Các yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước về văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 36)

1.3.1. Yêu cầu về xây dựng Thể chế Chính sách QLNN về văn hóa

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kịp thời triển khai, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI), là cơ sở để xây dựng và đề xuất ban hành những chính sách mới về văn hóa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đề xuất những hạn chế, bất cập nhằm điều chỉnh những chính sách phù hợp với ngành văn hóa, nghệ thuật, tạo mơi trường pháp lý thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa phù hợp với thị trường văn hóa. Đề xuất các cấp chính quyền tiếp tục hồn chỉnh các chính sách về xã hội hóa văn hóa và các chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

1.3.2. Yêu cầu về Tổ chức thực hiện QLNN

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong mơi trường kinh tế thị trường, giao lưu hội nhập với thế giới, phát triển cách mạng công nghệ 4.0. Vấn đề này rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả, hiệu lực, quản lý nhà nước về văn hóa. Ngành văn hóa cần thay đổi cách nghĩ, cách làm trong tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa, khơng áp đặt từ trên xuống. Cách thức quản lý và cung ứng dịch vụ công cũng cần phải có tư duy mới, nhằm đề cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý của Nhà nước; Các kế hoạch phát triển văn hóa khi xây dựng cần dựa trên nhu cầu, điều kiện thực tiễn của địa phương và chiến lược phát triển tổng thể của ngành, chú trọng cơng tác cải cách hành chính, khắc phục lề lối làm việc; tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin phục vụ cơng tác quản lý văn hóa.

1.3.3. u cầu về Kiểm tra, giám sát QLNN về văn hóa

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm của từng cá nhân và từng tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò

giám sát của các tổ chức xã hội, tập thể dân cư và người dân đối với công tác tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa; khen thưởng, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể, cộng đồng có đóng góp tích cực trong cơng tác quản lý văn hóa.

1.3.4. Yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa Thực

hiện tốt cơng tác “chuẩn hóa” cán bộ theo quy định chun mơn, nghiệp vụ ở tất cả các cấp cả trong hàng ngũ cán bộ quản lý cũng như công chức, viên chức ngành Văn hóa. Thực hiện nghiêm túc chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ cán bộ phù hợp; Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý văn hóa cần được nâng cao.

1.3.5. Yêu cầu về tăng cường sự phối hợp trong quản lý văn hóa

Trong QLNN về văn hóa cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các bộ, ban, ngành, đoàn thể, nhất là với các ngành giáo dục, truyền thông, pháp luật, an ninh,… Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng một cách chủ động nhất v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)