Quan điểm về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

ở Việt Nam

3.1.1.Quan điểm

Trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam, quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền quan trọng của con người. Vì vậy, quyền này khổng chỉ được bảo vệ ở cấp độ đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia là Hiến pháp mà còn được chi tiết hoá trong các văn bản luật của Việt Nam. Các bản Hiến pháp từ trước đến nay đền quy định cụ thể trách nhiệm của nhà nước trong việc phải tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân thực hiện các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí. Ngược lại, không ai được quyền lợi dụng các quyền này để xâm phạm đến lợi ích của nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh quy định về các quyền tự do ngôn luận, pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của nhà nước cũng như của công dân, điều đó phù hợp với các quy định của luật quốc tế. Việc ghi nhận quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân trong pháp luật Việt Nam, một mặt thể hiện đòi hỏi nội tại về phát triển tự do của con người Việt nam, Mặt khác, thể hiện sự thực thi cam kết của đất nước ta khi gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền của con người, là giá trị mang tính phổ quát được thừa nhận chung và rộng rãi. Ý nghĩa tích cực của nó, cá nhân khi bày tỏ ý kiến của mình là mong muốn được người khác, được xã hội biết đến để cùng bàn luận, giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra.

Như vậy, quyền tự do ngôn luận nói chung, quyền tự do ngôn luận trên báo chí nói riêng là một quyền con người được pháp luật bảo vệ. Mặc dù nhà nước đã tạo các điều kiện để mọi công dân có thể được thụ hưởng quyền trên, tuy nhiên cần nhìn nhận một cách thực tế tại Việt nam, quyền tự do ngôn luận trên báo chí phần nào đã bị lạm dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, trật tự xã hội.

3.1.2. Luật hoá quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân ở Việt Nam

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí theo quy định của pháp luật Việt Nam được thể hiện trên hai phương diện:

Thứ nhất, nhà nước đảm bảo để cá nhân công dân có quyền giữ quan

điểm riêng của mình, các cơ quan, tổ chức của nhà nước có trách nhiệm phải lắng nghe và tôn trọng quan điểm của công dân.

Thứ hai, trong khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công

dân có trách nhiệm phải tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ, đạo đức xã hội.

Quyền này được quy định trong Điều 25 của Hiến pháp năm 2013, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Xuất bản năm 2012, Luật Báo chí năm 1999 và nhiều văn bản dưới luật khác.

3.1.3. Nâng cao nhận thức của công dân về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin

Thực trạng về trình độ dân trí, cũng như các ý thức chủ quan của quần chúng nhân dân ở nước ta đang đặt ra yêu cầu rất lớn đối với Đảng và nhà nước ta không chỉ trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin mà còn trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Để xây dựng và phát triển các quyền này thì một yêu cầu quan trọng là phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao ý thức tham gia của nhân dân. Để triển khai công

tác này giữa các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước phải có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phát triển chất lượng dạy và học, đổi mới hình thức giảng dạy, áp dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy. Việc xây dựng một chương trình giảng dạy về cách thức và nguyên tắc trong tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin… trong môi trường sư phạm là rất quan trọng, bởi vì các học sinh, sinh viên đang là những người tiếp cận tri thức, tìm hiểu những vấn đề mới mẻ trong xã hội, vì thế họ không những chỉ biết học mà cần có sự chủ động tìm hiểu, khai thác các kiến thức, thông tin về các kiến thức mà mình đang học. Điều này sẽ tạo ra cho học sinh, sinh viên có thói quen chủ động trong học tập, trong tiếp nhận thông tin, mai này khi họ ra trường và công tác thì họ có thể là người luôn chủ động trong mọi công việc của mình.

Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục không chỉ tập trung ở các thành phố, vùng phát triển mà còn phải chú trọng đảm bảo sự phát triển giáo dục ở các vùng miền trong cả nước. Đối với các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa phải tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, đường xá, thiết bị dạy học. Tiến hành cải cách giáo dục, phổ cập giáo dục trong cả nước, thường xuyên tổ chức các buổi thực hành cho học sinh, sinh viên kết hợp học đi đôi với thực hành.

Trong việc nâng cao trình độ dân trí, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gánh trọng trách nặng nề, vì thế để bảo đảm việc tiếp cận thông tin tốt, thông tin được công khai ở nước ta đạt hiệu quả thì trong giai đoạn tới Đảng và nhà nước cần tích cực đầu tư cho giáo dục.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần có phương hướng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào QLNN, đưa các dự án, chính sách pháp luật đi vào đời sống nhân dân, đặc biệt là trong những đợt bầu cử Đại biểu Quốc hội,

Hội đồng nhân dân các cấp, trong những chương trình ban hành sửa đổi Hiến pháp và pháp luật, dự án kinh tế - Xã hội, khoa học công nghệ, y tế… như thế thì quần chúng nhân dân mới biết, hiểu được Đảng và nhà nước ta đang làm gì. Ở các vùng có điều kiện khó khăn, cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, điện lưới… đảm bảo phục vụ việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào quá trình tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ, nhận thức của mình về các vấn đề chính trị, KT - VH - XH.

Bộ Lao động thương binh và Xã hội cần đề nghị Chính phủ ban hành các đề án nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, Khu chế xuất… Thường xuyên vận động công nhân, người lao động tham gia thực hiện nghĩa vụ của mình như bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, góp ý với nhà nước về chính sách và pháp luật.

Các sở, phòng, ban ở cơ quan hành chính địa phương cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Chính phủ, Hướng dẫn của các bộ, ngành. Kết hợp nhuần nhuyễn về hoạt động QLNN giữa Trung ương và địa phương trong công tác bảo đảm thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.

Việc đổi mới tư duy nhận thức của công dân cần được thực hiện liên tục và thường xuyên, phát huy mọi nguồn lực giúp người dân có ý thức hơn trong việc tiếp cận thông tin và việc đảm bảo các quyền. Phải đảm bảo rằng thông tin là nhu cầu thiết yếu công dân, một khi nhân dân đã ý thức được vai trò của mình đối với hoạt động tiếp cận thông tin, đẩy mạnh công khai thông tin… thì điều đó sẽ làm xoay chuyển cục diện về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm, giải pháp là vậy, nhưng nếu nhà nước và xã hội không áp dụng thiết thực, hoàn thiện thì không bao giờ tiếp cận thông tin trở thành một văn hoá ở Việt Nam. Do vậy

chúng ta cần phải sớm khắc phục tình trạng thực hiện qua loa, đại khái, chỉ cốt là che mắt thiên hạ dẫn tới công khai thông tin hình thức, cho qua, hoặc công khai thông tin không chính xác. Ngoài ra, trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, nhà nước cần phải đưa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin vào nội quy, quy chế của từng bộ, từng ngành, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo ở tất cả mọi nơi, tạo nên một nền văn hoá chính trị đặc sắc và hiệu quả với mỗi công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)