấn thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

a) Nhóm các giải pháp chung:

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật trong quản lý Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

Để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCC, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân, cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về CBCC theo tinh thần Để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ CBCC, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân, cần phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về CBCC theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ như sau [19]: Chuyển mạnh mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng từ tiêu chuẩn ngạch CBCC sang đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm. Trên cơ sở Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng CBCC và các văn bản hướng dẫn thi hành, các bộ, ngành và địa phương cần tích cực, chủ động trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC để xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 26-NQ/TW và nhu cầu của bộ, ngành, địa phương [19]. Xây dựng, thực hiện cơ chế tổ chức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt, tạo điều kiện để cơ quan quản lý, sử dụng CBCC và bản thân CBCC có cơ hội được lựa chọn dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng; đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chủ động nâng cao chất lượng [19]. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào đối tượng là CBCC ở tầm

chuyên gia hoạch định chính sách, CBCC thừa hành và CBCC cấp cơ sở; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 26-NQ/TW [19]. Hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh [19]. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định cụ thể 8 nhóm chức vụ đối với cán bộ cấp xã (tương ứng với 11 chức danh) và 7 chức danh công chức cấp xã [19]. Với mỗi vị trí đã có các quy định tương đối cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, là cơ sở để tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã [19]. Đây là bước tiến quan trọng hướng tới chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa đội ngũ CBCC, góp phần trực tiếp nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chức danh hiện nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn của các khu vực, vùng miền khác nhau trong cả nước; nặng về định tính, thiếu các tiêu chuẩn định lượng. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải hoàn thiện công tác phân tích công việc, xác định vị trí việc làm và xây dựng khung năng lực đối với các vị trí chức danh, coi đây là công cụ quan trọng nhất trong quản lý CBCC [19]. Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã. Chế độ, chính sách đối với CBCC chính quyền cấp xã trong những năm qua đã từng bước được hoàn thiện theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX của Đảng: "Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như CBCC nhà nước" [19].

Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ đối với CBCC chính quyền cấp xã ở nước ta còn thấp, việc trả lương chưa thực sự gắn với vị trí việc làm và hiệu quả công việc [19]. Trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách tiền lương để CBCC yên tâm và tâm huyết trong công tác. Đặc biệt, cần xây dựng một số chế độ, chính sách cụ thể đối với những CBCC cấp xã thôi công tác trước tuổi về hưu do chưa đạt chuẩn và năng lực, trình độ hạn chế, tuổi đời cao; chế độ hỗ trợ cho cán bộ luân chuyển; chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về công tác tại các xã, phường, thị trấn [19].

Bổ sung tiêu chuẩn về đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức để từ đó xây dựng Chương trình bồi dưỡng về đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức [17]. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về sắp xếp, tổ chức các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hiện nay tại các địa phương.

Việc thực hiện:

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xem xét, trình Chính phủ các nội dung có liên quan cho phù hợp. Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn việc tổ chức công việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng đối với các Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

Đổi mới Chương trình đào tạo:

Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần thực hiện thường xuyên bởi kiến thức luôn luôn phải được cập nhật hàng ngày. Như trước đây chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được xây dựng theo hướng nặng về lý thuyết chưa gắn nhiều với thực tiễn thì trong giai đoạn hiện nay cần phải sự cập nhật, đổi mới. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được xây dựng để đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kỹ năng mà cán bộ, công chức cấp xã còn thiếu hụt.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Cần kết hợp giữa đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và đội ngũ giảng viên cơ hữu trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Với các chuyên đề thực tế trong các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có thể mời các CBCC lãnh đạo, quản lý có nhiều kinh nghiệm đang công tác tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh để lên lớp các chuyên đề này là phù hợp [17].

Cần quy định cụ thể việc tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa các giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các CBCC lãnh đạo,

quản lý của địa phương. Đội ngũ giảng viên gồm giảng viên thỉnh giảng và giảng viên cơ hữu; Giảng viên thỉnh giảng bao gồm các chuyên gia, CBBC lãnh đạo, quản lý là những chủ thể có khả năng cung cấp nhiều kiến thức chuyên sâu và những kinh nghiệm quản lý cho cán bộ, công chức cấp xã. Giảng viên cơ hữu là những người có kiến thức nền tảng chuyên sâu và đã gắn bó lâu dài với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy, sự kết hợp giữa hai đội ngũ giảng viên này sẽ cung cấp cho cán bộ, công chức những kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn phong phú, hài hòa hơn, là yếu tố then chốt để phát triển năng lực cho họ. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Theo đó, chuyển từ “dạy” sang hướng dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu một vấn đề nào đó đang được đặt ra. Tại các buổi đào tạo, bồi dưỡng nên tăng cường “Seminar”, Seminar là một dạng hội thảo, nghiên cứu chuyên đề, có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi, thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung. Theo đó, giảng viên chỉ là người định hướng và giải quyết những khó khăn của học viên qua các buổi “Seminar”, sẽ tăng tính chủ động trong việc học của học viên, giúp học viên năng động hơn và giao tiếp làm việc nhóm tốt hơn. Phần lớn cán bộ, công chức tham gia những chương trình đào tạo, bồi dưỡng là những người đã đạt chuẩn ở một số trình độ nhất định, trải qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, đánh giá vấn đề, với đối tượng này, các giảng viên nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Sau mỗi bài học, thảo luận cụm chuyên đề, giảng viên nên tổ chức cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập với thời gian thích hợp.

Việc thực hiện:

cứu, bổ sung kinh phí cho các địa phương thực hiện việc đổi mới Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, cấp xã. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC lãnh đạo, quản lý, các cán bộ, công chức thực hiện giám sát các Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; Rà soát các quy định của pháp luật để tham mưu Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp về nội dung này để các địa phương có đủ cơ sở để triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND cấp huyện cần rà soát các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, số lượng các giảng viên tại đơn vị, xem xét phối hợp với các cơ quan để định kỳ cử CBCC lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy tại các cơ sở đó. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cần rà soát, bổ sung văn phòng phẩm để tổ chức các buổi học seminar tại cơ sở. Bố trí cơ sở vật chất hợp lý cho các buổi thảo luận nhóm.

- Sắp xếp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở địa phương:

Hệ thống cơ quan QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã được tổ chức từ Trung ương đến các địa phương, được xác định nhiệm vụ, quyền hạn tại các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức địa phương đôi khi xảy ra hiện tượng trùng lắp chức năng, nhiệm vụ hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quá nhiều không cần thiết. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn khá nhiều: Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; Các cơ sở có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền) trực thuộc hoặc thuộc các đơn vị trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan của Quốc hội. Các cơ sở có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền) trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Hành chính Quốc gia, không tính các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Do đó, cần sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Việc thực hiện:

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07/6/2019 về việc phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030 với mục tiêu được xác định là sắp xếp, tổ chức lại hệ thống tổ chức và tổ chức bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn về tổ chức, bộ máy, cơ cấu hợp lý; có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả; không ngừng nâng cao chất lượng bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả [21]. Do đó, Bộ Nội vụ cần đôn đốc, tổng hợp, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng khung giá dịch vụ đối với hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghiên cứu giao dự toán ngân sách theo phương thức giao nhiệm vụ, đấu thầu, đặt hàng và chuyển đổi cơ chế cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sang cấp cho cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, thành ủy phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiện toàn, sắp xếp lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. Tổ chức rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu khoa học và công nghệ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã:

Ở nhiều quốc gia, đào tạo trực tuyến thường mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với đào tạo thông thường, do học viên hoàn toàn tự nguyện tham gia và giảng viên buộc phải chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc hơn. Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến cho cán bộ, công chức còn tăng cường cơ hội cho học viên được tiếp cận với các giảng viên

có năng lực, trình độ cao. Nếu như trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo cách truyền thống, các giảng viên giỏi chỉ có thể đào tạo, bồi dưỡng cho một nhóm nhỏ

cán bộ, công chức tham gia, thì trong đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến cho cán bộ, công chức, bài giảng của giảng viên sẽ đến được với nhiều cán bộ, công chức hơn.

Việc thực hiện:

Bộ Nội vụ cần phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan đề xuất các phương án thực hiện thí điểm hoặc thống nhất toàn quốc về nội dung đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến, để bố trí kinh phí cho địa phương lắp đặt các trang thiết bị công nghệ thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các địa phương đối với đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đề xuất Bộ Nội vụ các Bộ, ngành khác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến của địa phương tại các xã, thị trấn.

- Hoàn thiện công tác gắn việc quy hoạch, sử dụng Cán bộ, công chức sau đào tạo, bồi dưỡng:

Thông thường, sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị, qua quá trình phấn đấu sẽ được tiếp tục đề bạt, bổ nhiệm chức vụ phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít CBCC được bổ nhiệm ngay khi trở lại công tác (trừ trường hợp Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC cấp xã từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 79 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)