Pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 33)

TRÊN BÁO CHÍ CỦA CÔNG DÂN

2.1. Pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân công dân

2.1.1. Khái niệm về quá trình hình thành và phát triển của quyền tự do ngôn luận

Ở Việt Nam, trong các văn kiện chính thức của Đảng và nhà nước, cũng như trong hệ thống pháp luật không dùng khái niệm “quyền tự do biểu đạt” mà sử dụng khái niệm “quyền tự do ngôn luận”, là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền tự do ngôn luận lần đầu tiên được quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 1946 cùng với quyền tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Tiếp đến, trong Hiến pháp năm 1959, quyền tự do ngôn luận được quy định tại Điều 25, cùng với tự do báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình của công dân. Cần thấy rằng, trong bối cảnh chính quyền non trẻ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, tiếp đến là trải qua hai cuộc kháng chiến chốn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975) mà nhà nước ta vẫn nỗ lực ghi nhận trong Hiến pháp các quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận, mới thấy hết ý nghĩa lịch sử trọng đại của vấn đề này.

Khi nước nhà thống nhất, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980, trong đó quyền tự do ngôn luận của công dân tiếp tục được quy định tại Điều 67 cùng với quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình “phù hợp với lợi ích của CNXH và của nhân dân”.

Bước vào thời kỳ đổi mới, trong Hiến pháp năm 1992, chế định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương V) có một số thay đổi quyền tự do ngôn luận được quy định tại Điều 69, bên cạnh một quyền mới - “quyền được thông tin”.

Sau hơn 20 năm tổ chức thực hiện Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung thành Hiến pháp năm 2013. Trong đó, chế định Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đổi tên thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” (chương II) và quyền tự do ngôn luận được quy định tại Điều 25, gắn với các quyền có liên quan: tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình và quyền tiếp cận thông tin thay cho quyền được thông tin.

Quá trình hiến định quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam cho thấy, do hoàn cảnh lịch sử nên Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 không có quy định về điều kiện thực hiện (hoặc hạn chế) đối với quyền tự do ngôn luận của công dân. Tuy nhiên, từ Hiến pháp năm 1980 về sau, việc thực hiền quyền tự do ngôn luận đều kèm theo điều kiện: “Theo quy định của pháp luật, phù hợp với lợi ích nhà nước và xã hội”. Nhìn tổng thể, quyền tự do ngôn luận của công dân và những điều kiện thực hiện quyền này đã sớm được nhà nước ta tôn trọng, ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hoá thành Luật, Nghị định, Thông tư theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

2.1.2. Tôn trọng pháp luật và bảo đảm thực thi quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Tôn trọng pháp luật và đảm bảo thực thi quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân nói riêng. Trong đó, quy định rõ quyền, nghĩa vụ và việc hạn chế quyền này của công dân trong trường hợp cụ thể, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phù hợp với điều kiện quốc gia: Trên thực tế, không riêng ở Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia tuy có cách tiếp cận không giống nhau về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đều có một nguyên tắc cơ bản là việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ

dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước và không được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích quốc gia - dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự xã hội.

Ngày 17 - 10 - 1997, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã có Chỉ thị 22/CT-TƯ về Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh

đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Cùng với những quan điểm chỉ đạo

quan trọng về hoạt động báo chí, quan điểm “Phát triển đi đôi với quản lý tốt” là một nguyên tắc cơ bản định hướng cho nội dung QLNN về báo chí trong tình hình mới. Đây cũng là điều kiện mới để báo chí Việt Nam phát triển, hội nhập với báo chí khu vực và trên thế giới.

Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới, báo chí nước ta đã chuyển hướng và hội nhập kịp thời, không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Chưa thời điểm nào mà mặt trận báo chí phát triển mạnh, phong phú, đa dạng, đúng hướng, tiến bộ cả về số lượng lẫn chất lượng như hiện nay.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, nhà nước Việt Nam luôn xác định việc bảo đảm, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam đã và đang được đảm bảo trên thực tế. Hơn thế nữa, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, tích cực tiếp thu, học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tiến bộ của các quốc gia khác để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân.

2.1.3. Nhận thức đúng về quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin trên báo chí của công dân

- Quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản, quan trọng của cá nhân được quy định trong nhiều công ước quốc tế về quyền con người và đã được quy định trong các Hiến pháp nước ta, đặc biệt là Hiến pháp 2013.

Để phản đối Luật An ninh mạng, một số bài viết trên các trang mạng của một số phần tử cơ hội chính trị, chống phá Đảng, nhà nước đưa ra luận điệu rằng luật này không hề mang lại lợi ích gì cho nước, cho dân, cả chính trị và kinh tế, mà chỉ giúp cho bọn tham nhũng đang bị truy đuổi bao năm qua có khả năng “lật cờ” trỗi dậy. Một số bài viết của các đối tượng này còn đòi huỷ bỏ nhiều điều luật trong Bộ luật Hình sự, như Chương 9 - về các tội phạm an ninh quốc gia, Điều 79 (tội lật đổ chính quyền nhân dân)… Đây thực chất là thủ đoạn chính trị, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo; phá hoại mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; kích động hận thù dân tộc; phá hoại quan hệ quốc tế của nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Pháp luật nước ta cũng như các quốc gia đều quy định, quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ. Hiến pháp và nhiều bộ luật nước ta đã quy định rõ các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, kể cả quyền sử dụng mạng xã hội và quyền tiếp cận thông tin. Bởi vây, hơn lúc nào hết, cán bộ, đảng viên, người dân cần hiểu rõ và nắm vững các quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin.

Đặc biệt, Internet được nhà nước khuyến khích sử dụng, bao gồm báo và tạp chí điện tử, mạng xã hội, các trang thông tin điện tử… được cấp phép hoạt động. Năm 2016, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Luật tiếp cận thông tin, đây là một văn kiện pháp luật cụ thể hoá về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Hiến pháp năm 2013.Theo quy định của

Luật Tiếp cận thông tin thì quyền Tiếp cận thông tin là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện: “Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc

phòng - an ninh quốc gia, đối ngoại…”; những thông tin “nếu để tiếp cận sẽ

gây nguy hại đến lợi ích của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng - an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng…” (Điều 6). Những thông tin được tiếp cận có điều kiện, chẳng hạn: “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận nếu chủ

sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý”“Thông tin liên quan đến bí mật đời

sống riêng tư, nếu được người đó đồng ý” (Điều 7). Luật này cũng quy định

quyền và nghĩa vụ của công dân (trong việc Tiếp cận thông tin), đó là những quyền: “Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về Tiếp cận thông tin”…

2.1.4. Tôn trọng pháp luật về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là bảo vệ lợi ích nhân dân

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những mục tiêu phấn đấu cơ bản của con người nhằm giành cho mình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình công khai thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tự do báo chí, tự do ngôn luận luôn là vấn đề mang tính toàn cầu, đây không chỉ là sự quan tâm của chính quyền ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn là một đòi hỏi cơ bản về quyền con người. Là nhu cầu tinh thần trao đổi thông tin trong quá trình tồn tại, phát triển của mỗi cộng đồng quốc gia, dân tộc nhất là trong thời đại phát triển CNTT hiện nay.

Thực tế, những năm qua báo chí Việt Nam đã có sự phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình ấn phẩm, đội ngũ những người làm báo, số lượng độc giả, cơ sở vật chất - Kỹ thuật công nghệ, năng lực tài chính của các cơ quan báo chí, truyền thông đều được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các giới, ngành, các tổ chức tôn giáo lớn đều được xuất bản các tờ báo riêng của mình. Đồng thời, mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp ý kiến của mình trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Tính đến tháng 10 năm 2019, cả nước hiện có 844 cơ quan báo chí in, với 184 báo in, 660 tạp chí in; 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập; 189 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí in, phát thanh truyền hình. Có 67 đài phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương, 05 đơn vị hoạt động truyền hình. Hội Nhà báo Việt Nam quản lý hơn 22.000 hội viên, trong đó gần 18.000 nhà báo đã được cấp thẻ hành nghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương, Đảng và nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi nhà báo hoạt động tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.

Công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, vấn đề tự do công khai, minh bạch thông tin càng được Đảng và nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển. Một trong những hoạt động được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao là hơn ba thập kỷ qua, các đài phát thanh, truyền hình đã thường xuyên truyền hình trực tiếp các buổi chất vấn của đại biểu Quốc hội dành cho các thành viên Chính phủ, kể cả Thủ tướng Chính phủ. Báo chí đã tường thuật trực tiếp các kỳ họp của Quốc hội, những kỳ họp của Hội đồng Nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tất cả các Bộ trưởng đều nghiêm túc thực hiện nhiệm

vụ “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” trong những buổi giao lưu trực tuyến thường

xuyên. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành cử “người phát ngôn báo chí”, có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời về những sự việc nhân dân đang quan

tâm đối với từng ngành, nghề cụ thể, các cuộc trả lời phỏng vấn về các vụ việc đang diễn ra gây bức xúc trong xã hội do các báo, đài đưa tin về các sự kiện, vụ việc tiêu cực nghiêm trọng được báo chí đề cập đã đáp ứng đòi hỏi của nhân dân về tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin.

Có thể nói, với vai trò phản ánh và tham gia phản biện xã hội, báo chí là một kênh quan trọng để các cơ quan chức năng tham khảo nhằm bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước sao cho phù hợp với đời sống của người dân. Cùng với việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới báo chí tích cực tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận, chống tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong bất kỳ thể chế chính trị xã hội nào thì tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật điều hành và quản lý cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Chúng ta ngày nay đã và đang hội nhập sâu rộng toàn cầu, luôn xây dựng và phát triển một nền báo chí tự do. Trong đó nhà báo được tự do hành nghề, tự do sáng tạo để phục vụ công chúng theo đúng đạo đức và trách nhiệm của người làm báo chân chính vì mục đích cao cả là “phục vụ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đem lại sự tin tưởng cho người dân. Ngoài sự chi phối của pháp luật, còn có sự chi phối của đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và sự giác ngộ chính trị của mỗi người. Không thể có “tự do báo chí tuyệt đối”, tự do sáng tạo trong báo chí, trước hết phải được thể hiện ở việc nhà báo cần tự tin, bản lĩnh chọn lọc thông tin cung cấp trung thực, mang đến cho người đọc thông tin có chất lượng tốt, từ đó mang lại nhận thức tốt cho người đọc.

Vấn đề nữa cần quan tâm là, ngoài các qui định về pháp luật, mỗi nhà báo khi tác nghiệp, đều cần cân nhắc kỹ việc xử lý thông tin; một sự việc, một hiện tượng đang diễn ra đều phải suy nghĩ, cân nhắc để tự trả lời câu hỏi: có

nên phản ánh sự kiện đó lên mặt báo hay không? nếu sự việc đó làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc mình thì cần kiên quyết loại bỏ. Các thế lực cơ hội, thù địch từng la lối “Việt Nam đàn áp những người bất

đồng chính kiến” đây là sự vu cáo, chụp mũ trắng trợn, trong thực tế có một

số tờ báo đã bị xử phạt hành chính, bị nhắc nhở, hoặc bị đình chỉ xuất bản. Vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, nhà nước ta. Thực tiễn cho thấy ở nước ta đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sở mỗi nhà báo, người làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)