Thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bưu CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 38 - 44)

7. Kết cấu luận văn

2.2 Thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk

So với lĩnh vực công nghệ thông tin, thông tin - báo chí - xuất bản, viễn thông ... thì lĩnh vực bưu chính hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế về số lượng, cụ thể có các văn bản áp dụng pháp luật sau:

- Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày năm 2002. - Luật Bưu chính năm 2010.

- Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

- Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.

- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện.

- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2010.

- Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng BCCC, cung ứng dịch vụ

- Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí.

- Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu

chính công ích.

- Quyết định số 55/2015/QĐ-TTg về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Trên 20 Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư liên tịch liên quan còn hiệu lực.

Các văn bản do UBND tỉnh ban hành nhằm triển khai pháp luật liên quan đến lĩnh vực bưu chính còn hạn chế:

- Quyết định số 2515/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của UBND tỉnh Đắk Lắk “về việc thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Đắk Lắk”.

- Quyết định số 924/QĐ-UB ngày 27/5/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Bưu chính, Viễn thông Đắk Lắk, hiện nay là Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

- Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 21/6/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Một số văn bản khác.

- Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND31/12/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính,

viễn thông và công nghệ thông tin….

2.2.1 Xây dựng và chỉ đạo quy hoạch phát triển bưu chính

Nhằm xây dựng tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Miền Trung Tây Nguyên theo Kết luận 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020, phương hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk; tập trung đầu tư phát triển lên quy mô cấp vùng trên một số lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục, thể thao; phấn đấu trước năm 2020 trở thành đô thị trung tâm mang đặc sắc riêng của vùng Tây Nguyên. Duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông - lâm nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị, gắn phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư

và phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ để thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên vào trước năm 2020. Tận dụng cơ hội, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng khoa học - công nghệ cao, ít gây ô nhiễm. Trước mắt, coi trọng phát triển một số ngành công nghiệp, thu hút nhiều lao động để giải quyết việc làm; ưu tiên công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các ngành dịch vụ, như: giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…, để từng bước trở thành trung tâm dịch vụ lớn của vùng Tây Nguyên và cả nước. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa gắn với các vùng, tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, phục vụ nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu; hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây giống, cây trồng, vật nuôi…, xây dựng thương hiệu đặc sản nông nghiệp của thành phố. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, phấn đấu đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm giao lưu, cửa ngõ và đầu mối giao lưu, buôn bán, hợp tác với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào thành phố. Khuyến

khích, tạo điều kiện thuận lợi các thành phần kinh tế cùng phát triển. Thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, có cơ chế phù hợp để phát triển mạnh mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị. Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông thông suốt, đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột trở thành sân bay quốc tế - đầu mối vận tải hàng không của khu vực Tây Nguyên; nâng cấp mạng lưới điện, thông tin và truyền thông, hạ tầng đô thị hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội, chăm lo phát triển con người toàn diện, lấy con người làm mục tiêu và động lực cho phát triển, đảm bảo đồng thuận, hài hòa giữa các nhóm lợi ích, đặc biệt quan tâm đến đối tượng nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; mở rộng quy mô, cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú; chú trọng đào tạo nghề, đào tạo cao đẳng, đại học để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố, vùng Tây Nguyên và vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Mở rộng, nâng cấp mạng lưới y tế, chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống y tế cơ sở, làm tốt công tác y tế dự phòng, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao phục vụ việc khám và chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên. Tạo lập môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao; quản lý chặt chẽ các hoạt động phát thanh, truyền hình, Internet, báo chí, xuất bản. Phát triển thể thao thành tích cao, nhất là các môn thể thao truyền thống, có ưu thế, sớm xây dựng thành phố trở thành trung tâm thể thao của vùng. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng, tạo thế ổn định

vững chắc cho vùng Tây Nguyên và cả nước; tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân, ngăn chặn và kịp thời đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; bảo đảm hài hòa về phát triển kinh tế - xã hội với ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền tảng chính trị vững mạnh cho sự phát triển của thành phố.

Để đáp ứng yêu cầu tỉnh cần quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính trên cơ sở tiền năng và xu hướng phát triển bưu chính Việt Nam và thế giới. Từ những định hướng chỉ đạo tại chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 08/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng cụ thể hóa quy hoạch chi tiết ngành bưu chính viễn thông tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 21/6/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

Quy hoạch mạng bưu chính, chuyển phát tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 được xây dựng nhằm xác lập tầm nhìn, mục tiêu, định hướng, các phương án và giải pháp phát triển toàn diện bưu chính của tỉnh đến năm 2020.

Quy hoạch được xây dựng dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020,

Trong quá trình chỉ đạo, quản lý Nhà nước về phát triển bưu chính đã đạt được những kết quả:

* Thị trường chuyển phát được phát triển theo hướng mở cửa, xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển phát; Công ty liên doanh chuyển phát

nhanh quốc tế; Đại lý chuyển phát nhanh nước ngoài. Thị trường bưu chính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ nhưng Bưu điện tỉnh - doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

* Các điểm bưu điện văn hóa xã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

* Công nghệ thông tin được ứng dụng tại tất cả các bưu cục, việc định vị, tìm kiếm bưu phẩm, bưu kiện được khách hàng sử dụng dễ dàng qua các website của các nhà cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về bưu CHÍNH từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lắk (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)