Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố về quảng cáo ngoài trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 70)

Chart Title

2.3. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố về quảng cáo ngoài trờ

của Ủy ban nhân dân Thành phố về quảng cáo ngoài trời

2.3.1. Ưu điểm

Quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố đã được Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm, thường xuyên chỉ đạo các Sở-ngành, Ủy ban nhân dân các

quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời; rà soát địa bàn, xử lý tình trạng quảng cáo trái phép, quảng cáo khơng có thơng báo sản phẩm quảng cáo; xây dựng, lắp đặt trụ, bảng quảng cáo khơng đúng theo vị trí đã được quy hoạch của cơ quan chức năng.

Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kịp thời nhiều văn bản quản lý nhà nước các hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố, khắc phục sự tự phát và tạo điều kiện bình ổn lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, nhằm lập lại trật tự trên lĩnh vực quảng cáo, mỹ quan hơn, an tồn hơn, giảm tình trạng dựng bảng quảng cáo dày đặc ở khu trung tâm, mở rộng ra vùng ven và ngoại thành; quy trình cấp phép rõ ràng, hệ thống, nề nếp hơn; công tác kiểm tra thường xuyên hơn, xử lý kiên quyết hơn, kể cả đối với quảng cáo rao vặt.

Quản lý nhà nước có vai trị quan trọng đưa hoạt động quảng cáo vào nề nếp, đảm bảo quyền lợi và sự cạnh tranh lành mạnh đối với các doanh nghiệp trong hoạt động quảng cáo. Bên cạnh đó, phát triển quảng cáo cùng với việc giữ gìn mỹ quan đơ thị cũng đang là thách thức lớn đối với tất cả các cấp, ngành trên địa bàn TPHCM. Hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao đều tổ chức Hội nghị chuyên đề “Đối thoại với Doanh nghiệp”, qua đây Sở Văn hóa và Thể thao đã tiếp nhận được những thông tin phản ánh, thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp để Sở có thể giải thích, trả lời cụ thể ngay tại hội nghị hoặc sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tìm phương pháp, cách thức tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp quảng cáo.

Các quận, huyện đều có ban hành Kế hoạch về tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn, tập trung thực hiện chấn chỉnh bảng quảng cáo, biển hiệu trên các tuyến đường nhất là các tuyến đường Văn minh – Mỹ quan đô thị và các tuyến đường giao thơng chính của địa phương. Xác định nhiệm vụ trọng tâm là giải thích, hướng dẫn, vận động các tổ chức, cá nhân hiểu, đồng thuận và tự giác chấp hành chủ trương chấn chỉnh trật tự quảng cáo của thành phố. Đã tổ chức các buổi tuyên truyền vận động trong nhân dân, các cá nhân, tổ chức kinh doanh có gắn biển hiệu trên địa bàn; mời các đơn vị có bảng hiệu, quảng cáo vi phạm đến tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về thực hiện quảng cáo, biển hiệu đúng quy định.

Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đã triển khai các nội dung chỉ đạo với các hoạt động cổ động trực quan, phát hành tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn, thông báo... thông qua các cuộc họp giao ban khu phố, tổ dân phố nhằm phổ biến, vận động nhân dân và các đơn vị, hộ kinh doanh chấp hành việc viết, đặt bảng hiệu theo đúng quy định; thực hiện xóa quảng cáo rao vặt trước nhà trên các bức tường, trụ điện, trụ đèn, cột tín hiệu giao thông…

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy có sự quan tâm nhưng chưa kịp thời và thường xuyên; thiếu sự chỉ đạo thống nhất, thiếu sự kiểm tra, giám sát và thực thi. Đặc biệt là việc thực hiện thủ tục thông báo cấp phép các màn hình chun quảng cáo ngồi trời bao gồm màn hình LED, LCD tuy đã có quy định trong Luật Quảng cáo 2012 (Khoản 13, Điều 2) nhưng do Thành phố chưa có quy hoạch vị trí nên gây khó khăn trong việc cho phép thực hiện và các quận, huyện cũng chưa có cơ sở triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước và các biện pháp chế tài xử lý cụ thể đối với loại phương tiện màn hình chun quảng cáo LED nhất là các màn hình có diện tích dưới 20m2.

2.3.2.2. Số lượng các bảng quảng cáo ngồi trời khơng phép, sai phép, diễn biến ngày càng tăng về số lượng gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước nước tại địa bàn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, tình trạng quảng cáo rao vặt trên các bước tường nhà, cột điện, thân cây diễn ra thường xuyên dù các lực lượng kiểm tra liên ngành vẫn thường xuyên ra quân xử lý. Khơng ít doanh nghiệp đã tìm mọi cách để dựng bảng quảng cáo tấm lớn không phép. Việc tồn tại các bảng quảng cáo không phép thời gian qua khiến thị trường quảng cáo trên địa bàn thành phố bị phá giá, mất tình cạnh tranh. Hầu hết các doanh nghiệp tự thỏa thuận ngầm với đơn vị quảng cáo. Chưa kể hầu hết các doanh nghiệp này đều trốn thuế, thuê đất sử dụng sai mục đích... vi phạm Luật Quảng cáo, Luật Xây dựng, Luật Đất đai và chính sách thuế.

2.3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quảng cáo cho thấy hầu hết các bảng quảng cáo vi phạm quy định như: Che kín mặt tiền nhà, bảng hiflex dựng trên nóc nhà, vượt nóc nhà, khơng đảm bảo an tồn trong mùa mưa bão,

không đảm bảo an tồn điện, phịng cháy và chữa cháy, các vị trí vi phạm quy định về quảng cáo thường đặt tại các trụ sở ngân hàng, trung tâm ngoại ngữ, vòng xoay, ngã tư và tuyến đường điểm.

2.3.3.4.Tình trạng quảng cáo ra vặt trái phép tại các thân cây, cột điện diễn ra thường xuyên, tình trạng treo băng ron vượt quá số lượng cho phép vẫn tiếp diễn. Theo báo cáo thống kê năm 2019 của 24 quận, huyện, số liệu bảng quảng cáo tấm lớn (trên 20m2, trụ độc lập) có 1.159 cơ sở đã kiểm tra; 324 cơ sở vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 2.968.700.000 đồng; số liệu bảng quảng cáo tấm nhỏ (dưới 20m2 đặt tại mặt tiền các cơ sở sản xuất, kinh doanh) có 12.283 cơ sở đã kiểm tra; 835 cơ sở vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 2.645.000.000 đồng; Số liệu kiểm tra về băng rơn có 36.065 sơ sở đã kiểm tra, 2.035 cơ sở vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 763.861.060 đồng; số liệu các loại hình quảng cáo khác có 6.336 cơ sở đã kiểm tra; 2.835 cơ sở vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 1.658.419.900 đồng. Trong đó, Quận 5 tháo gỡ 9.720 băng rơn khơng đúng quy định; Quận 6 đã bơi xóa 12.794 quảng cáo rao vặt, tịch thu 3kg tờ rơi và 4.366 tờ rơi khơng thơng báo đến cơ quan chức năng, có 2 trường hợp bỏ chạy khi kiểm tra; Quận Bình Tân tịch thu 54.510 tờ rơi quảng cáo rao vặt; Quận Bình Thạnh tịch thu và tiêu hủy 10.000 băng rôn, 500.000 tờ rơi; Quận Phú Nhuận tịch thu 100.000 tờ rơi, bơi xóa hàng chục ngàn mẫu quảng cáo rao vặt.

Trong hoạt động kiểm tra, xử lý còn thể hiện sự lúng túng, nể nang, chưa thống nhất về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa các ngành có liên quan; biện pháp chế tài không đủ mạnh và hiệu quả thấp, do đó tình trạng quảng cáo khơng có thơng báo nội dung được phép xảy ra khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận nộp phạt nhiều lần nhưng cố tình, trì hỗn khơng chấp hành tháo dỡ phương tiện quảng cáo có nội dung vi phạm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quảng cáo còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, cịn mang tính hình thức, khi có sự chỉ đạo quyết liệt thì mới có sự tập trung, ngồi ra hình thức tun truyền chưa phong phú, các đối tượng tuyên truyền chỉ ở mức dừng lại trong lực lượng thành viên đồn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội thành phố, Tổ kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

Như trên đã phân tích, doanh nghiệp chưa dám đầu tư để thay đổi các công nghệ, sản phẩm quảng cáo. Do có vị trí quảng cáo mới chưa được phê duyệt, bổ sung theo đề xuất của các quận-huyện điều đó đến sự đầu tư nguồn lực tài chính trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là đầu tư các màng hình chuyên quảng cáo (màng hình LCD, Led…) để tạo nên các sản phẩm quảng cáo hiện đại . Về phía cơ quan nhà nước, tình hình nghiên cứu và áp dụng trong cơng tác quản lý nhà nước về quảng cáo nói chung tuy được đầu tư như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc lưu trữ, hồ sơ cấp phép quảng cáo chưa được mã số hóa vì địi hỏi có sự đầu tư lớn về tài chính và thời gian để nhập giữ liệu lưu trữ.

Hiện nay, những biển hiệu, bảng quảng cáo bằng màn hình LED ngồi trời đang được các doanh nghiệp lắp đặt và sử dụng khá phổ biến với diện tích nhỏ từ 10m2 đến dưới 20m2, chủ yếu phục vụ cho mục đích quảng bá sản phẩm của đơn vị, doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh tại chỗ (không làm dịch vụ quảng cáo). Đối với các loại hình màn hình chuyên quảng cáo tuy đã được đưa vào Luật Quảng cáo (Khoản 13, Điều 2) nhưng chưa được triển khai thực hiện vì chưa có quy định cụ thể, nên tất cả các loại hình này đều phải có ý kiến của Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận.

Một thực tế khác là tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy được em là một trung tâm kinh tế của đất nước nhưng nguồn nhân lực cho hoạt động sáng tạo quảng cáo đa số là người nước ngoài. Ngoài ra, nguồn nhân lực làm công tác quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo cịn mỏng; trình độ chun mơn của cán bộ quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa từ quận, huyện, phường, xã thị trấn chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nhìn chung, với sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành Phố và các Sở, ngành, quận, huyện trong công tác quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời nên đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Nhưng từ khi Luật Quảng cáo năm 2012 có hiệu lực thi hành, cơng tác quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như trên đã phân tích. Những hạn chế đó bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau:

2.3.3.1 Theo quy định hiện hành, ngành văn hóa chỉ có trách nhiệm xử lý nội dung quảng cáo sai quy định, còn việc cấp phép xây dựng, xử lý bảng sai vị trí, sai kích thước thuộc thẩm quyền của ngành xây dựng; việc xử lý đối với bảng không phép thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Đáng nói hơn, theo quy định pháp luật mức phạt đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo không phép xây dựng rất cao tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị phạt từ 40-60 triệu đồng/biển/lần vi phạm/tổ chức, còn xử phạt vi phạm về nội dung quảng cáo chỉ từ 3-7 triệu đồng... (khoản 1, 5, 6 Điều 60, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP) đối chiếu với tiền bị xử phạt vị phạn và lợi nhuận thu về cao từ dịch vụ quảng cáo nên các đơn vị tiếp tục thực hiện hành vi sai phạm. Ngoài ra theo như Ông Tống Kim Quang, Phó Trưởng Phịng Văn hóa và Thơng tin Quận 1 thì khi phát hiện vi phạm thì ngành văn hóa tham mưu quyết định xử phạt về nội dung và kèm theo mức phạt cưỡng chế tháo dỡ cơng trình kim loại thi cơng quảng cáo thì đa số các doanh nghiệp chấp hành nội dung đóng phạt, tháo gỡ nội dung quảng cáo nhưng không tháo gỡ cơng trình xây dựng sai phép, khi muốn tháo gỡ dứt điểm cơng trình sai phép thì phải thực hiện quy trình xây dựng khơng phép theo quy định pháp luật gây kho khăn trong quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời.

2.3.3.2. Điều đáng quan tâm hơn, hiện nay các doanh nghiệp quảng cáo, khi xây dựng, lắp đặt trụ, bảng quảng cáo đứng độc lập thường chỉ đề nghị trụ, bảng quảng cáo có diện tích một mặt dưới 40m¬2 (từ 36 đến 39 m¬2) để khơng phải xin cấp Giấy phép xây dựng (Luật Quảng cáo, Điều 31, khoản 2) mà chỉ cần xin thỏa thuận vị trí và Giấy phép thi công từ Sở Giao thông Vận tải (theo Chỉ thị số 25/2014/CT-UBND). Tuy nhiên, về việc đảm bảo an toàn cho việc lắp đặt các trụ, bảng quảng cáo này không được được chú ý vì chưa có cơ chế phối hợp quản lý. Mặc khác, do Thành phố chưa được phê duyệt quy hoạch vị trí mới nên dẫn đến tình trạng phát sinh các vị trí quảng cáo khơng phép nhất là tại các khu vực cửa ngõ vào thành phố, các khu vực tập trung đơng người, ngồi ra, các đơn vị quảng cáo còn lợi dụng việc thực hiện tham gia cổ động chính trị để tiến hành dựng trụ, bảng quảng cáo không phép nên gây khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước tại địa bàn. Do q trình xử lý cần có quy trình, cần sự vào cuộc của nhiều ngành, đặc biệt là ngành xây dựng, sự chồng chéo về trách nhiệm quản lý dễ khiến doanh nghiệp "nhờn luật". Ngoài ra, việc quy hoạch quảng cáo chưa được kết hợp với quy hoạch

phát triển đơ thị nên tình trạng quảng cáo biển hiệu tại các cửa hàng, cửa hiệu trên địa bàn thành phố vẫn còn đồng bộ gấy mất thẩm mỹ, chưa đảm bảo mỹ quan đô thị xứng tầm với một thành phố trung tâm kinh tế của đất nước.

2.3.3.3. Vai trò, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp, nhất là ở quận-huyện, phường, xã chưa cao, tình trạng của đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách quản lý quảng cáo ngồi trời ln có sự biến động, chưa được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên, nhất là đối với đội ngũ cán bộ tại quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Ngoài ra, hiện nay với chủ trương thực hiện tinh giảm biên chế theo các Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của nhà nước nên có sự biến động về nhân sự của cán bộ quản lý văn hóa tại các huyện, phường, xã và nhất là các bộ tại phường, xã, thị trấn thiếu được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chủ yếu làm dự vào kinh nghiệm. Do vậy, chưa chủ động giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế xảy ra trên địa bàn.

2.3.3.4. Tình trạng vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời nguyên nhân chủ yếu do một số quy định của pháp luật chưa được tôn trọng và thực thi một cách nghiêm minh, ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của một số đối tượng kinh doanh dịch vụ quảng cáo có hành vi vi phạm chưa cao, nhất là đối với những trường hợp bị áp dụng hình thức phạt tiền, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo quy mô nhỏ, lẽ, chưa có thương hiệu trên thị trường… Việc huy động các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tham gia hoạt động quảng cáo còn hạn chế. Việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động quảng cáo mới chỉ diễn ra ở những thời điểm có các sự kiện lớn, chưa thường xuyên, liên tục.

2.3.3.5. Việc phát triển màn hình chuyên chuyên quảng cáo cịn nhiều khó khăn, phức tạp, chưa có quy định thủ tục hành chính thơng báo sản phẩm quảng cáo, ngồi ra cịn chưa có quy hoạch vị trí do chưa có phê duyệt do đó khi doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo phải qua nhiều sở-ngành có ý kiến trước khi Sở Văn hóa và Thể thao trình Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận

2.3.3.6. Theo Ông Lê Quang Vinh nguyên Trưởng Phịng Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao, đơn vị trực tiếp quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời hiện nay, tất cả 100% đều là cán bộ kiêm

nhiệm, ngay cả ở hai ngành chính được Luật Quảng cáo giao nhiệm vụ chính về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)