Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về văn hóa trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 70 - 76)

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

3.2.1 Giải pháp trước mắt

Tăng cường công tác QLNN về bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể như sau:

Bảo vệ các hiện vật về lịch sử, về văn hóa mẫu hệ, cồng chiêng, trang phục, ẩm thực, voi, lễ hội… đã được trưng bày tại bảo tàng. Đồng thời phải có kế hoạch tuyên truyền phổ biến đến khách thăm quan trong và ngoài nước thấy được những giá trị của di sản văn hóa mà tỉnh Đắk Lắk đang lưu giữ. Bảo quản, trùng tu các di tích lịch sử nhằm khai thác và phục vụ có hiệu quả cho khách thăm quan du lịch trong và ngoài tỉnh. Lập quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975), huyện Krông Bông. Lập quy hoạch bảo tồn và phát huy nhà số 71 (57) Lý Thường Kiệt.

Tăng cường QLNN trong việc duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống định kì như: Liên hoan văn hóa Cồng chiêng; Liên hoan Dân ca dân vũ, Thi dệt thổ cẩm; Thi chế tác nhạc cụ dân tộc, Thi ẩm thực dân tộc … gắn với sự kiện

lịch sử của tỉnh Đắk Lắk. Phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu, Tổ chức các lớp truyền dạy đánh chiêng, sử dụng nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào dân tộc. Duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, làm gốm, điêu khắc tượng gỗ, chế tác nhạc cụ, rượu cần…). Xây dựng các chính sách để hỗ trợ kinh phí, tiêu thụ các sản phẩm thủ công để người dân yên tâm phát triển ngành nghề, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân vừa phát triển kinh tế- xã hội và quảng bá cho ngành du lịch.

Tham mưu cho các cấp, các ngành liên quan ban hành các văn bản nhằm thực hiện có hiệu quả việc sưu tầm, lưu giữ và quảng bá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số như: văn hóa cồng chiêng (Tiếp tục tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh

Đắk Lắk đến năm 2025. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh).

Tăng cường hoạt động bảo tồn và phát huy di sản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý và bảo vệ các di sản văn hóa như , sử thi, truyện cổ, luật tục, trang phục, nhạc cụ, kiến trúc, lễ hội.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa; thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày, triển lãm, chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh. Tiếp tục tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột định kỳ 2 năm/lần. Chương trình số 4980/CTr-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh về việc biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ Nhân dân địa phương và du khách (định kỳ 01 tháng 02 buổi). Tổ chức liên hoan tuyên truyền lưu động lần thứ XVIII, năm 2022 và liên hoan tuyên truyền lưu động lần thứ XIX, năm 2024.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lễ hội, hoạt động cấp phép kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa như: Karaoke, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, tượng đài, xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu…

3.2.2 Giải pháp lâu dài

Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy vai trò của của các già làng, trưởng bn, nghệ nhân, người có uy tín trong trong cộng đồng, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, văn hóa dân tộc, đồn kết dân tộc, quan tâm giáo dục thế hệ trẻ tích cực góp phần xây dựng q hương. Bởi vì, đội ngũ già làng, trưởng buôn, nghệ nhân là lực lượng nắm giữ hương ước, luật tục, là nòng cốt ở cơ sở trong công tác vận động đồng bào nơi cư trú thực hiện những hoạt động về văn hóa theo đúng Hiến pháp và pháp luật đồng thời vẫn tơn trọng giũ gìn phong tục tập qn tốt đẹp của cộng đồng.

Hướng dẫn, triển khai các văn bản của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình, bn, thơn văn hóa để có điều kiện bảo tồn và phát huy những thuần phong mỹ tục trong lối sống, nếp sống của đồng bào dân tộc thiểu số, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan có hại đến di sản văn hóa dân tộc.

Cần thống kê một cách chính xác các nghệ nhân dân gian, coi họ là bảo tàng nhân văn sống và thực hiện các chính sách mà Nhà nước đã ban hành đối với các nghệ nhân này, đồng thời xây dựng, bổ sung những khó khăn bất cập để hồn thiện chính sách đối với những người đang nắm giữ trong trí nhớ nhiều di sản phi vật thể quý hiếm. Coi trọng và có biệp pháp kịp thời trong cơng tác đào tạo cán bộ văn hóa là những người am hiểu về ngơn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số.

Mở rộng giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa lịch sử mang tầm khu vực và quốc tế. Thơng qua đó để quảng bá những nét văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Êđê nói riêng. Đồng thời, tác động vào nhận thức của người dân về lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

3.2.3 Giải pháp cụ thể

* Xây dựng, ban hành các chính sách

Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, nghệ thuật là một chủ trương lớn của Đảng, mục tiêu của xã hội hóa khơng chỉ huy động thêm nguồn lực của xã hội mà quan trọng hơn là nâng cao mức hưởng thụ của người dân. Chính sách xã hội hóa kích thích tinh thần tự chủ, tiềm năng sáng tạo, huy động được sức người, sức của trong nhân dân, tạo ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân và yêu cầu phát triển của đất nước. Thực hiện chính sách này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, trong đó có nhiều chính sách khuyến khích, cụ thể như: chính sách cho thuê giao đất, cho thuê đất, chính sách về thuế, phí, lệ phí, chính sách tín dụng... đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Chính sách xã hội hóa đã phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của nhà nước một mặt sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác huy động được các nguồn lực trong xã hội. Đây cũng là quá trình để mọi người được tham gia bình đẳng vào mơi trường lành mạnh, được thụ hưởng những lợi ích cơng bằng do dịch vụ cơng đem lại. Tuy nhiên, xã hội hóa khơng có nghĩa là nhà nước bị loại mất vai trị quản lý của mình, ngược lại vai trị QLNN cần tăng lên

khi thiết lập lại vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công. Các cơ quan chủ quản về văn hóa của nhà nước cần phải ban hành các văn bản pháp lý làm công cụ quản lý đồng thời là khung pháp lý và môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động; Cần xây dựng chính sách, mơi trường, định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công về văn hóa. Đồng thời, phải đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế về chính sách, điều kiện kinh doanh cũng như thông tin thị trường trong và ngồi nước trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật...

Về chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên cả hai lĩnh vực (văn hóa

vật thể và phi vật thể). Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số, bảo tồn văn hóa và các nghề truyền thống…có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ văn hóa làm cơng tác sưu tầm, bảo tồn và các nghệ nhân dân gian.

* Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của

nhà nước về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

Tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các kênh thơng tin, bằng các hình thức quảng bá để các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và các tầng lớp nhân dân hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển sự nghiệp VHTT để chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đề án này, gắn với việc tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của tỉnh ủy Đắk Lắk về thực hiện NQ TW 5 (Khóa VIII) và Cuộc vận động lớn "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Trong q trình chỉ đạo thực tiễn, các cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành VHTT cần nỗ lực nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của mình trên lĩnh vực VHTT từ tỉnh đến cơ sở. Cần đi sát, nắm vững tình hình để chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả, giúp các đơn vị được trực tiếp giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung đúng tiến độ, hướng dẫn các hoạt động cho cơ sở, cùng phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc và những vấn đề mới phát sinh

Tăng cường công tác QLNN về VHTT từ tỉnh xuống cơ sở; Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, điều chỉnh hoạt động VHTT, tập trung vào các nội dung sau: Một là, nâng cao chất lượng và phát triển vững chắc các lĩnh vực

VHTTDL đã được xã hội hóa, đặc biệt là ở cơ sở và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Hai là, giám sát kiểm tra việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và các trang thiết bị cho hoạt động VHTT; Đảm bảo việc thực hiện các chế độ đài thọ, thù lao cho cán bộ làm cơng tác văn hóa ở cơ sở theo quy định của Nhà nước. Ngành VHTTDL cấp tỉnh là cơ quan chủ trì thực hiện chịu trách nhiệm điều hành, phối hợp, liên kết các đơn vị tham gia thực hiện từ các đơn vị sự nghiệp VHTTDL cấp tỉnh đến Phòng VHTT-TT cấp huyện để tạo ra hiệu quả cao nhất. Bám sát tình hình thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh và kịp thời báo cáo về lãnh đạo cơ quan chức năng. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hạn chế tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nội lực địa phương chưa được phát huy, một bộ phận nhân dân chưa tích cực lao động sản xuất để tăng thu nhập, giảm nghèo nhanh và bền vững.

* Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa

Khi đội ngũ cán bộ QLNN và quản lý văn hóa cấp xã là người dân ở tại địa phương cịn ít nên cần bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ VHTT cấp huyện, xã hiện có. Họ là những người trực tiếp chỉ đạo, hoạt động VHTT ở cơ sở. Xây dựng cơ chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân và có chế độ khen thưởng, biểu dương cho những người tiêu biểu có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Chính phủ, các Bộ, ngành ở trung ương cần có các chính sách cụ thể đối với Các DTTS, nhất là chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm cơng tác văn hóa để khuyến khích họ tự lưu giữ và tuyên truyền vận động bà con cùng với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo tồn giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc mình.Huy động mọi nguồn lực (Xã hội hóa) trong nhân dân và cả hệ thống chính trị tỉnh, huyện, xã, thơn làng cho việc thực hiện

mục tiêu bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng "Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động quản lý nhà nước về văn

hóa trên địa bàn tồn tỉnh

Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hướng tới mục tiêu: Đảm bảo cho QLNN đối với hoạt động văn hóa phù hợp với quy định của pháp luật, nhất là việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đồng bào DTTS; Phát huy được nội lực của cộng đồng cùng với cán bộ quản lý làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; Kịp thời ngăn chặn những xu hướng tiêu cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nói chung và văn hóa tộc người nói riêng. Trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội cũng cần có QLNN và QLNN trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có giám sát, kiểm tra, thanh tra. Củng cố đối với thanh tra chuyên ngành chuyên ngành văn hóa và thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dịch vụ văn hóa….

Tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đã tích cực chỉ đạo hoạt động QLNN về văn hóa và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa vai trị của QLNN để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với lĩnh vực này.

3.2.4 Các giải pháp khác

Ngoài ra, là các giải pháp hỗ trợ khác như: Phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS bằng việc: Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cho những địa phương cịn gặp nhiều khó khăn; Hỗ trợ sản xuất giúp cung cấp các loại cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu... và duy trì tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ và bố trí cán bộ khuyến nơng, khuyến lâm ở tại địa phương hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao năng xuất, phát triển sản xuất bền vững. Có chính sách vay vốn riêng cho người DTTS tạo điều kiện cho người dân có cơ hội vay vốn để phát triển kinh tế; Hỗ trợ đời sống như làm nhà ở, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh, hỗ trợ mắc điện cho các hộ nghèo hiện đang ở nhà tạm bợ... Y tế, văn hóa,

giáo dục: có chính sách chế độ đặc thù cho các học sinh học hết bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sau tốt nghiệp về phục vụ tại địa phương. Đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên, chú trọng các nghề phục vụ tại địa bàn như: chăm sóc cà phê, cạo mủ cao su, nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn…hình thành các tổ, nhóm, cho đi học tập thực tế về thành lập các đội văn nghệ truyền thống của thôn làng; Khuyến khích trí thức người DTTS sưu tầm, lưu giữ vốn văn hóa phi vật thể như: truyện cổ tích, luật tục, sử thi…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về văn hóa từ thực tiễn tỉnh đắk lắk (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)