do báo chí của công dân
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối
với báo chí, truyền thông và công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng Quyền tự do ngôn luận, Quyền tự do báo chí chống phá Việt Nam. Đồng thời giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan báo chí, truyền thông với cả bốn khâu: Định hướng phát triển; định hướng nội dung; công tác các bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát. Đặc biệt coi trọng công tác rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý báo chí; thực hiện nghiêm các quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, lãnh đạo các cơ quan báo chí, truyền thông.
Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí, truyền thông, quản lý
internet, mạng xã hội; tăng cường cơ chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng trong công tác chỉ đạo, quản lý trong lĩnh vực này. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
các quy định đạo đức nghề nghiệp; các chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe những biểu hiện vi phạm.
Ba là, cán bộ làm công tác báo chí phảm làm tốt lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Do đó, mỗi nhà báo cần không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng, thực hiện tốt Luật Báo chí và các quy định của pháp luật trên lĩnh vực báo chí; hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh
vực báo chí, truyền thông. Qua đó, chủ động phát hiện những hành vi sai phạm, xu hướng lệch lạc ở các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, nhà báo để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.Đặc biệt, qua công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý đối với những người không đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và đối ngoại, qua nhiều kênh và nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú làm cho cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và thành tựu bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Qua đó quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, góp phần đấu tranh hiệu quả
các luận điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
Như vậy, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đối với chế độ xã hội và nhà nước là một điều kiện bảo đảm quyền con người. Hơn nữa, còn là một điều kiện quan trọng để phát triển xã hội về các mặt, từ tư tưởng, chính trị đến KT - VH – XH. Quyện tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở Việt Nam đã được hiến định bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật minh bạch. Mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ, lên án.